Chất triết lí ngụ ngôn trong sáng tác của một số nhà văn hiện đạ

Một phần của tài liệu Vai trò của văn học dân gian trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại dấu ấn của truyện cổ dân gian trong một số tác giả, tác phẩm tự sự Việt Nam sau 1945 (Trang 145)

2. Từ chất liệu truyện cổ đến một số hình thức sáng tạo nghệ thuật trong truyện ngắn hiện đại của một số nhà văn

2.3Chất triết lí ngụ ngôn trong sáng tác của một số nhà văn hiện đạ

cả lời đối thoại của nhân vật. Nếu xem lại bản dịch của người xưa, sách “Lĩnh Nam chích quái” ta sẽ thấy rõ đặc điểm này.

Như vậy, bằng cách lặp lại một số yếu tố thi pháp truyện cổ, đan xen rải rác, các nhà văn đã xây dựng được những truyện ngắn có màu sắc huyền thoại cổ xưa. Một số truyện cổ có dáng dấp như khuôn mẫu chuyện cổ tích miền núi. Nội dung của tác phẩm rất hiện đại, có phản ánh những vấn đề bức xúc đang được đặt ra trong xã hội hiện đại, những mặt trái của cuộc sống trong quá trình phát triển những mặt ẩn lấp trong thế giới tâm linh, tâm hồn của con người. Thi pháp chất liệu truyện cổ đã đóng vai trò quan trọng trong việc hoặc tạo nền, tạo ấn tượng, tạo không khí, đẩy câu chuyện về một điểm xuất phát giữa hai bờ hư - thực hoặc chất tạo phản ứng làm nên độ sâu sắc cho tác phẩm.

2.3 Chất triết lí ngụ ngôn trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại hiện đại

Trong phần này, chúng tôi đi vào khảo sát các tác phẩm của một số nhà văn tiêu biểu cho xu hướng quay về dân gian sau 1975, đặc biệt là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Theo chúng tôi đây là một hiện tượng nổi bật, tạo nên một phong cách, một cá tính rõ nét, được biểu hiện qua số lượng tác phẩm, qua tần số sử dụng, qua sự sáng tạo linh hoạt, sắc sảo, phát huy được nhiều lợi thế của văn học dân gian..

2.3.1. Tính chất đa nghĩa trong truyện ngắn sau 1975

Tính chất đa nghĩa vốn là bản chất của văn học được kết tinh từ ngôn ngữ, hình ảnh, cao hơn nữa là hình tượng văn học, là ý nghĩa của nội dung phản ánh. Dù là văn học truyền miệng hay là văn học viết. Những câu tục ngữ lá lành đùm lá rách, thuốc đắng dã tật, con dại cái mang, ăn lông ở lỗ...; những bài ca dao như cây khô chưa dễ mọc chồi/ bác mẹ chưa dễ ở đời với ta/ non xanh bao tuổi mà già/ bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu; những câu chuyện thần thoại (Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích bọc một trăm trứng); truyền thuyết (Thục An Dương Vương, Truyền thuyết các đời vua Hùng…); cổ tích (Tấm Cám, Thạch Sanh…). Đặc biệt là những câu

chuyện ngụ ngôn (Xẩm xem voi, Đẽo cày giữa đường, Con cáo và chùm nho…) đều chứa đựng không chỉ một nghĩa, thậm chí có rất nhiều nghĩa.

Khi văn học viết xuất hiện, tính đa nghĩa cũng là một trong những yếu tố tạo nên vẻ đẹp tinh tế, sâu sắc của văn chương. Bởi văn chương được kết tinh từ ngôn ngữ tạo nên những hình tượng nghệ thuật. Tính đa nghĩa như là một phạm trù của cái đẹp.

ở đây chúng tôi muốn phân biệt tính đa nghĩa của văn học nói chung và giới hạn thuật ngữ đa nghĩa mà chúng tôi đang dùng. Tính đa nghĩa trong văn học được coi như nhiều nghĩa, nghĩa phong phú. Nghĩa là trong một câu tục ngữ, một câu ca dao, một câu chuyện ngụ ngôn... có thể có nhiều nghĩa (nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa ngụ ý thâm sâu). Cùng với sự tri giác và tiếp nhận, các nghĩa lần lượt được nhận ra dưới những lớp vỏ ngôn ngữ, hình tượng. Cũng có những nghĩa sâu xa, khuất lấp mà ở những thời điểm nào đó người tiếp nhận chưa phát hiện đầy đủ. Nhưng các nghĩa ấy tồn tại trong sự thống nhất như bản thân vốn có của nó. Các phạm trù nghĩa không xê dịch, thay đổi hoặc bị khúc xạ do sự phán đoán chủ quan của người tiếp nhận.

Tính đa nghĩa mà chúng tôi dùng ở đây là nhằm chỉ đến tính phức tạp của nó. Ngoài tính nhiều nghĩa nói chung của văn bản nghệ thuật, tính đa nghĩa chúng tôi dùng ở đây còn biểu hiện ở chỗ chúng tạo nhiều cách hiểu khác nhau, thậm chí đối lập nhau ngay trong một văn bản nghệ thuật, từ đó mà có những cảm thụ, đánh giá, phẩm bình khác nhau về tác phẩm.

Thời kì đổi mới đã hồi sinh đất nước, hồi sinh con người. Cuộc sống của toàn xã hội, cuộc sống của mỗi con người trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn, toàn diện hơn, phức tạp hơn, sâu sắc hơn. Văn học (là nhân học) cũng hồi sinh, với tất cả sự sâu sắc, phức tạp, toàn diện, đa dạng, phong phú. Rất nhiều tác phẩm của các nhà văn hiện đại đã đi vào phản ánh con người, phản ánh cuộc sống trên nhiều góc độ, nhiều tầng bậc, nhiều lớp lang của nó mà ở thời kì trước chưa có điều kiện để khai thác. Văn chương giai đoạn này cũng đã phát huy tối đa sức mạnh của nó trong việc phản ánh con người và cuộc sống theo đặc trưng riêng. Hơn bao giờ hết, cuộc sống phồn tạp, đúng nghĩa đã đi vào văn học với những cảnh đời, cảnh

người, những sắc thái trong đời sống tâm hồn con người. Có thể kể ra hàng loạt tên tuổi các nhà văn tiêu biểu như: Nguyễn Huy Thiệp, Hoà Vang, Võ Thị Hảo, Ma Văn Kháng, Lưu Sơn Minh, Nguyễn Quang Thiều, Ngô Tự Lập, Bão Vũ, Phạm Hải Vân, Kiều Bích Hậu, Ngô Văn Phú, Mạc Phi…Tuy nhiên do tính chất, giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ mới tập trung vào khảo sát những nhà văn hiện đại sau 1975 có sử dụng chất dân gian ở góc độc nhất định. Cụ thể ở đây là sự sử dụng thi pháp, sử dụng cốt truyện, sử dụng nhân vật của truyện dân gian theo từng mức độ khác nhau, tuỳ theo dụng ý sáng tác của tác giả.

Trước tiên chúng tôi sẽ dẫn ra trường hợp nhà văn Nguyễn Huy Thiệp - bởi ông đã trở thành một hiện tượng văn học nổi bật những năm cuối thế kỉ XX. Những tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp khi ra đời trở thành một thứ “hóa chất” gây phản ứng mạnh mẽ trong công chúng độc giả, giới nghiên cứu phê bình và cả những người ngoại đạo “mỗi tác phẩm là một sự kiện và giới văn học và cả công chúng độc giả cứ không ngớt bàn luận, bàn tán. Khen chê cứ ầm ĩ, mạnh mẽ và quyết liệt”[72, tr.6]. Đọc văn Nguyễn Huy Thiệp “về loại truyện thế sự, truyện giả cổ tích, truyện giả lịch sử, truyện có đáy, truyện không có đáy, truyện kể nội dung, truyện viết nội dung, đọc thế nào, hiểu thế nào là đến, là văn? Các ý kiến khác nhau, trái ngược nhau, đối chọi nhau của các nhà văn, các nhà phê bình, các độc giả bình thường, của người trong nước, người ngoài nước, soi chiếu tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp dưới nhiều gốc độ khác nhau, từng khía cạnh khác nhau, có truyện nhiều ý đánh giá đồng quy, có truyện ý khen chê cách biệt...” [72, tr.7].

Nguyễn Huy Thiệp có lẽ là người đầu tiên trong văn học Việt Nam lập kỉ lục có được nhiều bài viết nhất về sáng tác của mình. “Truyện của anh thường không kể về một câu chuyện gì đấy, mà là sự suy tư về những vấn đề gì đấy. Nền tảng văn chương của anh là sự suy tư” [72, tr.133]. Sự suy tư về sự đời, về con người, về văn chương lại được thể hiện dưới một ngòi bút sắc nhọn, thiên biến vạn hóa đã hoả mù độc giả phân tán những phán đoán nhiều khi dẫn họ đến chỗ ngộ nhận. Có nhiều bạn đọc thừa nhận đọc văn Nguyễn Huy Thiệp rất mệt, phải đọc nhiều lần mới hiểu

nhưng cũng chưa chắc đã đúng ý tác giả, thậm chí có người nhận xét “Đọc Nguyễn Huy Thiệp, lắm lúc cảm thấy thật sự hoang mang vì chẳng hiểu anh định nói gì”[72, tr.458].

Một số truyện gần đây của Nguyễn Huy Thiệp không có kết thúc rành mạch theo những giải pháp dễ dãi. Anh luôn đưa ra những giả định, có thể thế này, thế kia, thế khác nữa, hối thúc người đọc suy nghĩ, tự tìm ra lối kết thúc theo cách riêng của mình, không cho phép họ lười biếng ăn sẵn”[72, tr.206].

Đánh giá xung quanh hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp, có một số ý kiến cho rằng: “Chỉ mình anh cũng đủ tạo nên một dòng văn học sôi động kéo dài cả mấy năm trời và còn nóng bỏng đến tận hôm nay. Có lẽ ở ta hiếm có tác giả mà chỉ vừa xuất hiện đã được dư luận cả trong và ngoài nước quan tâm nhiều đến vậy. Theo thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, từ giữa khoảng năm 1987 đến giữa năm 1989 đã có trên 70 bài viết về sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, trong đó có sự đối lập giữa các ý kiến phải nói là gay gắt, cực đoan nhất so với tất cả các cuộc tranh luận khác trong văn học kể từ 1975 trở đi. Người khen, khen hết lời, người chê có khi mất hết cả sự bình tĩnh cần thiết, khiến cho cuộc tranh luận trở nên đầy kịch tính”[72, tr.517-518]. Những ý kiến thiên về ca ngợi thì cho rằng “Truyện của anh đã đành không phải là một thứ minh họa cho đường lối chính sách mà nó cũng không phải là thứ văn chương “thời thượng” có tính cách thời vụ hiện nay nhằm “chống tiêu cực”. Nó đã vượt lên trên tất cả để thành thứ văn chương của muôn thủa”[72, tr.397].

ở một góc độ khác Nguyễn Huy Thiệp được đánh giá như một tài năng hiếm, độc đáo”, “là sản phẩm tất yếu của sự gặp gỡ giữa tài năng mới và khát vọng”[72, tr.545]. Nhiều nhà nghiên cứu đều có những ý kiến thống nhất cho rằng truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp dù nói về ai, nói về cái gì và nói như thế nào thì văn chương của tác giả đều hướng tới “nêu bật những vấn đề vĩnh cửu về cái thiện và cái ác, về số phận... đang dằn vặt con người hiện đại”[72, tr.74] và mục đích của nhà văn là không ngừng suy tư về ý nghĩa cuộc sống, tình yêu, cái chết... Các nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp luôn day dứt bởi câu hỏi “liệu con người có hiểu được con người không, có thể tôn trọng và yêu mến con người không... Tại sao

những người tốt lại thường đau khổ bất hạnh”[72, tr.125]. Vì theo Nguyễn Huy Thiệp, “con người không trở nên tốt hơn, thánh thiện hơn nếu họ thiếu quan tâm đến cái xó tối tăm lương tri ngày đêm khản tiếng khóc thầm ấy”[72, tr.127].

Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đề cập đến con người ở mọi đối tượng dù là một ông tướng về hưu hay là một anh đồ tể, một ông Vua hay là một thi nhân, dù một cô gái chèo đò, hay là một diễn viên, dù là một anh kĩ sư hay là một người đẩy xe ba gác... dù nghèo khổ hay giàu có... hiện lên trong cuộc sống ở rất nhiều góc độ, nhiều tâm cảnh trạng huống nhưng đều “toát lên một quan niệm rất nhân bản của anh”: “bản chất của con người là lòng nhân từ. Con người có thể bị tha hóa, nhưng ngay cả ở những con người ấy vẫn tiềm tàng nhân ái. Con người luôn vươn tới điều thiện”[72, tr.398]. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, văn chương của Nguyễn Huy Thiệp chứa đựng những giá trị nhân bản sâu sắc, chứa đựng cái tâm của người sáng tạo. Nhà phê bình Vương Trí Nhân khẳng định rất nhiệt huyết rằng “nếu có một thứ quả bóng vàng” (hay là “Cây bút vàng”) dành để tặng cho các cây bút xuất sắc hàng năm, thì trong năm vừa qua và cả nửa đầu năm nay nữa - người xứng đáng được giải trong văn xuôi ta có lẽ là Nguyễn Huy Thiệp”[72, tr.405] và ông cho rằng phong cách văn Nguyễn Huy Thiệp “hai lần kì lạ”.

ý kiến khen thì nhiều, ý kiến chê bai chỉ trích cũng không phải là ít. Có ý kiến cho rằng: “... xuất hiện vào thời kì nước ta đang có những khó khăn chồng chất chưa thể một lúc giải quyết được (1987 - 1988), Nguyễn Huy Thiệp đã lách ngòi bút của mình vào những chỗ nhức nhối của xã hội, vào những mảng đen tối của cuộc đời”[72, tr.410] để nhìn đời một cách tàn nhẫn quá, “hung hãn, táo tợn”, “lạnh lùng, hằn học” quá. Và ông cho rằng, từ đó đến nay văn chương Nguyễn Huy Thiệp đã ngày càng sa về ba lỗi lầm lớn nhất. Cụ thể: Văn của Nguyễn Huy Thiệp “ngày càng mất bản chất nhà văn, càng xác lập được thứ bậc giá trị của các hành vi thậm chí, anh còn thóa mạ con người”; “ngày càng thô lỗ tục tằn và bộc lộ một trình độ văn hóa rất yếu kém”; “ngày càng rơi vào thói vô chính phủ về lịch sử. Anh xuyên tạc lịch sử một cách trắng trợn với một thái độ phủ định quyết

liệt”[72, tr.411]. Và họ cho rằng: “Viết như thế cũng là một cách bắn súng lục vào quá khứ”[72, tr.203] khi một số tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đi vào các cuộc sống đời thường của các thần tượng lịch sử, văn hóa như Nguyễn Huệ, Tướng về hưu, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi. Đó là sự thể hiện “một bệnh lí, sự vội vã định hình, sự bộc lộ sâu sắc cái tâm lí chán đời là chối bỏ và phản kháng, lật đổ và hạ bệ mọi thần tượng”[72, tr.427]. Hậu quả dẫn đến là “đã lăng nhục cha ông, tổ tiên mình”[72, tr.426] (Kiếm sắc, Vàng lửa, Tướng về hưu).

Trong truyện Vàng lửa, Tạ Ngọc Liễn cho rằng, Nguyễn Huy Thiệp có quyết định muốn đánh giá lại lịch sử, do “trình độ học vấn chưa đầy đủ”, “vốn tri thức văn hóa” có vấn đề nên đã rơi vào “thói qui chụp về chính trị rất tai hại”[72, tr.525] làm cho “người đọc dễ hiểu lầm là ở đây

Vàng lửa muốn ca ngợi Pháp có công khai hóa văn minh cho đất nước Việt Nam”[72, tr.525]. Có người nhận xét Nguyễn Huy Thiệp “viết truyện với dụng ý xấu, để ám chỉ người này, người nọ”[72, tr.150], thậm chí ám chỉ xã hội. Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn “có tài nhưng tâm thiếu trong sáng”[72, tr.534].

Người khen, kẻ chê đều đưa ra những lập luận, quan điểm của mình để bảo lưu ý kiến. Ngay trong một tác phẩm cụ thể (Kiếm sắc, Vàng lửa, Tướng về hưu) cũng có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Chúng tôi có thể đưa một vài ý kiến tiêu biểu cho các xu hướng để tìm ra nguyên nhân, bản chất của vấn đề cũng như bút pháp sáng tạo của người nghệ sĩ.

Đọc Tướng về hưu, có ý kiến thừa nhận đây là một tác phẩm “có nhiều đoạn sắc sảo, bạo dạn, nêu nhận xét ngắn gọn, sử dụng thành ngữ tục ngữ đắt”[72, tr.518]. Tác phẩm là “tiếng chuông báo động sự xuống cấp trong biểu hiện cụ thể của một số chuẩn mực xã hội”[72, tr.519]. Câu chuyện kể về một vị tướng vào sinh ra tử trong chiến tranh sống cô đơn, lạc lõng giữa cuộc sống thời hiện tại, giữa bao nhiêu sự ứng xử trần trụi, vô cảm giữa đời thường... Nó có tác dụng như sự “thôi thúc chúng ta cùng nghĩ để tìm ra lời giải đáp, mỗi người tự cảm thấy, tự vượt lên bản thân mình để sống, gắn bó với nhau hơn”[72, tr.519]. Bên cạnh đó, có ý kiến phê phán văn Nguyễn Huy Thiệp “bạo ngược”, rằng “tôi có cảm giác có

sự phủ nhận cuộc kháng chiến chống Mĩ”, rằng “không có viên tướng sống vô ích đến thế, bi kịch gia đình đâu đến nỗi ấy”[72, tr.521]...

ở truyện Phẩm tiết, các ý kiến tranh luận lại nổ ra sôi nổi, mức độ trái ngược giữa các ý kiến xem ra còn gay gắt hơn. Người châm ngòi nổ cho cuộc tranh luận này là Nguyễn Thúy ái và Vũ Phan Nguyên, trên cùng số báo Văn nghệ (20/8/1988). Nguyễn Thúy ái thì cho rằng kiểu viết Phẩm tiết tức là “bắn súng lục vào quá khứ”. Trong truyện này, Nguyễn Huy Thiệp đi vào phản ánh về khía cạnh đời thường của hai vị hoàng đế Quang Trung và Gia Long, trong đó sử dụng cô gái đẹp Vinh Hoa như một liều thuốc thử. Dựa vào một vài tình tiết trần trụi, thô tục. Nguyễn Thúy ái cho rằng Nguyễn Huy Thiệp “không được soi lại lịch sử bằng tấm gương dị dạng như vậy, xin nói lại đó là thứ dị dạng chứ không phải là thuốc đắng. Đó là xúc phạm lịch sử”[72, tr.532].

Nhà văn Mai Ngữ trong bài viết Cái tâm và cái tài của người viết

(Quân đội nhân dân 27/8/1988) cũng đưa ra những ý kiến không tán đồng khi đọc Phẩm tiết. “Trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, ta thấy có đủ cả tâm lí chán chường, sự chối bỏ không thương tiếc mọi quá khứ và

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vai trò của văn học dân gian trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại dấu ấn của truyện cổ dân gian trong một số tác giả, tác phẩm tự sự Việt Nam sau 1945 (Trang 145)