Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế phân bổ ngân sách địa phương tại tỉnh Nghệ An (Trang 28)

Quảng Bình là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, hàng năm đều được Trung ương trợ cấp ngân sách. Tuy nhiên, những năm gần đây, tỉnh luôn đạt được những chỉ tiêu đề ra do làm tốt công tác phân bổ ngân sách.

Quảng Bình căn cứ vào tổng số chi thường xuyên ngân sách được Bộ Tài chính tính toán giao theo các tiêu chí qui định tại Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hệ thống định mức phân bổ ngân sách nhà nước năm 2007, kế thừa tỷ lệ phân chia NSĐP giai đoạn 2007-2010 để xác định tỷ lệ phân chia ngân sách giữa tỉnh và các huyện, thành phố.

Căn cứ vào các chỉ tiêu phát triển KTXH, dân số, biên chế và quỹ tiền lương, số học sinh, giường bệnh, diện tích rừng tự nhiên ... để tính toán xây dựng định mức

phân bổ dự toán chi thường xuyên NSĐP năm 2007 và các năm tiếp theo tỉnh Quảng Bình theo các khoản chi. Xem xét đặc thù của các địa phương, các ngành và các đơn vị để bổ sung thêm kinh phí.

Đảm bảo kinh phí thực hiện các chế độ chính sách nhà nước, kinh phí thực hiện chế độ cải cách tiền lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP; Nghị định số 118/2005/NĐ-CP; Nghị định số 119/2005/NĐ-CP và Đề án cải cách tiền lương đến năm 2010.

Sau khi tính toán theo các tiêu chí và loại các yếu tố đột xuất mà tổng chi ngân sách 2007 thấp hơn hoặc bằng ngân sách năm 2006 thì bổ sung để đảm bảo tăng tối thiểu 3%.

Hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSĐP của tỉnh Quảng Bình được phân chia theo 02 cấp ngân sách:

- Ngân sách tỉnh gồm định mức phân bổ cho các cơ quan đơn vị thuộc tỉnh quản lý.

- NSĐP cấp huyện, thành phố gồm định mức phân bổ cho các cơ quan đơn vị thuộc huyện, thành phố quản lý và ngân sách các xã, phường, thị trấn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế phân bổ ngân sách địa phương tại tỉnh Nghệ An (Trang 28)