6. Cấu trúc luận văn
3.3.5. Quy hoạch sử dụng đất giao thông
-Tuân thủ theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt và các Quy hoạch phân khu đô thị do Viện quy hoạch xây dựng đã và đang trình thẩm định như Quy hoạch phân khu đô thị GS và Quy hoạch phân khu đô thị S1, S2.
77
- Tổng diện tích đất giao thông là 62,65ha, trong đó:
- Đường giao thông đô thị, giao thông đối ngoại có diện tích 45,97ha, quy mô các mặt cắt tuân thủ QHC xây dựng thủ đô Hà Nội và các QHCT đã phê duyệt.
- Đường giao thông trong đơn vị ở (bao gồm cả bãi đỗ xe) có diện tích 16,68ha. Các tuyến đường bao quanh khu dân cư hiện trạng và đường nhánh chính các khu vực phát triển mới rộng 12m trở lên. Các tuyến đường trong khu vực làng xóm cải tạo và nâng cấp chỉnh trang.
a) Giải pháp quy hoạch mạng lưới đường:
Các tuyến đƣờng cấp khu vực:
-Tuyến đường vành đai 3,5 (mặt cắt 1-1): Hướng tuyến Bắc – Nam, bề rộng mặt cắt ngang điển hình B=60m, gồm 6 làn xe chính rộng 12,25mx2; đường gom 2 bên 4 làn xe rộng 6mx2; dải phân cách trung tâm rộng 5,5m, dải phân cách giữa đường chính và đường gom rộng 1mx2 ; hè đường rộng 8mx2.
-Tuyến đường Hoàng Quốc Việt kéo dài (mặt cắt 2-2): Bề rộng mặt cắt ngang điển hình B=40m, gồm 6 làn xe rộng 12mx2; dải phân cách trung tâm rộng 3m; hè đường rộng 6,5mx2.
-Tuyến đường nối QL32 đến đường 23 (mặt cắt 2-2): Bề rộng mặt cắt ngang điển hình B=40m, gồm 6 làn xe rộng 12mx2; dải phân cách trung tâm rộng 3m; hè đường rộng 6,5mx2.
-Tuyến đường trung tâm (mặt cắt 2-2): Bề rộng mặt cắt ngang điển hình B=40m, gồm 6 làn xe rộng 12mx2; dải phân cách trung tâm rộng 3m; hè đường rộng 6.5mx2.
Các tuyến đƣờng cấp nội bộ:
- Đường liên xã : Theo quy hoạch chung huyện Từ Liêm cắt ngang của tuyến đường 70 đoạn qua xã Tây Tựu có quy mô 12,5m (mặt cắt 4-4), gồm 2 làn xe rộng 7,5m; hè đường rộng 2.5mx2.
78
hình 6.5m (mặt cắt 6-6), gồm 1 làn xe rộng 3,5m, hè đường rộng 1.5mx2.
Các tuyến đường nội bộ khu ở mới có mặt cắt 12m(mặt cắt 5-5) -17m(mặt cắt 3-3), gồm 2 làn xe 6-7m, hè đường rộng (3-5)mx2
- Đường thôn xóm: Các tuyến đường ngõ xóm có mặt cắt ngang từ 3,5- 4,0m. Giải pháp qui hoạch giao thông ở đây là cải tạo các ngõ, ngách hiện có và mở rộng mặt cắt một số tuyến đường giao thông hiện trạng nhằm tăng sự liên kết mạch lạc của mạng lưới và nâng cao chất lượng giao thông toàn xã. Ngoài ra có đưa ra một số vị trí quay xe, đỗ xe, phục vụ cứu thương, cứu hoả, tập kết rác và cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
3.3.6. Quy hoạch cấp nƣớc.
-Hiện trạng toàn xã đã có hệ thống đường ống cấp nước tuy nhiên mạng lưới đường ống chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, công suất trạm cấp nước chưa đảm bảo. Xã có 3 trạm cấp nước với tổng công suất 1500m3/ngđ.
-Điểm dân cư thôn Thượng: 1 trạm, xây dựng năm 1998. Công suất thiết kế 300m3/ngày. Hệ thống đường ống nhựa. Số hộ sử dụng: 852 hộ tương đương 3256 người. Tỉ lệ thất thoát nước 30%.
-Điểm dân cư thôn Trung: Đã có hệ thống lọc đạt tiêu chuẩn quốc tế do Phần Lan thiết kế, xây dựng năm 1998. Công suất thiết kế 600m3/ngđ. Hệ thống đường ống 3km. Số hộ dùng hiện tại 779 hộ tương đương 2826 người.
-Điểm dân cư thôn Hạ: xây dựng năm 1998. Công suất thiết kế 600m3/ngđ. Hệ thống đường ống kẽm, dài 1,5km. Số hộ dùng hiện tại 855 hộ, tương đương 4008 người.
Nguồn nước:
Theo quy hoạch nguồn nước cấp cho Khu vực được lấy từ 2 nhà máy nước dự kiến là:
-Nhà máy nước mặt sông Đà: Công suất hiện tại là 300.000 m3/ngày đêm, công suất đến năm 2020 là 600.000 m3/ngày đêm, đến năm 2030 là 1.200.000 m3/ngày đêm
79
-Nhà máy nước mặt sông Hồng: Công suất đến năm 2020 là 300.000 m3/ngày đêm, đến năm 2030 là 450.000 m3/ngày đêm.
Trong giai đoạn trước mắt khi hệ thống cấp nước sạch thành phố chưa có, nguồn cấp nước chủ yếu từ trạm cấp nước hiện có.
Công trình đầu mối:
-Giai đoạn trước mắt: Thổi rửa các giếng đã sử dụng lâu ngày đảm bảo công suất thiết kế của các trạm nước hiện có.
-Đến năm 2020 khi chưa có hệ thống cấp nước từ nguồn nước mặt sông Đà cần phải nâng cấp các trạm biến áp hiện có đảm bảo công suất thiết kế:
+ Điểm dân cư thôn Thượng: Xây dựng thêm trạm xử lý Q=1500 m3/ngđ
+ Điểm dân cư thôn Trung: Xây dựng thêm trạm xử lý Q=2500 m3/ngđ
+ Điểm dân cư thôn Hạ : Xây dựng thêm trạm xử lý Q=2500 m3/ngđ
- Nếu có mạng lưới cấp nước của thành phố Hà Nội chạy qua địa bàn xã, sẽ tiến hành đấu nối trực tiếp vào mạng lưới cấp nước của thành phố.
Mạng lưới đường ống:
Các tuyến ống truyền dẫn chính của Thành phố:
-Các tuyến ống truyền dẫn chính đã tuân thủ theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt, một số tuyến sẽ được cụ thể hóa trong quy hoạch chuyên ngành trong quá trình lập dự án.
-Theo quy hoạch Khu vực nghiên cứu được cấp nước trực tiếp từ tuyến ống truyền tải D300, D400, D1200 từ trạm cấp nước sông đà
Các tuyến ống phân phối:
-Tuyến ống phân phối chính được bố trí mạng vòng đấu nối từ đường ống truyền dẫn trong Khu vực. Mỗi khu ở được đấu nối tối thiểu 2 điểm cấp nước từ các tuyến truyền dẫn, đảm bảo cấp nước liên tục, an toàn, thuận tiện cho công tác quản lý.
80
D100 đến D200 được bố trí trên các trục đường xung quanh khu ở.
-Hệ thống cấp nước trong xã được bố trí dọc theo các trục đường liên xã, liên thôn, ngõ xóm có đường kính từ D100 trở lên.
Cấp nước chữa cháy:
-Dọc theo các tuyến ống cấp nước đường kính từ 100 trở lên sẽ đặt một số họng cứu hoả, khoảng cách giữa các họng cứu hoả theo quy định, quy phạm hiện hành. Các họng cứu hoả này sẽ có thiết kế riêng và phải có sự phối hợp thống nhất với cơ quan phòng cháy chữa cháy của khu vực.
-Tại các hồ chứa nước trong khu vực nghiên cứu có bố trí các hố thu nước cứu hoả phục vụ cho hệ thống cứu hoả của thành phố.
3.3.7. Quy hoạch cấp điện:
-Hệ thống điện: Hiện xã có 9 trạm biến áp với tổng công suất 3050KVA. -Nguồn điện cao thế được cấp từ ĐDK hiện có. Trước mắt vẫn sẽ sử dụng nguồn điện trung thế này cấp cho các trạm biến áp xã Tây Tựu. Trong tương lai khi có quy hoạch chi tiết thành phố Hà Nội và các vùng lân cận, đường dây trung thế sẽ được ngầm hóa để phù hợp với quy mô phát triển của thủ đô.
-Các trạm biến áp đã được xây dựng từ các năm trước đây hiện tại vẫn còn có thể sử dụng được. Trong những năm tới đây dự kiến sẽ phát triển thêm quy mô dân số theo hướng đô thị hoá và một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt việc tăng quy mô dân số và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đai từ sản xuất nông nghiệp sang đất đô thị sẽ là những nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng phụ tải điện. Vì vậy, công suất của các máy hạ thế hiện tại không đủ cung cấp điện cho toàn xã, cần xây dựng thêm các trạm hạ áp mới hoặc nâng cấp công suất các trạm cũ để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nhân dân trong toàn xã.
Tương lai lâu dài quy hoạch cấp điện xã Tây Tựu – huyện Từ Liêm sẽ chia ra các giai đoạn thực hiện để phù hợp với điều kiện thực tế và đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng lớn.
81
Giai đoạn 1: từ nay đến năm 2020
Giai đoạn 2: từ năm 2020 đến năm 2030 theo quy hoạch vùng thủ đô.
3.3.8. Quy hoạch thoát nƣớc thải và vệ sinh môi trƣờng
a) Thoát nước thải
Nguyên tắc:
-Hệ thống cống thoát nước thải chính được thiết kế tuân thủ theo định hướng quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đã được phê duyệt, các quy hoạch chi tiết đã được duyệt trong khu vực, có khớp nối, bổ sung cho phù hợp với các nghiên cứu mới.
-Thiết kế đường cống theo nguyên tắc tự chảy, đảm bảo thoát nước triệt để cho từng ô đất, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch thoát nước mưa - san nền.
-Đối với khu vực dân cư làng xóm hiện hữu sử dụng hệ thống thoát nước nửa riêng. Khu vực xây dựng mới sử dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn.
Giải pháp thiết kế:
-Hệ thống thoát nước sinh hoạt dự kiến là hệ thống thoát nước nửa riêng nửa chung, có xử lý nước thải tại nguồn phát sinh trước khi thoát vào hệ thống thoát nước thải chung của đô thị, theo các sơ đồ sau:
+ Các hộ dân không có điều kiện: sử dụng xí 2 ngăn, ủ phân hợp vệ sinh.
+ Các hộ dân có điều kiện và khả năng kinh tế: xây dựng bể tự hoại hoặc bể bioga để xử lý phân, nước thải
-Về giải pháp thiết kế, sẽ xây dựng các tuyến cống bao thu gom nước mưa và nước thải từ khu vực làng xóm. Tại vị trí đấu nối tuyến cống bao với tuyến cống thoát nước thải của Thành phố sẽ xây dựng các ga tách nước thải.
-Nước thải từ nhà ở, các công trình công cộng, cơ quan... phải được xử lý sơ bộ trước khi xả ra cống nhánh, từ đó dẫn ra các tuyến cống chính và đưa về các trạm xử lý.
82
-Đối với khu vực xây dựng mới sử dụng hệ thống cống riêng hoàn toàn. -Nước thải của khu vực làng nghề xây dựng tập trung phải được xử lý bước 1 tại chỗ, sau khi đạt các tiêu chuẩn cho phép mới được xả vào hệ thống thoát nước thải chung của đô thị.
-Mạng lưới cống thoát nước thải chính, được bố trí dọc theo đường quy hoạch dẫn nước thải về các trạm bơm khu vực, sau đó được bơm chuyển vào các đường cống áp lực để đưa về các trạm xử lý thành phố.
-Đối với các tuyến cống thoát nước thải đầu nguồn có đường kính cống từ D300mm đến D400mm, chiều dài cống tự chảy không quá 1500m. Trong quá trình nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết sẽ bổ xung trạm bơm và các tuyến cống khi cần thiết.
-Toàn bộ khu vực quy hoạch, hệ thống nước thải được chia thành hai lưu vực chính: lưu vực phía đông trục đường trung tâm (B=40m) chảy về trạm xử lý nước thải Tây Thăng Long. Lưu vực phía tây trục đường trung tâm (B=40m) chảy về trạm xử lý nước thải Tân Hội.
b) Quản lý chất thải rắn
Các chỉ tiêu tính toán và khối lượng rác thải sinh hoạt:
-Tiêu chuẩn tính toán chất thải rắn sinh hoạt : 1,3 kg/ người.ngày -Tiêu chuẩn tính toán chất thải rắn công nghiệp : 0,2tấn/ha.ngày
Nguyên tắc tổ chức thu gom rác thải:
-Tiến hành phân loại rác ngay từ nguồn thải, rác thải thông thường từ các nguồn thải khác nhau được phân loại theo hai nhóm chính: nhóm các chất có thể thu hồi tái sử dụng, tái chế và nhóm các chất phải xử lý chôn lấp hoặc tiêu huỷ theo quy định của pháp luật.
-Khu vực làng nghề tập trung: chất thải rắn được phép có thể tái sử dụng, tái chế. Chất thải rắn nguy hại phải được đăng kí chi tiết với các đơn vị chuyên ngành, vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường về khu xử lý tập trung theo quy định.
83
3.4. Đánh giá hiệu quả đề tài 3.4.1. Hiệu quả về kinh tế 3.4.1. Hiệu quả về kinh tế
Mặc dù người nông dân bị mất đất kéo theo tình trạng thất nghiệp ngày một tăng nhưng đó chỉ là một mặt của vấn đề.
Quy hoạch sử dụng đất ổn định, hoàn thành dự án thì trên địa bàn xã sẽ có những khu chức năng đô thị của thành phố nhưng vẫn mang hình ảnh được hình ảnh làng xóm cũ. Các công trình công cộng, nhà ở, dân cư, hệ thống giao thông, hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc... sẽ được cải thiện và nâng cao hơn. Đảm bảo tính khả thi và phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tiến tới thu hẹp khoảng cách với cuộc sống đô thị.
Hệ thống đường giao thông trước kia toàn đất đá không đảm bảo về mặt kỹ thuật thì giờ đây hầu hết các tuyến đường giao thông trong xã đã được bê tông hóa hoàn toàn, các dịch vụ được phát triển mạnh mẽ.
Nhà ở cố định, các công trình kiến trúc phục vụ đời sống dân cư được tạo ra ngày càng nhiều, đặc biệt là cơ sở hạ tầng thông tin như: trường học, bệnh viện, dịch vụ internet, khách sạn, bưu điện, công viên....Cơ sở hạ tầng không những được đầu tư nhiều mà còn thể hiện được tính quy hoạch, ổn định, dài hạn trong tương lai.
Cơ cấu kinh tế của xã chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng thương mại- dịch vụ, công nghiệp – xây dựng.
Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm mạnh tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Thu nhập của người dân tăng lên.
3.4.2. Hiệu quả về xã hội
Thực hiện quy hoạch sẽ góp phần mở rộng quy mô các loại hình sản xuất, mở rộng ngành nghề nông thôn, thay đổi diện mạo nông thôn, tạo điều kiện để giải quyết thêm việc làm cho lao động ở xã, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế xã hội.
84
Các hoạt động văn hóa, xã hội ngày càng đa dạng và phong phú đưa các phong trào văn nghệ quần chúng vào phong trào chung của mỗi làng, xóm, thôn, xã thực hiện tốt cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Tiếp tục đầu tư nâng cấp các trạm phát lại truyền hình, trạm phát thanh tại xã.
Đẩy mạnh các hoạt động y tế dự phòng, xây dựng và nâng cấp các trang thiết bị cơ sở y tế hiện đại hơn.
Hệ thống trường học các cấp được đầu tư xây dựng khang trang, xanh, sạch đẹp, đạt tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục.
Hệ thống giao thông hoàn thiện, Đường làng ngõ xóm khang trang sạch đẹp. Đáp ứng các yêu cầu sản xuất và dân sinh. Tạo thuận lợi cho thông thương giao lưu phát triển kinh tế.
Hệ thống thông tin liên lạc được đầu tư nâng cấp góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
Môi trường sống và sinh hoạt của nhân dân sẽ được nâng lên do đường xá được mở rộng, phong quang, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đáp ứng đủ, cảnh quan, diện tích cây xanh tăng.
3.4.3. Hiệu quả về môi trƣờng
Việc thực hiện quy hoạch cũng sẽ góp phần bảo vệ môi trường, người dân sẽ có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường.
100% dân số trong xã được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Môi trường ngày càng được cải thiện, rác thải, nước thải được thu gom, xử lý theo quy định. 100% số hộ trong xã có 3 công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn. Tỷ lệ các cơ sở SXKD đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường tăng lên.
Hạn chế phát sinh, phát triển các bệnh của người liên quan đến việc sử