Quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch sử dụng đất xã Tây Tựu - huyện Từ Liêm giai đoạn 2013-2020 phù hợp với tầm nhìn đô thị hóa 2050 thành phố Hà Nội (Trang 27)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.Quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn

1.2.1. Khái niệm điểm dân cƣ nông thôn

Điểm dân cư nông thôn là nơi tập trung của nhiều hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định bao gồm trung tâm xã, thôn, làng, ấp... được hình thành do điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán và các yếu tố khác.

Khu dân cư nông thôn là vùng đất “đệm” giữa hai bên gọi là ven đô. Khi xã hội hóa càng phát triển thì vùng đô thị càng bị thu hẹp để nhường đất cho đô thị mở rộng. Là khu vực dân sinh sống chủ yếu là nông dân, so với thành thị thì khu dân cư nông thôn có mật độ dân số, trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị

22

trường, trình độ sản xuất hàng hóa và sự phát triển của kết cấu cơ sở hạ tầng kém phát triển hơn. [39]

1.2.2. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn

Quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn là cơ sở quan trọng để hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa các loại đất đai ở nông thôn vào sử dụng bền vững và mang lại lợi ích kinh tế, xã hội cao nhất. Nó thể hiện hai chức năng quan trọng: điều chỉnh các mối quan hệ về đất đai và tổ chức sử dụng đất đai. [37].

Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn đảm bảo sự thống nhất trong việc quản lý Nhà nước về các loại đất ở nông thôn, phát huy tính tự chủ và nâng cao hiệu quả sử dụng đất của những người dân khu nông thôn.

Quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn tạo ra sự ổn định về mặt pháp lý cho việc quản lý Nhà nước đối với đất đai, làm cơ sở cho việc giao quyền sử dụng đất, cho thuê đất, đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn tạo điều kiện xác lập cơ chế điều tiết một cách chủ động việc phân bổ quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng như phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, phát triển công nghiệp, đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

1.2.3. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn

- Quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn có những đặc điểm sau:

+ Quy hoạch sử dụng đất đai là một công cụ quản lý khoa học của Nhà nước. Ở nước ta, quy hoạch sử dụng đất đai nhằm phục vụ cho nhu cầu của người sử dụng đất đai và quyền lợi của toàn xã hội, góp phần giải quyết tốt các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất đai, để sử dụng, bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, các mâu thuẫn nội tại của từng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường nảy sinh trong quá trình sử dụng đất ngày càng

23

bộc lộ rõ rệt. Quy hoạch sử dụng đất đai phải quán triệt luật pháp, chính sách và các quy định của Đảng và Nhà nước liên quan đến đất đai.

+ Quy hoạch sử dụng đất đai mang đặc điểm tổng hợp. Nó vận dụng kiến thức tổng hợp của nhiều môn khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kinh tế, khoa học xã hội. Mục đích của quy hoạch sử dụng đất đai là nhằm khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ toàn bộ tài nguyên đất, bao gồm sáu loại đất chính.

+ Quy hoạch sử dụng đất đai có tính chất dài hạn và tính chiến lược. Thời hạn của quy hoạch sử dụng đất đai thường từ 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn. Trên cơ sở dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế- xã hội quan trọng như tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu và khả năng phát triển của các ngành kinh tế, tình hình phát triển đô thị, dân số và cơ cấu lao động.. , xác định quy hoạch trung hạn và dài hạn về sử dụng đất đai. Việc xây dựng quy hoạch phải phản ánh được những vấn đề có tính chiến lược như: phương hướng, mục tiêu, chiến lược của việc sử dụng đất đai; cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất đai của từng ngành; điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất đai và việc phân bố đất đai; phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng đất đai; các biện pháp, chính sách lớn. Quy hoạch sử dụng đất đai là cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm.

+ Quy hoạch sử dụng đất đai mang đặc điểm khả biến. Do quy hoạch sử dụng đất đai trong khoảng một thời gian tương đối dài, dưới sự tác động của nhiều nhân tố kinh tế- xã hội, kỹ thuật và công nghệ nên một số dự kiến ban đầu của quy hoạch không còn phù hợp. Do vậy việc bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện quy hoạch là việc làm hết sức cần thiết. [37]

1.2.4. Ý nghĩa và sự cần thiết của quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn

Quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn có ý nghĩa vô cùng to, được thể hiện cụ thể ở các điểm sau:

24

- Đảm bảo sự thống nhất trong việc quản lý Nhà nước về các loại đất ở nông thôn, phát huy tính tự chủ và nâng cao hiệu quả sử dụng đất của những tổ chức, cá nhân được giao quyền sử dụng đất.

- Tạo ra sự ổn định về mặt pháp lý cho việc quản lý Nhà nước đối với đất đai, làm cơ sở cho việc giao quyền sử dụng đất, cho thuê đất, đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Tạo điều kiện xác lập cơ chế điều tiết một cách chủ động việc phân bổ quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng như phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, phát triển công nghiệp, đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

- Ngoài ra quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn còn là công cụ hữu hiệu giúp cho Nhà nước nắm chắc quỹ đất đai và xây dựng chính sách sử dụng đất đai đồng bộ có hiệu quả cao, hạn chế sự chồng chéo trong quản lý đất đai, ngăn chặn các hiện tượng chuyển mục đích sử dụng tuỳ tiện, hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất đai, phá vỡ cân bằng sinh thái.

- Có thể nói: Quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn không những có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trước mắt mà cả trong lâu dài.

Ví dụ: Trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay là việc làm hết sức cần thiết bởi đất đai có hạn mà sự gia tăng dân số ngày càng nhiều, nhu cầu về vật chất, văn hoá tinh thần, sinh hoạt ngày càng cao, do đó để quản lý sử dụng triệt để và có hiệu quả nguồn tài nguyên này, đất đai cần phải được quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng theo pháp luật.

1.3. Quy hoạch sử dụng đất đai đô thị 1.3.1. Khái niệm điểm dân cƣ đô thị 1.3.1. Khái niệm điểm dân cƣ đô thị

Điểm dân cư đô thị là nơi tập trung dân cư chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểu thành thị. [25]

Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ chủ yếu là lao động nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng tích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có

25

vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện. [4] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy đô thị là điểm dân cư tập trung dân cư với mật độ cao chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, họ sống và làm việc theo phong cách sống văn minh, hiện đại hơn, khoa học và có hiệu quả kinh tế, văn hóa cao. Là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của cả miền đô thị, của một đô thị, của một huyện hay một đô thị trong một huyện.

1.3.2. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất đô thị

Quy hoạch sử dụng đất đô thị là việc bố trí, sắp xếp lại đất đai đô thị, là hệ thống các biện pháp kinh tế kỹ thuật, là các phương án khai thác sử dụng triệt để nguồn tài nguyên đất đai đô thị để thỏa mãn những nhu cầu mới của con người, xã hội phục vụ tốt nhất cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. [15].

Quy hoạch sử dụng đất đô thị còn là tổng thể các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, sinh thái và pháp chế để tổ chức sử dụng hợp lý đất đô thị. Căn cứ vào căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của từng vùng, từng ngành kinh tế, từng doanh nghiệp, tổ chức sử dụng đất tiến hành phân phối đất cho các ngành, các doanh nghiệp, điều chỉnh quan hệ đất, xác định công dụng kinh tế khác nhau của các loại đất, sắp xếp hợp lý đất đô thị và sắp xếp tương ứng các tư liệu sản xuất khác và sức lao động có quan hệ với sử dụng đất.

1.3.3. Nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất đô thị

Trong đô thị mức độ hợp lý của việc sử dụng đất đô thị có ảnh hưởng tất yếu đối với mức độ của hiệu suất sử dụng đất và hiệu quả lao động. Vì vậy nhiệm vụ cơ bản của quy hoạch sử dụng đất đô thị là tổ chức sử dụng hợp lý đất đô thị với các nội dung sau:

Điều tra, nghiên cứu, phân tích tổng hợp điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội, thực trạng sử dụng đất.

26

Nắm rõ số lượng và chất lượng đất đai làm căn cứ chuẩn xác để tiến hành phân phối và điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất.

Phân phối hợp lý quỹ đất đô thị cho các nhu cầu sử dụng đất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và các tư liệu sản xuất khác. Ngoài mục đích tăng trưởng kinh tế, còn phải chú ý phòng ngừa hậu quả của việc sử dụng không tốt các loại đất, gây ra cho môi trường sinh thái. [18]

1.3.4. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất đô thị

Quy hoạch sử dụng đất đô thị thực chất là quá trình xác định vị trí, quy mô đất đai cho từng chức năng của đô thị. Quá trình này cần phải dựa trên yêu cầu cụ thể đối với từng chức năng như sau:

- Đất xây dựng các khu ở:

- Khu trung tâm các công trình công cộng: - Đối với đất khu công nghiệp:

- Đất kho tàng:

- Đất cây xanh và thể dục thể thao:

- Mạng lưới giao thông và kỹ thuật hạ tầng:

- Đất vùng ngoại ô [15]

1.4. Thực trạng quy hoạch sử dụng đất ở nƣớc ta

Công tác xây dựng quy hoạch sử dụng đất ở nông thôn được triển khai bắt đầu từ những năm 1960 khi phong trào hợp tác hóa nông nghiệp phát triển ở miền Bắc. Ban đầu công tác quy hoạch còn ở mức độ nhỏ bé do việc quy hoạch nông thôn do Bộ Xây dựng thực hiện, đến năm 1980 công tác quy hoạch được phát triển mạnh mẽ rộng khắp cả nước.

1.4.1. Giai đoạn 1960 – 1969

Công tác quy hoạch trong giai đoạn này lấy hợp tác xã làm đối tượng chính, phương châm chủ yếu là: phục vụ sản xuất nông nghiệp, phục vụ đời sống nhân dân lao động, phong trào hợp tác hóa. Trong quá trình xây dựng lựa chọn những

27

xã có phong trào hợp tác xã mạnh để thiết kế quy hoạch, sau đó mới tiến hành mở rộng quy hoạch. Nội dung của quy hoạch thời kỳ này được thể hiện:

- Thiết kế xây dựng mọi cơ sở kinh tế kỹ thuật phục vụ cho hợp tác hóa. - Khai khẩn mở rộng diện tích đất sản xuất.

- Quy hoạch cải tạo làng, xã, di chuyển một số xóm nhỏ lẻ giải phóng đồng ruộng đưa cơ giới vào canh tác, xây dựng các công trình công cộng cho trung tâm xã.

- Cải thiện điều kiện sống, xây dựng nhà ở, sắp xếp các lô đất ngăn nắp, trật tự, cải tạo đường làng ngõ xóm.

1.4.2. Giai đoạn 1970 – 1986

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV, V chúng ta đã tăng cường tổ chức lại sản xuất, phân bố lao động, xây dựng cơ cấu nông nghiệp coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.

Một cao trào làm quy hoạch nông thôn đã diễn ra sôi nổi, trọng tâm của công tác quy hoạch thời kỳ này là lập đề án xây dựng vùng huyện. Nhiều huyện được chọn làm huyện điểm để tiến hành quy hoạch như: Đông Hưng (Thái Bình); Thọ Xuân (Thanh Hóa); Nam Ninh (Nam Định)… Nội dung quy hoạch dựa trên cơ sở phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiến hành bố trí hệ thống công trình phục vụ sản xuất 3 cấp: huyện, tiểu vùng - cụm kinh tế và xã – hợp tác xã.

- Cải tạo mạng lưới dân cư theo hướng tập trung và tổ chức tốt đời sống nhân dân.

- Quy hoạch xây dựng hệ thống công trình phục vụ công cộng và phục vụ sản xuất của huyện, tiểu vùng và ở xã như: hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước…

28

1.4.3. Giai đoạn từ 1987 đến nay

Trong giai đoạn này đất nước đã có nhiều chuyển biến lớn trên con đường đổi mới từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, việc này tác động mạnh đến công tác quản lý và quy hoạch sử dụng đất.

Giai đoạn 1987 – 1992: Năm 1987, Luật Đất đai đầu tiên của nước ta được ban hành, trong đó có một số Điều đề cập đến công tác quy hoạch đất đai. Tuy nhiên nội dung chính của quy hoạch sử dụng đất chưa được nêu ra.

Ngày 15/04/1991 Tổng cục Quản lý ruộng đất ban hành Thông tư 106/QH-KH/RĐ hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất. Thông tư này đã hướng dẫn đầy đủ, cụ thể quy trình, nội dung và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất. Kết quả là trong giai đoạn này nhiều tỉnh đã lập quy hoạch cho nhiều xã bằng kinh phí địa phương. Tuy nhiên ở cấp huyện, tỉnh chưa được thực hiện.

Giai đoạn từ năm 1993 đến nay: Tháng 07/1993 Luật Đất đai sửa đổi được ban hành rộng rãi. Trong đó nêu cụ thể các điều khoản về quy hoạch sử dụng đất đai.

Đầu năm 1994, Tổng cục Địa chính triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 1996 – 2010, đồng thời xây dựng kế hoạch sử dụng đất toàn quốc giai đoạn 1996 – 2000. Đây là căn cứ quan trọng cho các bộ ngành, các tỉnh xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.

Ngày 12/10/1998, Tổng cục Địa chính ra Công văn số 1814/CV-TCĐC về việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cùng với các hướng dẫn kèm theo về công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.

Ngày 01/10/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/NĐ-CP về việc triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở 4 cấp hành chính.

Ngày 01/11/2001, Tổng cục Điạ chính đã ban hành Thông tư số 1842/2001/TT-TCĐC kèm theo các Quyết định 424a, 424b, Thông tư số

29

2074/2001/TT-TCĐC ngày 14/12/2001 nhằm hướng dẫn các địa phương thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị định 81/NĐ-CP.

Ngày 01/07/2004 Luật Đất đai năm 2003 chính thức có hiệu lực, trong đó quy định rõ về công tác quản lý nhà nước về đất đai. Tại Mục 2, chương II quy

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch sử dụng đất xã Tây Tựu - huyện Từ Liêm giai đoạn 2013-2020 phù hợp với tầm nhìn đô thị hóa 2050 thành phố Hà Nội (Trang 27)