Hiện trạng về dân cƣ và lao động

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch sử dụng đất xã Tây Tựu - huyện Từ Liêm giai đoạn 2013-2020 phù hợp với tầm nhìn đô thị hóa 2050 thành phố Hà Nội (Trang 44)

6. Cấu trúc luận văn

2.3. Hiện trạng về dân cƣ và lao động

2.3.1. Hiện trạng về dân cƣ

Dân số toàn xã tính đến tháng 6/2012 là 23.120 nhân khẩu với trung bình 5,78 nghìn hộ.[28]. Tỷ lệ phát triển dân số là 1,89%, trong đó:

- Tỷ lệ tăng tự nhiên: 0,55%/năm. - Tỷ lệ tăng cơ học: 1,34%/năm. - Dự báo:

+ Đến năm 2015: 24,46 nghìn người. + Đến năm 2020: 26,86 nghìn người.

-Đặc điểm về phát triển dân số: tỷ lệ tăng dân số cơ học cao như vậy do Tây Tựu nằm trong khu vực đang phát triển mạnh mẽ, năng động với nhiều dự án như dự án Khu đô thị S1, Khu đô thị S2 đang trong quá trình phê duyệt quy hoạch, đồng thời có nhiều trường đại học có quy mô lớn trên địa bàn xã như Đại học Công nghiệp Hà Nội, cụm trường trung học chuyên nghiệp dạy nghề

39

nằm xen lẫn trong khu dân cư nông thôn cũng ảnh hưởng rất lớn tới tình hình tăng trưởng dân số xã.

-Dự báo trong những năm tiếp theo, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vẫn giữ nguyên ở mức 1,57%/năm và có xu hướng giảm do xã đang đẩy mạnh phong trào kế hoạch hóa gia đình, hạn chế sinh con thứ 3. Đồng thời mức tăng dân số cơ học cũng giữ nguyên do việc thành phố bắt tay vào xây dựng các khu đô thị S1, S2, GS sẽ thu hút một lượng lớn lao động cũng như nhu cầu sinh hoạt hàng ngày tăng cao. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thương mại dịch vụ của xã.

-Thành phần dân tộc: 100% dân tộc Kinh. -Mật độ dân số 39,6 người/ha.

-Số điểm dân cư: 03 thôn (thôn Thượng, thôn Trung, thôn Hạ).

2.3.2. Hiện trạng về lao động

-Lao động trong độ tuổi là 13.635 người, chiếm 64,99% dân số.

-Số người trong độ tuổi lao động trực tiếp tham gia lao động là 10.279 người được tập hợp theo bảng sau:

Bảng 2.2: Bảng phân bố lao động theo ngành nghề xã Tây Tựu năm 2012 [26].

TT Ngành nghề Đơn vị Năm 2012 Tỷ lệ (%)

A Lao động trong các ngành kinh tế người 10.279 100 1 Sản xuất nông nghiệp người 6.167 60 2 Công nghiệp - TTCN - xây dựng người 616 5,99 3 TMDV - Hành chính sự nghiệp người 3.496 34,01

B Số hộ gia đình hộ 4.807 100

1 Nông nghiệp hộ 2.884 60

2 Phi nông nghiệp hộ 1.923 40

C Tổng dân số người 20.978 100

1 Nông nghiệp người 12.587 60

40

D Trình độ lao động 10.279 100

1 Đã qua đào tạo người 4.420 43

2 Chưa qua đào tạo người 5.859 57

- Dân trí: không có nạn mù chữ, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 100%. - Thu nhập bình quân đầu người: năm 2012, mức thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 17,2 triệu đồng/năm.

- Dự báo:

+ Đến năm 2015: 15,90 nghìn lao động. + Đến năm 2020: 17,46 nghìn lao động.

2.4. Hiện trạng kiến trúc cảnh quan 2.4.1. Hệ thống khu trung tâm 2.4.1. Hệ thống khu trung tâm

Cấp xã: Tập trung tại khu vực thôn 2, bao gồm: Hành chính, thông tin, y tế - văn hóa - giáo dục, thương mại thuận tiện cho quá trình sử dụng tuy nhiên vẫn còn hạn chế trong việc tạo dựng bộ mặt cảnh quan khu trung tâm.

Cấp thôn: Phân bố tương đối hợp lý, bán kính phục vụ tương đối đồng đều trong phạm vi 500m, các thôn đều có các điểm vui chơi, nhà văn hóa, trường mầm non. Tuy nhiên về quy mô chưa đảm bảo nhu cầu hiện tại, trong tương lai các công trình này cần phải được đầu tư, mở rộng hoặc phân bố lại tùy theo việc tổ chức quy hoạch giao thông và sử dụng đất của các quy hoạch cấp trên.

2.4.2. Hệ thống các công trình công cộng

- UBND xã Tây Tựu: Vị trí nằm ở thôn 2, hướng đi vào từ chợ hoa Tây Tựu. Đây là vị trí có giao thông thuận tiện với các thôn trong xã. Tuy nhiên, công trình đã xây dựng từ lâu, nhà làm việc 2 tầng, tuy nhiên cơ sở vật chất đã xuống cấp, trụ sở UBND lại nằm trong quần thể di tích chùa Hưng Khánh và đình thôn Trung.

41

Hình 2.3: UBND xã Tây Tựu Hình 2.4:Trường tiểu học Tây TựuA

- Trường THCS: Xã có 01 trường đã đạt chuẩn Quốc gia cấp độ I, diện tích 7.387m2, với tổng số 23 phòng học đã được kiên cố hóa 100%. Diện tích sân chơi 3.000m2

.

- Trường tiểu học: Hiện xã có 02 trường (trường Tây Tựu A và Tây Tựu B), diện tích 17.920m2, trong đó: Tây Tựu A là 11.370m2

và Tây Tựu B là 6.550m2. Với tổng số 44 phòng học, trong đó: Trường Tây Tựu A đã được công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2006 với 24 phòng học; trường Tây Tựu B có 20 phòng học chưa đạt chuẩn.

- Trạm y tế xã: Mặt bằng trạm y tế xã có diện tích 575m2, được xây dựng năm 1994. Hàng năm có đầu tư cải tạo, sửa chữa. Trạm y tế đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã.

42

- Điểm bưu điện văn hóa xã: Hiện xã đã có 01 điểm bưu điện văn hóa, diện tích 45m2

nằm tại thôn 2. Đây là công trình nằm trong chương trình phát triển hệ thống điểm bưu điện văn hóa xã, phường, thị trấn của ngành Bưu điện.

- Hệ thống đài phát thanh xã: Đã được đầu tư từ những năm 1970-1980, hằng năm vẫn được ngân sách đầu tư sửa chữa nhỏ. Tuy nhiên, đến nay chất lượng phát thanh kém, thường bị trục trặc, chập, không hoạt động được. Do vậy, cần phải được đầu tư mới để thông tin được thông suốt.

Hình 2.7: Hội trường HTX số 1 Hình 2.8: Trụ sở HTX số 2 Tây Tựu

Hình 2.9: Trung tâm VHTT xã Hình 2.10: Trạm bơm Tây Tựu 2

- Chợ: Xã có 01 điểm chợ đạt tiêu chuẩn Bộ Công thương (chợ loại III do UBND xã quản lý: Chợ hoa Tây Tựu, diện tích 9.243m2) và 02 điểm chợ tạm ở

43

thôn 1 diện tích 215m2

và thôn 3 diện tích 720m2 do HTX quản lý. - Cấp thôn:

- Nhà văn hóa và khu thể thao các thôn: Trên địa bàn xã có 03 thôn với 03 nhà văn hóa, gồm:

+ Nhà văn hóa Thôn 1 diện tích 200m2, nằm trong khuôn viên HTX Tây Tựu 1. Do vị trí nằm gần trung tâm văn hóa thể thao của xã đang triển khai xây dựng nên không cần thiết phải đầu tư mở rộng.

+ Nhà văn hóa và khu thể thao thôn 2: diện tích 5.006m2. Hệ thống nhà văn hóa, sân thể thao đã xuống cấp cần nâng cấp kịp thời để nhân dân có nơi sinh hoạt cộng đồng.

+ Nhà văn hóa thôn 3: khuôn viên rộng 1.000m2.

- Nhìn chung, trang thiết bị phục vụ nhà văn hóa và sân thể thao của cả 03 thôn đều còn rất thiếu thốn (bàn ghế, tủ, trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, dụng cụ tập luyện TDTT...) và cần được đầu tư.

- Trường mầm non: Xã có 01 trường mầm non đặt tại 03 điểm ở 03 thôn (01 khu trung tâm tại thôn 2; 02 điểm lẻ ở thôn 1&3) với số học sinh năm 2009- 2010 là 560 trẻ. Giai đoạn 2010-2011 là 600 trẻ.

- Diện tích cả 03 khu là 1.180m2. So với yêu cầu chuẩn và số học sinh thì còn thiếu 3.620m2 (để đạt trung bình 0,8m2/trẻ). Sẽ hoàn thành việc xây dựng mới 01 trung tâm mầm non với diện tích 3.600m2 đặt tại thôn 3 (thôn Hạ) sẽ đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học và đảm bảo mục tiêu trường đạt chuẩn Quốc gia.

- Phòng học: 16 phòng (04 phòng có diện tích 17m2; 04 phòng có diện tích 25m2; 08 phòng có diện tích 27-28m2), chưa đạt chuẩn (tối thiểu 35 trẻ/lớp). Trong những năm tới cần cải tạo và nâng cấp các phòng học này nhằm đạt chuẩn.

- Văn phòng trường: Diện tích 17m2 (gồm 01 Hiệu trưởng, 02 Hiệu phó, 01 thủ quỹ, 01 kế toán ngồi chung). Do vậy, hiện còn thiếu 01 phòng.

44

Tuy nhiên, cần xây dựng mở rộng thêm 01 bể chứa nước sạch cho điểm tại thôn 2 (thôn Trung) để dự trữ nước, đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh.

2.4.3. Hệ thống nhà ở khu dân cƣ

Bảng 2.3: Bảng thống kê hiện trạng nhà ở nông thôn năm 2012

TT Chỉ tiêu Đơn vị Tổng số Đạt chuẩn bộ Xây dựng Chƣa đạt chuẩn bộ XD

1 Nhà xây kiên cố cao tầng Nhà 1.890 1.890 0 2 Nhà cấp 4 Nhà 405 324 81 3 Nhà xây kiên cố 1 tầng Nhà 405 405 0 4 Các hộ chính sách Nhà 0 0 0 5 Số nhà tạm, nhà dột nát Nhà 0 0 0 Tổng Nhà 2.700

Nguồn: thống kê UBND xã báo cáo năm 2012 [26]

Trên địa bàn xã hiện có khoảng 2.700 nhà, không có nhà tạm, dột nát và hư hỏng nặng. Hiện trạng nhà ở dân cư nông thôn xã đạt trên 90% theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng.

Tình trạng chung về xây dựng nhà ở: Được xây dựng theo kiểu dáng hiện đại, xây dựng theo nhiều hướng phụ thuộc vào mặt đường đi thuận tiện với công trình liền kề.

45

2.5. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật 2.5.1. Hiện trạng giao thông 2.5.1. Hiện trạng giao thông

a) Đường giao thông do Thành phố quản lý:

- Đường Tỉnh lộ 70: Đoạn qua xã có chiều dài 2km, nhiều hệ thống cống tiêu qua đường bị xuống cấp, sập vỡ gây ách tắc dòng chảy, đường giao thông bị ngập sâu khi mưa lớn gây ách tắc giao thông và úng ngập khoảng 35ha vùng hoa thôn 1 (thôn Thượng).

b) Đường giao thông do huyện quản lý:

- Là các đường giao thông quan trọng trong địa bàn, phục vụ sản xuất và sự đi lại của nhân dân. Hàng năm được huyện đầu tư duy tu vá ổ gà, xẻ rãnh thoát nước và bù đắp lề đường.

- Đường Tây Tựu - Cổ Nhuế: đoạn qua xã có chiều dài 2,5km, kết cấu mặt đường BT, là đường cấp VI đồng bằng.

- Đường Phú Diễn - Liên Mạc: đoạn qua xã có chiều dài 1,5km, kết cấu mặt đường BT, là đường cấp VI đồng bằng.

c) Đường do xã quản lý:

Là các đường giao thông nông thôn có tổng chiều dài 15,997km. Trong đó: - Trục xã: 1,75km đã BT hóa 100%, mặt đường chiều rộng đạt trung bình từ 3,5-4m, nhiều đoạn có hiện tượng bị lún, nứt, bong tróc, hệ thống cống rãnh tiêu thoát nước tiết diện hẹp, nhiều đoạn bị sập, vỡ nắp cống. Trong đó có 0,25km đường đến UBND xã không có hệ thống cống rãnh tiêu thoát nước, nước sinh hoạt và nước mưa chảy trực tiếp xuống mương, mặt đường hẹp cần mở rộng, làm vỉa hè trồng cây xanh tạo cảnh quan khu vực.

- Trục thôn: 3,847km đã được bê tông hóa: 100%, mặt đường chiều rộng đạt trung bình từ 2-4m (trên nền đường từ 5-6m), trong đó có 0,826km đường dọc bờ sông Pheo bị lún, nứt, bong tróc, mặt đường hẹp, chưa có hệ thống cống rãnh tiêu thoát nước, nước thải chảy trực tiếp xuống sông Pheo.

- Giao thông ngõ xóm: 10,4km mặt đường BT (9,88km) và 0,52km đường gạch. Hiện trạng có 6,45km đã xuống cấp cần cải tạo. Hệ thống cống rãnh thoát nước đã có nhưng chưa hoàn chỉnh (rãnh hở, thiếu hố ga, nắp cống,...). Hiện tại nhân dân các cụm dân cư số 8, một phần cụm 7 và một phần cụm 10 đến vùng

46

sản xuất hoa có nhiều khó khăn khi qua sông Pheo do cầu qua sông ở vị trí không thuận tiện. Để thuận lợi cho nhân dân đến vùng sản xuất và vận chuyển hàng hóa cần xây dựng mới 01 cầu qua sông tại vị trí thôn 2.

- Giao thông nội đồng: Hiện đang được triển khai dự án đường giao thông nội đồng thuộc Quy hoạch phát triển Vùng hoa Tây Tựu, với tổng chiều dài 22km (kết cấu thảm nhựa và bê tông xi măng). Giai đoạn I là 5,3km, dự án đã thực hiện GPMB và đang triển khai thi công.

Bảng 2.4: Bảng thống kê hiện trạng giao thông xã Tây Tựu năm 2012

TT Loại đƣờng Hiện trạng năm 2012 (km) Chiều dài Đã BT hóa, nhựa hóa Rộng (m) A Đƣờng giao thông 16 16

I Đường trục liên xã và đường đến UBND xã

1,75 1,75

1 Đường từ ngã ba thôn đến ngã ba điếm 1,5 1,5 3,5-3,7 2 Từ đường 70 vào UBND xã 0,25 0,25 4 II Đường liên thôn xóm (trục) 3,847 3,847

1 Đường bờ sông Pheo (phía trong) 0,826 0,826 2-2,5 2 Đường cổng Me – cổng Nền 0,45 0,45 3,6-3,8 3 Đường ông Túc Lập 0,154 0,154 2,3-2,5 4 Đường cổng Me – Nghĩa trang 0,89 0,89 5

5 Đường dãy dừa 1,527 1,527 4

III Đường làng ngõ xóm (nội bộ thôn, xóm) 10,4 10,4

B Đƣờng trục chính nội đồng

(một số trục chính)

22 5,3 1,2

C Hệ thống thoát nƣớc khu dân cƣ 8,5 BT 0,025

47

2.5.2. Hiện trạng thủy lợi

a) Hệ thống sông, hồ:

Trên địa bàn xã có con sông chính là sông Pheo, dài khoảng 2.750m thông ra sông Nhuệ, đây là hệ thống cấp nước tưới và tiêu thoát nước chính của xã. Diện tích được tưới tiêu 336,5ha. Diện tích ao hồ có khả năng trữ và cấp nước 3,9ha.

b) Trạm bơm:

Xã có tổng cộng 10 trạm bơm (02 trạm bơm tiêu và 08 trạm bơm tưới). Trong đó:

- Trạm bơm tưới do HTX quản lý: HTX Tây Tựu số 1 có 04 trạm bơm với 05 máy, công suất 1.620m3

/giờ; HTX Tây Tựu số 2 có 02 trạm bơm với 03 máy, công suất 810m3

/giờ; các trạm bơm này đã xây dựng và đưa vào sử dụng từ những năm 1969-1970 đến nay các trạm bơm này đã xuống cấp nghiêm trọng cả máy và nhà trạm, không đủ năng lực tưới.

- Trạm bơm tiêu do Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Từ Liêm quản lý: Công suất 9.000m3

/giờ.

c) Hệ thống kênh tưới, tiêu:

- Các tuyến kênh do Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Từ Liêm quản lý phục vụ tưới tiêu cho xã gồm: 01 tuyến kênh tưới cấp II (Kênh N6) tổng chiều dài 1.500m đã kiên cố hóa được 100%; 09 tuyến kênh tiêu gồm: 02 tuyến kênh tiêu chính cấp I (kênh tiêu chính Tây Tựu 1, 2) dài 2.151m đã kiên cố hóa được 350m trong đó ngân sách huyện đầu tư kè đá 150m; 07 tuyến kênh nhánh cấp II với chiều dài 5.951m.

- Kênh tưới, tiêu do địa phương quản lý (kênh cấp 3) gồm 15 tuyến tổng chiều dài 11.742m; cứng hóa 2.920m, đạt 24,8% tuyến kênh tưới tiêu kết hợp.

- Hiện trên địa bàn xã có 03 tuyến mương tiêu: đoạn từ cửa Đình đến sông Pheo; Đoạn từ Nghĩa trang nhân dân đến sông Pheo; Đoạn từ đường Dãy dừa đến sông Pheo, hiện trạng 03 tuyến này là mương đất, độ lắng, bồi rất lớn, cây

48

dại mọc, cỏ rác trôi về nhiều dẫn tới gây ách tắc dòng chảy, hàng năm phải chi phí một khoản ngân sách không nhỏ để nạo vét. Do vậy, nhu cầu cấp thiết hiện nay là phải lát mát của 03 tuyến mương tiêu này.

d) Công trình trên kênh:

Gồm 04 cầu (cầu Đăm, Đìa, Dầm, Xéo) - hiện vẫn đáp ứng được yêu cầu đi lại - và 60 cống các loại. Tuy nhiên do nhu cầu đi lại sản xuất cần xây mới 01 cầu qua sông Pheo tại vị trí thôn 2 để tới vùng hoa mà không phải đi vòng qua thôn 3.

e) Đánh giá hiện trạng thủy lợi xã Tây Tựu:

Chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Vào mùa mưa bão vẫn còn hiện tượng úng ngập xảy ra do là vùng thấp của khu vực, nước từ khu công nghiệp Lai Xá đổ về, cốt cao độ của bờ sông Pheo không đều dẫn đến mực nước dân lên tràn vào đồng ruộng gây úng ngập. Bên cạnh đó, một số cống tiêu chính bị ách tắc chưa nạo vét kịp thời. Do vậy, để đảm bảo việc tiêu thoát nước trong mùa mưa bão cần duy trì nạo vét kênh mương, đầu tư xây dựng trạm bơm tiêu úng Cầu Gạch để đảm bảo phục vụ tiêu úng 35ha của HTX số 1 và 40ha của khu công nghiệp Lai Xá Hoài Đức.

2.5.3. Hiện trạng cấp nƣớc.

Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia là

Một phần của tài liệu Định hướng quy hoạch sử dụng đất xã Tây Tựu - huyện Từ Liêm giai đoạn 2013-2020 phù hợp với tầm nhìn đô thị hóa 2050 thành phố Hà Nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)