Trong hê ̣ thống ngân sách nhà nước của phần lớn các nước trên thế giới thì các cấp ngân sách không lồng ghép với nhau; ngân sách từng cấp do Quốc hô ̣i , HĐND cấp đó quyết định (Đức, Mỹ, Canada, Trung Quốc, Thái Lan, Nhâ ̣t Bản,…).
Với mô hình các cấp ngân sách không lồng ghép với nhau thì nhiê ̣m vu ̣, quyền hạn của từng cấp ngân sách được quy định rõ ràng hơn , đơn giản hóa được các thủ tục trong công tác lâ ̣p , chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước ; mỗi cấp ngân sách có thời gian và điều kiện để xem xét chi tiết, kỹ lường ngân sách cấp mình.
Chức năng, nhiệm vụ trong quản lý NSNN ở các nước này được phân cấp một cách rõ ràng giữa NSTW và NSĐP, ngân sách các cấp không có sự lồng ghép, trong đó luôn đảm bảo tính tập trung của NSTW nhằm thực hiện việc hỗ trợ cho các địa phương chưa có khả năng cân đối thu chi.
Đối với NSNN , sự phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa trung ương với địa phương là rất quan trọng. “Trung ương chỉ nên làm những gì mà địa phương không thể làm tốt hơn”. Trách nhiệm giữa trung ương và địa phương được luật pháp phân định rõ và không có sự chồng chéo quyền lực giữa hai cấp này.
Chính quyền trung ương ban hành chính sách áp dụng cho cả nước và chịu trách nhiệm quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô, trong khi ở các địa phương chịu trách nhiệm triển khai các chính sách đó bằng biện pháp phù hợp với điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội của địa phương. Do vậy, tính năng động sáng tạo và tự chủ của địa phương có ý nghĩa hết sức quan trọng. Xét trên khía cạnh nào đó trung ương “phải dựa” vào cấp tỉnh trong việc triển khai các chính sách của trung ương trong quản lý kinh tế xã hội ở địa phương. Như vậy, chính sách ban hành phải tạo điều kiện cho các địa phương năng động sáng tạo và chủ động trong quản lý điều hành nói chung và ngân sách nói riêng.
Mối quan hệ giữa Chính quyền TW với địa phương có mối quan hệ tác động qua lại, Nhà nước định hướng bằng khung, địa phương thực hiện. yêu cầu đặt ra là cả Nhà nước và địa phương đều phải căn cứ trên tình hình thực tế để điều chỉnh các quy định khung cho kịp thời. Các quy định của nhà nước cũng nên dựa trên nguyên tắc là định hướng, chứ không nên rơi vào tình trạng “để chi dễ quản lý” mà sinh ra nhiều thủ tục con rườm rà, gây lãng phí các nguồn lực.