Cổ tích dân gian và cổ tích văn học – hai hệ thống nghệ thuật thẩm mĩ tương đồng

Một phần của tài liệu Vai trò của văn học dân gian trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại dấu ấn của truyện cổ dân gian trong một số tác giả, tác phẩm tự sự Việt Nam sau 1945 (Trang 55)

1. Nhà văn viết truyện cổ tích

1.1. Cổ tích dân gian và cổ tích văn học – hai hệ thống nghệ thuật thẩm mĩ tương đồng

thẩm mĩ tương đồng

Trong di sản văn hóa nhân loại, truyện cổ tích là một thể loại chiếm vị trí độc đáo và có lẽ là loại hình nghệ thuật ngôn từ đặc sắc được nhiều người biết đến vì vẻ đẹp phong phú của nó, vì sức hấp dẫn kì diệu không chỉ được bộc lộ ra qua tri giác nghệ thuật của người nghe và người đọc cổ tích. Riêng với tuổi thơ, truyện cổ tích có sự cuốn hút đặc biệt. Mỗi câu chuyện các em được nghe, được đọc thường để lại những dấu ấn khó phai mờ về một thế giới lung linh sắc màu, giúp các em hình thành những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp.

Truyện cổ tích có mặt ở khắp nơi. Mỗi dân tộc trên thế giới đều có những kho tàng truyện cổ tích của dân tộc mình. Có những dân tộc có những kho tàng cổ tích đồ sộ phong phú nổi tiếng thế giới (Nghìn lẻ một đêm - ả Rập). Truyện cổ tích hấp dẫn người đọc bởi trí tưởng tưởng phong phú của người xưa, bởi hình tượng nghệ thuật độc đáo, cốt truyện li kì... Truyện cổ tích càng phong phú về tư tưởng, hình tượng nghệ thuật càng

độc đáo, cốt truyện càng li kì thì sự ảnh hưởng của nó trong không gian, thời gian càng lớn, càng rộng, vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia, một khu vực, một thời đại.

Truyện cổ tích chiếm một kỷ lục về sức phổ biến rộng rãi. Điều đó không chỉ có nghĩa là nó có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Điều đó còn có nghĩa là nó có khả năng xâm nhập sâu rộng vào tất cả mọi người, thuộc mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội, mọi nền văn hóa và mọi thời đại khác nhau. Để đọc được Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Chinh phụ ngâm

(Đặng Trần Côn), Truyện Kiều (Nguyễn Du) không phải ai cũng có thể hiểu hết và có một nhận thức thẩm mĩ tương ứng với giá trị đích thực của nó. Nhưng đứng trước một truyện cổ tích bao giờ, ở đâu và bất cứ ai cũng có thể hiểu được kể cả những người không biết đọc, biết viết.

Truyện cổ tích, sở dĩ có sức sống lâu bền, rộng rãi bởi từ trong những câu chuyện nhỏ về cuộc đời, số phận của nhân vật, của những con người nghèo khổ, bất hạnh đều chứa đựng những giá trị nhân bản nguyên sơ tốt đẹp vốn dĩ của con người. Cùng với thời gian, những câu chuyện xa xưa ấy vẫn sống và tồn tại trong tiềm thức của con người hiện đại, nó kết tủa thành những trầm tích trong những cơ tầng văn hóa của nhân loại. Bởi, mỗi khi cuộc sống tồn tại, con người giữa bao sự bộn bề đa thanh đa sắc của cuộc sống đời thường thì vẫn còn sự đấu tranh vật lộn để hướng thiện; vẫn còn những mơ ước cái ác sẽ bị loại trừ...

Trong quá trình phát triển của lịch sử, những nhận thức mộng mơ của con người thưở hồng hoang vẫn được tiếp biến, tái sinh dưới nhiều góc độ khác nhau (lịch sử, văn hóa, xã hội...), dưới nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau (hội họa, điêu khắc, điện ảnh, sân khấu, văn học...). Truyện cổ tích đặc biệt có giá trị quan trọng trong sự hình thành và phát triển nghệ thuật ngôn từ “Truyện cổ tích đặc biệt là cổ tích thế sự chính là thủy tổ của văn xuôi tự sự hiện thực thành văn”)

[11, tr.10].

ở châu Âu vào thời đại Phục Hưng, các sáng tác tự sự, thế tục xuất hiện vào đúng lúc uy thế của nhà thờ bắt đầu lung lay. Những sáng tác này bước đầu phát triển trên cơ sở vốn văn hóa dân gian của dân tộc, chủ yếu là từ mảng văn xuôi tự sự dân gian của dân tộc, đặc biệt là truyện cổ tích.

Trong cuốn Mười ngày nổi tiếng của nhà văn ý Bôcaxiô (1313-1375) mở đầu cho xu hướng văn xuôi thế tục thời Phục Hưng ở châu Âu, có nội dung một nửa là những truyện cổ tích dân gian. Nhà văn Xcôxơ (Anh) cũng là một thí dụ điển hình cho khuynh hướng phát triển văn xuôi trên mảnh đất màu mỡ của truyện cổ tích dân gian.

ở nước Nga xu hướng này ra đời muộn hơn (chủ yếu là vào các thế kỉ XVII, XVIII). ở Việt Nam, các sáng tác thuộc loại hình văn học tự sự trong văn học viết Việt Nam thời trung cận đại cũng không nằm ngoài quy luật ghi chép Folklore (dòng văn xuôi chữ Hán, dòng truyện thơ Nôm, truyện Nôm bình dân...).

Có thể khẳng định “Quy luật chung của nhiều nền văn học viết đều khởi đầu bằng việc ghi chép Folklore” [102, tr.93]. Trong đó thể loại cổ tích có tỉ lệ lớn và chiếm ưu thế chính. Truyện cổ tích còn được các nhà văn sử dụng như một hình thức nguyên mẫu để lặp lại (cấu trúc, phong cách). Một trong nhiều xu hướng, nhiều cấp độ, nhiều mục đích kế thừa đó là hiện tượng sáng tác truyện cổ tích văn học. Cổ tích văn học là một hiện tượng lớn, tồn tại trong quá trình hình thành và phát triển của nhiều nền văn học trên thế giới. Nó được nảy sinh tương đối sớm và không ngừng phát triển cho đến ngày nay. Đây là một trong những hình thức kế thừa phong phú, hấp dẫn được bắt nguồn từ kho tàng truyện cổ của nhiều dân tộc trên thế giới, bao gồm truyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, ngụ ngôn, truyện cười… Trong các thể loại đó, truyện cổ tích đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành thể loại này. Truyện cổ tích của Andersen (Đan Mạch); A.X.Puskin, L.N.Tônxtôi (Nga), Brentano (Đức); Hemingway, Pearl Buck (Mỹ), Thackeray, Oscar Wilde (Anh), H.Puraf (Pháp) v.v... đã chứng tỏ sự hiện diện phong phú của thể loại này, trở thành một xu thế phát triển của nhiều nền văn học trên thế giới.

Riêng ở Nga, truyện cổ tích văn học xuất hiện vào thế kỉ XVIII và đặc biệt phát triển mạnh mẽ vào thế kỉ XIX gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà văn nổi tiếng như A. X. Puskin, V.A. Giucốpxki, N. A. Nhêkraxốp... trong đó, A. X. Puskin được đánh giá là người đóng vai trò quan trọng cho sự hình thành và phát triển của thể loại văn học này. Ông được mệnh danh là “người kể chuyện cổ tích đầu tiên”[91, tr.137]. Nhà nghiên cứu I. P.

Lupanôva cũng thừa nhận “sáng kiến trong lĩnh vực truyện cổ tích văn học Nga thuộc về A.X. Puskin”. Với hàng loạt tác phẩm “Ruxlan và Lutmila”, “Truyện cổ tích chú gà trống vàng”, “Truyện cổ tích ông lão đánh cá và con cá vàng”, v.v... A. X. Puskin cùng với hàng loạt nhà văn khác đã tạo ra một thể loại mới trong văn học Nga - đó là truyện cổ tích văn học mà ngọn nguồn nền tảng của nó là kho tàng Folklore vô cùng phong phú của các dân tộc Nga, trong đó truyện cổ tích dân gian Nga là nguồn sống dồi dào để các nhà văn Nga mở rộng chân trời hư cấu cho thể loại văn học mới mẻ, hấp dẫn này.

Đây là hình thức sáng tạo sử dụng hoặc là cấu trúc của thể loại truyện cổ tích để cố định thành văn bản thành văn theo phong cách của nhà văn, hoặc sử dụng phong cách dân gian thông qua hệ thống thi pháp truyện cổ tích để xây dựng một cốt truyện cổ tích mới trên cơ sở trí tưởng tượng của nhà văn. Kết quả của sự sáng tạo này là cho ra đời những câu chuyện cổ tích mới, có hình thức và tư tưởng thẩm mĩ giống như truyện cổ tích truyền thống. Đây là thể loại phản ánh rõ nhất mối quan hệ có tính chất tương đồng trong quá trình tiếp biến và tái sinh của văn học viết.

ở Việt Nam, nền văn học viết của chúng ta được biết đến đã ngót 10 thế kỉ. Các nhà văn, tùy thuộc vào từng thời kì cũng đã nương bóng dân gian để sáng tạo, trong đó có xu hướng sáng tác cổ tích văn học. Quá trình phát triển đó cũng không nằm ngoài xu thế phát triển chung của văn học thế giới. Như chúng ta đã biết, văn học dân gian vốn dĩ tồn tại trong cộng đồng, sống trong môi trường nguyên hợp. Qua phương thức truyền miệng, văn học dân gian được lưu truyền qua không gian, thời gian. Khi văn học viết xuất hiện, nó là phương tiện để lưu giữ văn học dân gian thông qua hình thức ghi chép (Nguyễn Đổng Chi, Vũ Ngọc Phan, Trần Thanh Mại...). Tuy những tác phẩm dân gian được sưu tầm và ghi chép lại cũng có tính tương đối của nó, nhưng ở dạng này chúng ta vẫn coi đó là những tác phẩm văn học của dân gian. ở nước ta, sự sáng tạo từ văn học dân gian bắt đầu được tính từ công việc của các nhà soạn giả, sưu tập các truyện kể dân gian lưu truyền trong nhân dân. Công việc của họ khiến cho một bộ phận truyện kể dân gian được sưu tầm, chép lại thành văn bản. Chẳng hạn như: “Ngoại sử kí” của Đỗ Thiện, “Việt điện u linh” của Lý Tế Xuyên,

Lĩnh Nam chích quái” của Trần Thế Pháp. Đó là những thao tác khởi đầu cho sự sáng tạo về sau của văn học nước ta trên nhiều thể loại (thơ, văn xuôi, kịch...). Nói như nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh: “Có được truyện cổ tích trong tay, nhà văn thấy không thể bằng lòng với nguyên văn, nguyên truyện như nó đã lưu hành trong dân gian. Chuyện thì hay đấy, nhưng chưa đủ để nói lên tinh thần và nội dung của nó. Hình ảnh thì có đấy và sức hư cấu cũng dồi dào, nhưng lại có nhiều phần khái quát hóa hơn là cá tính hóa. Vào những giai đoạn lịch sử trước, như thế có lẽ là thỏa mãn nhu cầu nhưng dần với sự phát triển cao của xã hội, cái “ta” trong cổ tích không làm nổi được cái “tôi” trong cuộc đời. Nhưng gạt bỏ cổ tích đi thì không được vì sức thuyết phục của khả năng cổ tích rõ là trường tồn, có khi là cực đại” [80, tr.9]. Nhà văn nắm được cái mấu chốt ấy đã tìm cách khuyếch trương để tận dụng các khả năng sáng tạo. Họ đã bắt tay vào chế tác, chế biến và sáng tạo. Có thể chế biến trên cái cũ, gia công sáng tạo thêm trên cái cũ (như nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật...) để tạo ra những ấn tượng mới mẻ, có dấu ấn của người sáng tạo.

Bước đi có tính chất tạo nền móng cho sự ra đời và hình thành thể loại cổ tích văn học trước tiên phải thừa nhận đó là công việc chế tác truyện cổ tích dân gian. Vấn đề này, trong bài viết mở đầu cho cuốn sách “Truyện cổ tích Nga trong sự chế tác của các nhà văn”, V.P.Anhikin đã chia ra hai loại và xác định rằng: “Thứ nhất, truyện cổ tích dân gian giữ nguyên tính bất biến của cốt truyện, hình ảnh và phong cách mà chỉ thay đổi về chi tiết; thứ hai, truyện cổ tích đã được cải biên trở thành một hình tượng mới của nghệ thuật, giống truyện dân gian ở nét cơ bản”. Như vậy, một mặt nhà văn giữ lấy cốt truyện, chuyển nó từ văn học dân gian thành tác phẩm của mình một cách sáng tạo, mặt khác nhà văn chỉ dựa vào nguyên tắc và phương pháp sáng tác truyện cổ tích dân gian để tạo ra tác phẩm mới. Hay nói cách khác, phương thức sáng tác thứ nhất là tuân thủ nội dung cốt truyện và thi pháp cổ tích dân gian, phương thức sáng tác thứ hai là dựa vào phong cách dân gian để xây dựng nên một tác phẩm hoàn toàn mới. Hai phương thức sáng tác này khiến cho tác phẩm văn học viết liên hệ với sáng tác dân gian theo hai phương diện: một là quan hệ cội nguồn, hai là quan hệ loại hình. Chính vì vậy mà có thể nói rằng, thuộc

tính của truyện cổ tích văn học do đó là mức độ khác nhau của sự gần gũi giữa nó và truyện cổ tích dân gian.

Chúng ta có thể đưa ra một phép so sánh để thấy những nét tương đồng và khác biệt giữa hai hình thức nghệ thuật nói trên. Xét về phương thức tồn tại thì truyện cổ tích dân gian là tác phẩm tự sự được lưu truyền trong nhân dân từ đời này qua đời khác và là kết quả lao động sáng tạo của tập thể. Trong khi đó, truyện cổ tích văn học là tác phẩm tự sự nhưng được viết bằng văn bản cố định do nhà văn sáng tạo, gia công. Trong đó thể hiện sự khác biệt với truyện cổ dân gian ở quan niệm của tác giả về thế giới quan, nhiệm vụ tư tưởng thẩm mĩ của thời đại và mối quan hệ với phương pháp nghệ thuật của nhà văn. Mặc dù các nhà văn tiếp thu và vận dụng kinh nghiệm thẩm mĩ dân gian.

Về xây dựng nhân vật, trong truyện cổ tích dân gian nhân vật được xây dựng không phải thông qua con đường cá tính hóa mà bằng con đường khái quát hóa. Những đặc điểm của nhân vật, tâm lí nhân vật được nêu rất ngắn gọn, chủ yếu là được bộc lộ qua các cuộc đối thoại và các hành vi, cử chỉ của nhân vật. Hành động của nhân vật chính là quy luật và là đặc điểm chính của truyện cổ tích dân gian.

Nếu như cổ tích dân gian qua quá trình lưu truyền trong không gian, thời gian sản sinh ra rất nhiều dị bản thì cổ tích văn học lại được cố định và không có dị bản. Truyện cổ tích văn học đã chuyển từ hình thức truyền miệng dân gian đến hình thức bác học, từ khuyết danh đến có tác giả cụ thể.

Ngôn ngữ trong truyện cổ tích là ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ kể. Truyện cổ tích không đi vào miêu tả mà chỉ kể, giới thiệu theo tuần tự của cốt truyện. Trong cổ tích văn học, nhà văn đã xen vào những câu văn miêu tả, nhiều khi còn thêm vào những câu, những đoạn triết lí, những lời bình luận, những câu diễn tả tâm lí nhân vật. Nhiều khái niệm, thuật ngữ mới hiện đại của đời sống cũng được đưa vào truyện cổ tích văn học.

Mặc dầu truyện cổ tích dân gian và cổ tích văn học có nhiều đặc điểm, tính chất khác biệt nhưng giữa hai thể loại này có nhiều đặc điểm chung giống nhau. Khi tham gia chế tác, gia công các truyện cổ dân gian hoặc sáng tác một câu chuyện hoàn toàn mới không có nguồn gốc từ những câu truyện cổ, các nhà văn đều tôn trọng tính bất biến, tức giữ

nguyên cốt truyện, hình ảnh và phong cách truyện cổ tích dân gian hoặc sử dụng khá đồng bộ những nguyên tắc và phong cách sáng tác truyện cổ tích. Một trong hai phương thức trên đều cho ra đời những truyện cổ tích mà sự cảm nhận hoặc ranh giới giữa hai thể loại đó có quan hệ rất gần gũi nhau.

ở cấp độ nhà văn chế tác (viết lại truyện cổ một cách sáng tạo) hầu hết nội dung, hình thức của truyện cổ tích dân gian đều được giữ nguyên, vẫn là nhân vật của dân gian, có hệ thống sự kiện của dân gian và sắp xếp theo tuần tự cũ. Mở đầu, kết thúc truyện đều tuân thủ theo lôgíc của người xưa. Loại này không khác biệt cổ tích dân gian là mấy, đặc biệt đối với trẻ em, hầu như ấn tượng đó không bị phát lộ. Nói tóm lại, về cơ bản hình thức và nội dung của truyện dân gian không bị thay đổi nhiều. ở cấp độ thứ hai, nhà văn không dựa vào cốt truyện cổ tích, không sử dụng nhân vật, không lặp lại những câu chuyện cũ mà tạo ra một cốt truyện mới, những nhân vật mới. Các câu chuyện của nhà văn không có dấu tích, không có mối liên hệ với quá khứ. Nhưng những nguyên tắc, phương pháp sáng tác truyện cổ tích dân gian như là khuôn mẫu để nhà văn đưa sự tưởng tượng của mình vào, tạo nên những hình mẫu tương tự. Nhà văn chủ động sáng tạo nhưng vẫn tuân chỉ những nguyên tắc nghệ thuật (không gian và thời gian, nhân vật, yếu tố kì diệu, cấu trúc tác phẩm...) vốn là xương sống của thể loại này. Thậm chí, có nhiều tác phẩm hầu như lặp lại đồng bộ các yếu tố thi pháp. Kết quả của sự vận động này đã cho ra đời hàng loạt truyện ngắn có hình thức cổ tích.

Vì là những truyện cổ tích và với mục đích viết cho thiếu nhi cho nên dung lượng của tác phẩm này cũng không mấy thay đổi. Các vấn đề phản ảnh mang tính chất ổn định, phù hợp với đối tượng thưởng thức. Đặc biệt các yếu tố kì diệu, hoang đường, lối kết thúc có hậu đều được nhà văn đặc

Một phần của tài liệu Vai trò của văn học dân gian trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại dấu ấn của truyện cổ dân gian trong một số tác giả, tác phẩm tự sự Việt Nam sau 1945 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)