CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
3.3. Đề xuất với cấp trên
Để hoàn thiện cơ chế phân bổ NSĐP, Kính đề nghị HĐND các cấp, cơ quan Tài chớnh cỏc cấp cần nờu rừ phương hướng thực hiện trong thời gian tới:
Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế phân bổ NSĐP theo hướng thống nhất quy trình và tập trung đầu mối, gắn với việc phõn định rừ trỏch nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản và các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN. Tăng cường nguyên tắc quản lý NSNN tập trung, thống nhất đồng thời với việc nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp, các ngành. Nâng cao tính hiệu quả, đồng bộ, phát huy tối đa trách nhiệm, năng lực và quyền hành của các cấp, các ngành ở địa phương.
Đảm bảo bộ máy quản lý hành chính địa phương hoạt động bình thường, có trợ cấp và điều hòa nguồn thu đến các địa phương nghèo.
Phõn định rừ trỏch nhiệm và quyền hạn của từng cấp chớnh quyền trong quỏ trình quản lý NSNN, phân bổ NSĐP. Trung ương chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng phân bổ ngân sách mà những nghiệp vụ đó có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế, đến cả nước hoặc giữa các khu vực. Địa phương chịu trách nhiệm trên phạm vi địa bàn.
Hoàn thiện chức năng và nâng cao chất lượng hoạt động các cơ quan tài chính địa phương với tư cách là cơ quan quản lý, điều hành ngân sách địa phương.
Các cơ quan tài chính địa phương phải làm nhiệm vụ quản lý và hạch toán toàn bộ tài sản, ngân quỹ quốc gia và lập báo cáo quyết toán NSĐP.
Xây dựng hệ thống kế toán nhà nước thống nhất, hiện đại, phục vụ yêu cầu quản lý ngân sách và tài chính công nhằm đánh giá được hiệu quả chi tiêu ngân sỏch, theo dừi tỡnh hỡnh cụng nợ và tài sản của Nhà nước, xõy dựng được bảng tổng kết tài sản quốc gia,…đảm bảo tính công khai, minh bạch. Cải cách phân bổ NSĐP gắn với cải cách hành chính và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với ngân sách nhà nước.
Thứ hai, hoàn thiện cơ chế phân bổ NSĐP gắn liền với quá trình thực hiện công khai, minh bạch trong chi tiêu và quản lý, sử dụng NSĐP.
Cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế công khai minh bạch trong chi tiêu và sử dụng ngân sách, gắn với việc triển khai thực hiện cơ chế khoán kinh phí hoạt động kết hợp với quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra. Cơ chế phân bổ NSĐP thực hiện công khai, dân chủ trong phân bổ, chi tiêu tài chính tại các đơn vị sử dụng NSĐP đã có nhưng việc thực thi lại chỉ ở mức độ nhất định, chưa có chế tài đủ mạnh bắt buộc đơn vị phải công khai, minh bạch chi tiêu tài chính tại đơn vị mình. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho hiệu quả sử dụng NSĐP chưa cao.
Thứ ba hoàn thiện cơ chế phân bổ NSĐP theo hướng phân bổ theo kết quả đầu ra, theo nhiệm vụ và chương trình ngân sách.
Đầu ra là hàng hóa công do các cơ quan nhà nước tạo ra và cung cấp cho xã hội; kết quả là các tác động, ảnh hưởng đến cộng đồng từ quá trình tạo ra một đầu ra hoăc nhóm các đầu ra.
Lập ngân sách theo đầu ra, kết quả là phương thức soạn lập ngân sách dựa vào cơ sở tiếp cận những thông tin đầu ra để phân bổ và đánh giá sử dụng nguồn lực tài chính nhằm hướng vào việc đạt những mục tiêu chiến lược phát triển của Chính phủ.
Lập ngân sách theo đầu ra, kết quả bao hàm một chiến lược tổng thể nhằm đạt được những thay đổi quan trọng trong việc quản lý và đo lường mức độ hoàn thành
công việc so với mục tiêu đề ra.
Lập dự toán và phân bổ NSNN hướng theo đầu ra, kết quả là một phương pháp đổi mới chi tiêu công cộng đang được áp dụng ở một số nước phát triển như NewZeland, Pháp, Ôxtraylia, Singapore,... và đã được nhiều thành công, phát huy hiệu quả lớn.
Để hướng tới hoàn thiện định mức phân bổ ngân sách và quản lý ngân sách theo đầu ra, kết quả, Việt Nam cần xây dựng lộ trình với các bước đi thích hợp. Cụ thể:
- Tổ chức khảo sỏt tỡnh hỡnh thực tế, phõn tớch, đỏnh giỏ rừ cỏc ưu nhược điểm, chỉ rừ cỏc vấn đề bất cập, vướng mắc của định mức phõn bổ ngõn sỏch hiện hành và kết quả phân bổ NSNN; Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành ngân sách của một ngành, phân tích có hệ thống các căn cứ, mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phân bổ NSNN (biên chế, quỹ lương, dân số, số học sinh, trình độ phát triển, yếu tố xã hội, đặc điểm vùng, đặc thù hoạt động của một ngành, sự thay đổi về chế độ chi tiêu, định hướng thay đổi cơ cấu chi NSNN trong từng thời kỳ,…) trên cơ sở các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật cấu thành chi phí hoạt động hoặc sản phẩm của từng ngành. Từ đó xây dựng hệ thống các căn cứ, tiêu chí, phương pháp định lượng phân bổ NSNN một cách khoa học, hợp lý.
- Đẩy mạnh quá trình cải cách cách hành chính công, gắn liền với cải cách chi tiêu công nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính và tăng cường việc sử dụng hiệu quả cỏc nguồn lực cụng. Xỏc định rừ chức năng, nhiệm vụ của cỏc cơ quan, đơn vị cũng như của công chức nhà nước, viên chức sự nghiệp làm cơ sở xác định định mức lao động và nguồn ngân sách cấp.
- Trước mắt, trong một số lĩnh vực cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống phân bổ ngân sách có căn cứ khoa học vững chắc dựa trên đầu vào. Có thể áp dụng kiểu
“ngân sách trọn gói” trong ba năm đối với chi thường xuyên, tiến tới áp dụng đối với cả các khoản chi đầu tư nhằm tăng tính linh hoạt hơn cho các đơn vị sử dụng ngân sách.
- Trao quyền và giao trách nhiệm về quản lý chi tiêu công gồm cả chi đầu tư và chi thường xuyên cho các Bộ, ngành được thụ hưởng ngân sách để nâng cao tính linh hoạt, tích cực của các cơ quan này trong việc quản lý và sử dụng các nguồn lực
được phân bổ.
- Đảm bảo minh bạch trong việc thực hiện chi tiêu công trong các khâu: lập ngân sách, phân bổ ngân sách và sử dụng ngân sách.
- Thiết lập cơ chế kiểm soát nội bộ vững chắc để đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách.
- Ngoài ra, xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn đảm bảo cho Nhà nước quản lý ngân sách có được nguồn lực chắc chắn để có thể lập kế hoạch phát triển đơn vị trong thời gian dài.