Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch sử dụng đất xã Tây Tựu - huyện Từ Liêm giai đoạn 2013-2020 phù hợp với tầm nhìn đô thị hóa 2050 thành phố Hà Nội (Trang 56)

6. Cấu trúc luận văn

2.6. Đánh giá chung

2.6.1. Thuận lợi

Xã Tây Tựu có vị trí thuận lợi, gần kề với khu vực nội đô Hà Nội, với 03 tuyến đường quan trọng là đường 70 nối Từ Liêm với các vùng lân cận, đường 32 đến đường 23 quy hoạch chạy ra ranh giới xã. Do vậy xã có mối quan hệ giao thông thuận tiện cho giao lưu và quan hệ kinh tế trong khu vực đặc biệt là các tỉnh phía Tây và Tây Bắc Thủ đô, đồng thời có điều kiện liên kết các xã khác là Minh Khai, Liên Mạc, Thượng Cát,..

Xã nằm trong khu vực vành đai xanh dọc sông Nhuệ là vùng đệm cách biệt giữa khu vực nội đô mở rộng với khu vực đô thị mở rộng phía Nam sông Hồng. Nhiệm vụ của xã trong những năm tới là việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị hiện đại, chỉnh trang kiến trúc một số khu dân cư và làng xóm ven đô trong quá trình mở rộng đô thị. Đây là cơ hội để phát triển tiềm năng du lịch như sinh thái nhà vườn kết hợp câu cá giải trí.

2.6.2. Khó khăn

- Về hạ tầng xã hội, trong khu vực nghiên cứu còn thiếu một số công trình hạ tầng xã hội như trường trung học cơ sở, trường tiểu học, không gian cây xanh và thể dục thể thao, trạm y tế. Các công trình hạ tầng xã hội đã có song còn thiếu về quy mô như chợ, trường mầm non.

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật tuy đã được đầu tư nhiều nhưng chưa tuân thủ một quy hoạch thống nhất nên còn nhiều bất cập:

- Hệ thống giao thông chưa đáp ứng nhu cầu lưu thông, đặc biệt như đáp ứng tiêu chuẩn chắc chắn không thể tránh khỏi công tác giải phóng mặt bằng.

51

- Hệ thống cấp nước phục vụ đời sống nhân dân, phục vụ sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

- Hệ thống cấp điện của xã chưa đáp ứng nhu cầu chiếu sáng công cộng. Còn thiết hệ thống bóng đèn, chưa đủ công suất chiếu sáng. Do vậy, trong thời gian tới vẫn cần đầu tư, lắp đặt mới bổ sung thêm hệ thống đèn chiếu sáng công công thôn, ngõ xóm.

- Hệ thống thoát nước thải, rác thải vùng hoa cùng với rác thải sinh hoạt gây quá tải cho hệ thống thu gom rác của xã.

52

Chƣơng III - ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT XÃ TÂY TỰU PHÙ HỢP VỚI TẦM NHÌN ĐÔ THỊ HÓA 2050.

3.1. Định hƣớng phát triển không gian xã

Theo định hướng quy hoạch xã Tây Tựu tương lai được chia thành 3 đơn vị hành chính, ranh giới phân chia căn cứ vào vị trí địa lý và hệ thống giao thông theo quy hoạch, cụ thể như sau:

3.1.1. Đơn vị hành chính số 1:

- Vị trí: Phía Bắc sông Pheo. - Ranh giới:

+ Phía Bắc giáp xã Thượng Cát, Liên Mạc.

+ Phía Nam giáp sông Pheo.

+ Phía Đông giáp xã Minh Khai.

+ Phía Tây giáp xã Tân Lập. - Diện tích: 237,43ha.

53

- Bao gồm:

+ Trước mắt: là toàn bộ phần đất nông nghiệp trồng hoa phía Bắc sông Pheo, trường Đại học Công nghiệp và khu Công nghệ cao sinh học.

+ Trong tương lai: Theo quy hoạch chung của thành phố Hà Nội toàn bộ diện tích đơn vị hành chính 1 sẽ là phạm vi chiếm đất của phân khu đô thị S1 thuộc địa bàn xã Tây Tựu và khu Công nghệ cao sinh học ( do phần đất phía Bắc sông Pheo đã được Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội nghiên cứu để lập Quy hoạch phân khu đô thị S1).

+ Hiện nay đồ án phân khu S1 đang được nghiên cứu, sẽ triển khai trong thời gian lập quy hoạch. Trước mắt toàn bộ phần diện tích đơn vị hành chính số 1 vẫn sử dụng vào mục đích nông nghiệp, các cây trồng ngắn ngày. Khi đồ án phân khu S1 được triển khai thì sẽ triển khai.

3.1.2. Đơn vị hành chính số 2:

- Vị trí: Phía Nam sông Pheo và phía Tây đường TL70. - Ranh giới:

+ Phía Bắc giáp sông Pheo.

+ Phía Nam giáp xã Kim Chung.

+ Phía Đông giáp xã đường TL70.

+ Phía Tây giáp xã Kim Chung. - Diện tích: 155,28ha.

- Bao gồm: Toàn bộ điểm dân cư thôn Thượng, một phần dân cư thôn Trung và đầy đủ các thiết chế công, hạ tầng thiết yếu khác. Trong tương lai, trong đơn vị hành chính số 2 có một bộ phận diện tích thuộc phân khu đô thị S2 và phần đất nông nghiệp trồng hoa hiện tại thuộc phân khu đô thị GS.

- Điểm dân cư hiện tại: gồm toàn bộ khu dân cư hiện có thôn Thượng và một phần dân cư thôn Trung. Diện tích 69.12ha, dân số 14,92 nghìn người, các chức năng phân bố như sau:

54 Bảng 3.1: Bảng cân bằng sử dụng đất đơn vị hành chính số 2 TT Chức năng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Ghi chú I Đất dân dụng 62.45 90.35 1.1 Đất công trình công cộng, trường học,…

5.49 7.94 Cải tạo chỉnh trang và xây dựng mới 1.2 Đất cây xanh, mặt nước, điểm

vui chơi

8.90 12.88 Bố trí tại các khu đất xen kẹt

1.3 Đất ở 36.15 52.30

1.3.1 Đất ở hiện có 29.60 Cải tạo chỉnh trang 1.3.2 Đất phát triển hỗn hợp ở +

TMDV

6.55 Xây dựng mới theo tiêu chuẩn đô thị

1.4 Đất giao thông nội bộ 10.67 15.44 Cải tạo, nâng cấp và mở rộng nếu có điều kiện

1.5 Đất dân dụng khác 1.24 1.79

1.5.1 Đất đình chùa, di tích 1.24 Bảo tồn, trùng tu tôn tạo

1.5.2 Đất cơ quan, trường đại học, viện NC

0.00

1.5.3 Đất trường trung cấp, dạy nghề

0.00

1.5.4 Đất CTCC, TMDV cấp đô thị 0.00

II Đất ngoài dân dụng 6.67 9.65

2.1 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0.00 0.00 2.2 Đất an ninh quốc phòng 0.14 0.20 2.3 Đất sông suối và cây cách ly 5.18 7.49 2.4 Đất trồng hoa 1.35 1.95

55

3.1.3. Đơn vị hành chính số 3:

- Vị trí: Phía Nam sông Pheo và phía Đông đường TL70. - Ranh giới:

+ Phía Bắc giáp sông Pheo.

+ Phía Nam giáp xã Minh Khai.

+ Phía Đông giáp xã Minh Khai.

+ Phía Tây giáp đường TL70. - Diện tích: 137,47ha.

- Bao gồm: Toàn bộ dân cư thôn Hạ, một phần dân cư thôn Trung và đầy đủ các thiết chế công, hạ tầng thiết yếu khác. Trong tương lai, trong đơn vị hành chính số 3 có một bộ phận diện tích thuộc phân khu đô thị S2 và phần đất nông nghiệp trồng hoa hiện tại thuộc phân khu đô thị GS.

- Điểm dân cư số hiện tại gồm một phần dân cư thôn Trung và toàn bộ dân cư thôn Hạ, diện tích 51,26ha, dân số 11,94 nghìn người, cụ thể các chức năng và phân bổ như sau:

Bảng 3.2: Bảng cân bằng sử dụng đất đơn vị hành chính số 3 TT Chức năng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Ghi chú I Đất dân dụng 48.01 93.66 1.1 Đất công trình công cộng, trường học,…

5.77 11.26 Cải tạo chỉnh trang và xây dựng mới 1.2 Đất cây xanh, mặt nước,

điểm vui chơi

7.11 13.87 Bố trí tại các khu đất xen kẹt

1.3 Đất ở 28.91 56.40

1.3.1 Đất ở hiện có 24.97 Cải tạo chỉnh trang 1.3.2 Đất phát triển hỗn hợp ở +

TMDV

3.94 Xây dựng mới theo tiêu chuẩn đô thị

56

1.4 Đất giao thông nội bộ 6.01 11.72 Cải tạo, nâng cấp và mở rộng nếu có điều kiện

1.5 Đất dân dụng khác 0.21 0.41

1.5.1 Đất đình chùa, di tích 0.21 Bảo tồn, trùng tu tôn tạo

1.5.2 Đất cơ quan, trường đại học, viện NC

0.00

1.5.3 Đất trường trung cấp, dạy nghề

0.00

1.5.4 Đất CTCC, TMDV cấp đô thị 0.00

II Đất ngoài dân dụng 3.25 6.34

2.1 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0.00 0.00 2.2 Đất an ninh quốc phòng 0.25 0.49 2.3 Đất sông suối và cây xanh

ven sông

3.00 5.85

III Tổng cộng (I+II) 51.26 100.00

3.2. Tổ chức mạng lƣới điểm dân cƣ

3.2.1. Định hƣớng phân bố các điểm dân cƣ nông thôn

 Đề xuất:

Đối với đất xây dựng nhà ở: Xây dựng các khu dân cư theo hướng tập trung, tiết kiệm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, tận dụng đất xen kẹt, đất canh tác có năng suất thấp, đất trống chưa sử dụng.

Đối với đất xây dựng công trình công cộng: Tôn trọng hiện trạng, phát triển mới phải có hướng liên kết các công trình công cộng để tạo dựng bộ mặt khu trung tâm.

57

Bên cạnh việc quy hoạch sử dụng đất phải phù hợp với từng loại hình sản xuất, phương án còn tính đến chỉ tiêu sử dụng đất phù hợp với điểm đô thị khu dân cư đô thị.

 Quy hoạch phân bố mạng lưới điểm dân cư trong xã:

Phát triển dân cư tập trung dựa trên diện tích làng xóm cũ, tận dụng các khu đất xen kẹt, đất canh tác năng suất thấp, đất trống chưa sử dụng.

 Quy hoạch tổ chức không gian ở:

- Khu vực cải tạo nhà ở khu làng cổ: cần tôn trọng nét đặc trưng nhà ở truyền thống nhưng vẫn tạo dựng được không gian sống hiện đại, môi trường trong sạch theo các tiêu chí nông thôn mới và tiếp cận với điểm dân cư đô thị.

- Khu vực xây mới: khuyến khích xây nhà ở từ 2 đến 3 tầng, có mái dốc, màu sắc hài hòa với cảnh quan nông thôn. Mật độ xây dựng tối đa là 60% (phù hợp với tiêu chí hành lang xanh).

Các giải pháp đối với phát triển và cải tạo không gian khu dân cư: - Mật độ xây dựng trong lô đất tối đa 60%.

- Khai thác các quỹ đất trống để làm các điểm nghỉ, điểm tránh và quay xe. - Tăng cường trồng cây xanh dọc đường. Khuyến khích trồng các loại cây leo trên các tường rào.

3.2.2. Định hƣớng tổ chức hệ thống các công trình công cộng

- Quy hoạch hệ thống các trung tâm, công trình công cộng các cấp:

+ Hoàn thiện hệ thống công trình hạ tầng xã hội và các công trình phục vụ sản xuất kết hợp dịch vụ. Xây mới các chợ thôn, bưu điện, hoàn thiện công trình Trung tâm văn hóa thể thao xã, các trục đường giao thông trong xã, hệ thống thủy lợi.

+ Trung tâm xã tập trung các công trình như: UBND, trạm y tế, bưu điện, TT thể dục thể thao, trường học... được bố trí ở khu vực trung tâm xã cũ, đảm bảo đi lại thuận tiện với các thôn, xóm, bán kính phục vụ trong khoảng 1km.

58

+ Trung tâm thôn xóm như nhà văn hóa thôn, các điểm trường mầm non, đình làng được bố trí tập trung để tạo không gian trung tâm cho thôn xóm.

- Quy hoạch hệ thống các di tích VHLS, cảnh quan có giá trị:

+ Tăng thêm diện tích cây xanh, bảo tồn các công trình di tích, lịch sử, tôn giáo có giá trị: miếu thôn Thượng, chùa Hưng Khánh, đình thôn Trung, đình thôn Hạ, nhà thờ...

3.2.3. Định hƣớng quy hoạch bảo tồn, phát huy các giá trị cảnh quan - kiến trúc truyền thống

- Các vấn đề trong bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan kiến trúc truyền thống của xã:

+ Bảo tồn các công trình di tích lịch sử có giá trị: đình, chùa, miếu, cổng làng. - Các giải pháp quy hoạch, kiến trúc (cảnh quan, khu dân cư)

+ Cải tạo chỉnh trang các thôn, làng trên cơ sở hiện có. + Tăng cường mật độ cây xanh tại các khu vực đất trống.

+ Các công trình xây mới theo kiến trúc nhà 1-2 tầng theo kiến trúc đồng bằng sông Hồng.

+ Xây dựng các khu dịch vụ thương mại Hợp tác xã tăng thêm sức hấp dẫn cho việc phát triển kinh tế xã.

- Các giải pháp cho khuôn viên và nhà ở (nhà ở, vườn, ao, chuồng, hàng rào, vật liệu...)

+ Sử dụng vật liệu địa phương (hàng rào gạch đất nung, trồng dâm bụt cắt tỉa...) + Mật độ xây dựng thấp, nhà có nhiều cây xanh (mật độ xây dựng tối đa 60%).

3.2.4. Định hƣớng tổ chức hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật.

Giao thông:

Mạng lưới: Khớp nối với mạng lưới giao thông của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội và các Quy hoạch phân khu.

Đối với khu vực làng xóm: giữ cấu trúc mạng lưới đường hiện trạng của xã bao gồm các đường giao thông liên xã, đường giao thông liên thôn, trục thôn và

59

đường giao thông nội đồng. Trường hợp khi Huyện hoặc xã có điều kiện bố trí được nguồn vốn sẽ tổ chức thiết kế, thi công theo từng dự án thành phần.

Cấp nước:

Tiếp tục cải tạo, nâng cấp, bổ sung các tuyến ống đối với các khu vực dân cư và các công trình công cộng hiện có.

Đối với các khu vực quy hoạch mới (khu ở mới và các công trình công cộng, thiết chế công): xây dựng hệ thống đường ống cấp nước đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho các khu vực mới đồng thời khớp nối với quy hoạch chung và các quy hoạch phân khu.

Đối với các khu vực phát triển theo dự án riêng: tôn trọng thiết kế chi tiết trong các khu vực trên.

Cấp điện:

Toàn xã được cấp điện 100%.

Đối với hệ thống điện hiện có: Nâng cấp các trạm biến áp, đảm bảo có hàng rào cố định bao quanh hoặc khoảng cách ly an toàn để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất, sinh hoạt và chiếu sáng công cộng.

Nâng cấp, cải tạo, có khoảng cách an toàn tới khu lưới điện trung thế. Đối với các khu vực quy hoạch mới: xây dựng hệ thống điện cung cấp cho các khu vực này theo tiêu chuẩn đô thị.

Thoát nước thải, rác thải, vệ sinh môi trường:

Thoát nước thải:

- Đối với khu vực dân cư hiện có: tiếp tục cải tạo, nâng cấp hệ thống hiện có. - Đối với khu vực quy hoạch mới: thiết kế đồng bộ với hệ thống giao thông đảm bảo theo quy chuẩn Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và các quy chuẩn chuyên ngành.

60

Xử lý rác thải:

Chỉ tiêu rác thải: Rác thải sinh hoạt 1,1kg/người-ngày; chất thải rắn công cộng, dịch vụ, trường học 100kg/ha/ngày; chất thải rắn vườn hoa, đường phố: 66kg/ha/ngày, tỷ lệ thu gom 100%.

Định hướng xe thu gom rác thải thu gom tại các hộ, các công trình công cộng về bãi tập kết chung sau đó vận chuyển bằng xe chuyên dụng để xử lý theo quy hoạch chung.

Quy hoạch nghĩa trang:

Đối với các nghĩa trang hiện có: Về cơ bản đã cách xa khu dân cư, cần quán triệt không cho chôn cất mới, định hướng sử dụng phương pháp hỏa táng.

3.3. Quy hoạch sử dụng đất

3.3.1. Chỉ tiêu về sử dụng đất

- Đất ở: 25-30m2/người tùy khu vực - Đất xây dựng công trình công cộng: 4,27 m2/người

- Đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật: 24,92 m2/người - Đất cây xanh mặt nước, TDTT: 6,68 m2/người

Diện tích đất cấp xã xác định được tổng hợp theo bảng sau:

Bảng 3.3: Bảng thống kê diện tích, cơ cấu các loại đất đến năm 2020

TT Chỉ tiêu Cấp trên phân bổ Cấp xã xác định Tổng số Tổng diện tích đất tự nhiên 530.18 530.18 1 Đất nông nghiệp NNP 0 228.49 228.49 1.1 Đất lúa nước DLN 0 0.00 0.00

1.2 Đất trồng lúa nương LUN 0 0.00 0.00 1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 0 228.49 228.49

61

1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 0 0.00 0.00 1.5 Đất rừng phòng hộ RPH 0 0.00 0.00 1.6 Đất rừng đặc dụng RDD 0 0.00 0.00

Trong đó: Khu bảo tồn thiên nhiên DBT 0 0.00 0.00

1.7 Đất rừng sản xuất RSX 0 0.00 0.00 1.8 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 0 0.00 0.00

1.9 Đất làm muối LMU 0 0.00 0.00

1.10 Đất nông nghiệp khác NKH 0 0.00 0.00

2 Đất phi nông nghiệp PNN 0 181.31 181.31

2.1 Đất XD trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp CTS 0 0.75 0.75

2.2 Đất quốc phòng CQP 0 12.94 12.94

2.3 Đất an ninh CAN 0 0.39 0.39

2.4 Đất khu công nghiệp SKK 0 0.00 0.00 2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 0 0.00 0.00 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ SKX 0 0.00 0.00 2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 0 0.00 0.00 2.8 Đất di tích danh thắng DDT 0 0.00 0.00 2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải DRA 0 0.13 0.13

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch sử dụng đất xã Tây Tựu - huyện Từ Liêm giai đoạn 2013-2020 phù hợp với tầm nhìn đô thị hóa 2050 thành phố Hà Nội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)