Truyện cổ dân gian trong việc hình thành nội dung và hình thức truyện cổ tích văn học

Một phần của tài liệu Vai trò của văn học dân gian trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại dấu ấn của truyện cổ dân gian trong một số tác giả, tác phẩm tự sự Việt Nam sau 1945 (Trang 72 - 86)

1. Nhà văn viết truyện cổ tích

1.3.Truyện cổ dân gian trong việc hình thành nội dung và hình thức truyện cổ tích văn học

thức truyện cổ tích văn học

Như chúng tôi đã trình bày trong mục I chương 2, truyện cổ tích văn học là một hoạt động lớn trong xu thế kế thừa và sáng tạo của nhiều nền văn học lớn trên thế giới. Nguồn gốc sâu gợi mở là từ kho tàng truyện cổ vô cùng phong phú, từ những giá trị thẩm mĩ giản dị, trong sáng, từ những hình thức nghệ thuật li kì, hấp dẫn, từ kết cấu đơn giản, quen thuộc của chính nó.

ở mục này, chúng tôi sẽ trực tiếp đi vào khảo sát một số nhà văn tiêu biểu, có mật độ tác phẩm đậm đặc như Phạm Hổ, Tô Hoài, Vũ Tú Nam... Đặc biệt là nhà văn Phạm Hổ với 47 truyện cổ tích văn học viết về các loài hoa, loài quả,... đã dùng thi pháp nghệ thuật cổ tích, phong cách của cổ tích để thể hiện ở một hình thức nghệ thuật tương đồng - Đó là sáng tác truyện cổ tích văn học. Mặc dù lặp lại khuôn thức của cổ tích nhưng quá trình sáng tạo đó ấy đã tạo ra một phong cách, một bút pháp riêng. “Phong cách Phạm Hổ viết cho các em dịu dàng, đằm thắm, sâu xa mà tươi vui duyên dáng, từ cái nhìn chính mắt ta trông thấy toát lên ý vị nồng nàn như mùi hương không thấy của những bông hoa đẹp, khiến ta bâng khuâng nhớ mãi. Truyện của Phạm Hổ viết cho thiếu nhi đều đẹp, từ hình thức đến nội dung, nâng các em lên một tầm cao tư tưởng, từ cách nhìn trong sáng của tính ngây thơ con trẻ thành những triết lí cao cả nhẹ nhàng [29, tr.162] .

Nguyên nhân gợi ý để nhà thơ sáng tạo theo những mảng đề tài này là những phát hiện tinh tế, từ hiện tượng, từ những quy luật thiên nhiên, những cây, những hoa, những lá... vô cùng phong phú và sinh động. Trong lời nói đầu mở đầu tập truyện Quả tim bằng ngọc, tác giả đã giải thích nguyên nhân “từ đâu mà tôi có ý nghĩ viết loại “chuyện hoa, chuyện quả” này như sau: “Cách đây khá lâu, hồi kháng chiến chống Pháp, tôi có dịp được đi từ Nghĩa Bình ra Việt Bắc, chủ yếu là đi bộ, luồn rừng, lội suối, trèo đèo. Cây rừng Trường Sơn đã làm tôi ngơ ngẩn. Có những cây to cao nhìn phát ngợp, có những cây lại bé bỏng như rêu, mà cũng có đủ cả rễ và ngọn. Cây đứng, cây bò, cây leo, cây cuộn... và hoa quả trăm sắc ngàn hình...

Cây rừng gợi nhớ đến cây vườn!

Thích quá yêu quá nhưng biết viết gì về cây bây giờ nhỉ? Năm tháng trôi qua...

Nhờ hiểu được những con người xưa và nay, trong họ hàng ngoài làng nước, tôi dần dần cảm thấy có thể viết được về cây và về người” [31, tr.5].

Theo tác giả, viết về cây, về quả, củ, kể cả con vật, mục đích cuối cùng chỉ để nói về con người, về những mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người (giữa mẹ và con, giữa anh và em, giữa vợ và chồng, giữa thầy và trò, giữa dân với nước của con người Việt Nam nói riêng và tình người nói chung. Với nhà văn Phạm Hổ “được sống và viết cho các em là cả một hạnh phúc”[30, tr.10].

Để truyền tải được những ý tưởng và mục đích cao đẹp, với niềm say mê tâm huyết, nhà văn Phạm Hổ đã tìm một hình thức sáng tạo có hiệu lực thuyết phục nhất. Đó là loại truyện cổ tích văn học viết về đề tài loài hoa loài quả đến với trẻ thơ, gửi cho các em những thông điệp nhỏ bé, dí dỏm và cũng rất sâu lắng về cuộc sống.

Viết theo hình thức sử dụng thi pháp, phong cách truyện cổ (chủ yếu là cổ tích) là một sự lựa chọn có chủ ý của nhà văn khi đối tượng đọc là các em nhỏ. Một trong những đặc điểm nổi trội làm nên tính bền vững của hệ thống thẩm mĩ ở thể loại này là sự lặp lại. Lê Kinh Khiên khi nêu những đặc trưng thi pháp của văn học dân gian, đặc biệt nhấn mạnh tính lặp lại. Ông viết: “Trong sự đối lập giữa cái bất biến, giữa cái quen thuộc và cái mới lạ, văn học dân gian nhấn mạnh vào cái thứ nhất[91, tr.43]. Về vấn đề này, ông rất tâm đắc với nhận định của nhà Folklore Bungari: “Những đặc trưng cơ bản của thi pháp dân gian được tập hợp xung quanh nguyên tắc của tính lặp lại”[39, tr.43]. Sự lặp lại đồng bộ các yếu tố thi pháp dân gian, phong cách dân gian trong xu hướng sáng tạo này đã tạo nên sự quen thuộc trong tiếp nhận của các em đối với truyện cổ tích. ở

đây, ranh giới giữa truyện cổ tích do dân gian sử dụng với cổ tích văn học do nhà văn sáng tạo đối với các em trở nên không cần phán xét, rạch ròi. Vì tất cả đều là một thế giới cổ tích mà các em vô cùng yêu thích.

Cùng một lúc, bằng tình yêu, nhà văn đã nắm được sở thích, tâm lí cũng như nội dung dân gian mang tính ổn định về lứa tuổi, ổn định về cấu trúc, dung lượng. Nhà văn Phạm Hổ đã viết hơn năm chục truyện cổ tích cho thiếu nhi, trong đó có 47 truyện được tuyển vào tập “Chuyện hoa, chuyện quả”. Đấy là một hướng khám phá mới mẻ, độc đáo với những trang viết dí dỏm, hồn nhiên. Nhà văn thực sự đã dắt dẫn các em vào một khu vườn cổ tích hấp dẫn.

Như chúng tôi đã trình bày ở phần đầu, các “Chuyện hoa, chuyện quả” được hình thành do sự quan sát thế giới thiên nhiên cộng với óc tưởng tượng hư cấu của nhà văn. Kiểu loại truyện này không phải là hoạt động kể lại truyện cổ tích (như Ngựa thần từ đâu tới - Phạm Hổ; Trê và Cóc - Tô Hoài;... Tìm mẹ - Nguyễn Huy Tưởng...) hay ở một dạng đồng sáng tạo. Trong các chuyện viết về “Chuyện hoa, chuyện quả” nhà văn Phạm Hổ đã sử dụng đồng bộ hàng loạt thi pháp nhân vật, thi pháp cốt truyện, cũng như một số biện pháp nghệ thuật như thời gian, không gian nghệ thuật, yếu tố kì diệu... Nhưng rõ nhất, dễ nhận thấy đó là cách chọn đề tài.

1.3.1. Đề tài

Đề tài là một khái niệm chỉ các loại hình tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là phương tiện khách quan của nội dung tác phẩm [21, tr.94]. Có thể nói, nhà văn Phạm Hổ đã dựa vào cách lựa chọn đề tài của dân gian. Theo nhận xét của nhà văn Nguyên Ngọc thì “Chuyện hoa chuyện quả không mới. Nó đã có truyền thống lâu dài trong đời sống tinh thần của dân tộc ta. Là dân tộc làm nông nghiệp lâu đời, cha ông ta bao đời gắn bó với thiên nhiên. Gần như có thể nói thiên nhiên Việt Nam ra sao, con người Việt Nam làm vậy. Truyền thống này đã được nhân dân ta thể hiện trong truyện cổ dân gian. Người xưa đứng trước thiên nhiên vô tận luôn đặt ra câu hỏi Tại sao? Do đâu mà có? v.v... Và cả hàng loạt truyện kể về nguồn gốc và muôn loài đã được xây dựng. Nhiều truyện cổ tích được sáng tác ra là để giải thích các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên đất nước ta, nhất là những sự vật quen thuộc đối với nhân dân trong đời sống hàng ngày, như sự tích dưa hấu, sự tích trái sầu riêng, sự tích cây

huyết dụ, sự tích chim tu hú, sự tích cá heo, sự tích núi Vọng Phu, sự tích núi Bà đội Om, sự tích núi Ngũ Hành.

Nhà văn Phạm Hổ tiếp tục đề tài này một cách tỉ mỉ hơn. Trong tập

Chuyện hoa chuyện quả (thực chất là có cả củ), nhà văn đã dựa trên cơ sở của truyện cổ, chủ trương lặp lại các đặc trưng truyện cổ tạo ra những truyện cổ tích văn học hấp dẫn mới mẻ. Các câu chuyện nói về sự tích cỏ cây hay hoa lá... nhưng mục đích là nói về những triết lí, đạo lí của con người, nhằm xây dựng những nét nhân cách đẹp đẽ của người đời. 47 truyện là 47 lời giải thích về sự tích các loài hoa quả. Nhưng dẫu sao những lời giải thích đó là ca ngợi những người học trò giỏi biết trọng chữ

thầy (Những con ốc kì lạ, hay là Sự tích quả roi), là anh Mít siêng năng nhưng anh Bí lười nhác (Ruột vàng hạt lắm hay là sự tích mít và bí ngô); là Cành biết thương Búp, sẵn sàng hy sinh cả đôi chân đi lại của mình để cứu em (Cái ô đỏ hay là sự tích hoa dâm bụt), là tình mẫu tử gắn bó máu thịt giữa mẹ và con qua hình ảnh “tên nhà giàu bị quật bao nhiêu lần roi trên lưng đứa con thì bấy nhiêu làn roi cũng hiện lằn lên lưng bà mẹ” (Trái tim bằng ngọc); là tình nghĩa anh em xúc động cả thiên thần (Cái ô đỏ); là tình thủy chung son sắt giữa vợ và chồng “còn một chút hi vọng được sống với em thì anh còn đủ sức đi đến cùng trời cuối đất” (Cây một quả),

v.v...

Xét về phương diện đề tài, Phạm Hổ đã học tập cách lựa chọn của dân gian. Mục đích của Phạm Hổ nói riêng và một số nhà văn nói chung là tìm kiếm, khơi dậy những giá trị đạo đức thông qua các nhân vật tham gia vào những vấn đề có tính chất tồn tại như thiện/ ác, công bằng/ bất công, chính nghĩa/ phi nghĩa, ca ngợi cái đẹp, cái thiện, phê phán cái xấu, cái ác, cái thấp hèn. Đặc biệt là các nhà văn chú ý khai thác những truyền thống tốt đẹp của dân tộc như lòng yêu nước, lòng nhân đạo... Những giá trị thẩm mĩ mang tính nhân bản nguyên sơ của con người.

1.3.2 Không gian, thời gian nghệ thuật

Trong thể loại cổ tích, không gian thời gian nghệ thuật hoàn toàn khác không gian và thời gian bên ngoài. Thứ nữa là vì kết cấu tuyến tính (sự kiện trước chuẩn bị cho sự kiện sau) do đó buộc phải đi theo logic ấy, tức thứ tự thời gian. Thời gian ở đây là một quá khứ rất xa, quá khứ không

xác định. Không gian cũng là không gian xa, không xác định. Trên cơ sở đó nó tạo ra chân trời cho việc hư cấu, đưa người nghe chìm vào thế giới của cổ tích. Các trường cổ tích ấy, cho phép người sáng tạo mở rộng chân trời hư cấu, người cảm thụ chỉ phép cảm thụ thông qua cái thế giới được

vẽ bên trong cổ tích.

Trong 47 chuyện viết về sự tích các loài hoa loài quả, nhà văn Phạm Hổ cũng học tập ngôn ngữ kể của dân gian, bắt đầu xuất phát từ một quá khứ xa xưa. Hầu hết các câu chuyện của ông đều lặp lại câu mở đầu của truyện cổ tích “ngày xửa, ngày xưa...”

- “Ngày xưa, xưa lắm, ở một miền ven bờ một con sông lớn, có một bà cụ sinh được một cô gái đẹp tên là Xanh” [2,tr.23].

- Ngày xưa, xưa lắm, trong một vùng đất nghèo xưa kia có một xóm làng nghèo nhất” [29,tr.32].

- Ngày xưa, xưa lắm, có hai anh em nhà kia, cha mẹ tuy nghèo, những lúc chết cũng để lại được một ít của cải”[29,tr.37].

- Ngày xưa, xưa lắm có hai ông cháu làm nghề đánh bắt cá để nuôi thân... [29,tr.15]

- Ngày xưa, xưa lắm... có một cô gái nghèo tên là Mây... cha mẹ đều mất sớm” [31,tr.77]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian ở đây mang tính chất phiếm định như trong cổ tích, đối với các em nhỏ, thời gian phiếm định sẽ gây một ấn tượng như câu chuyện xảy ra trong thế giới cổ tích, hay nói một cách khác đây như là những câu chuyện về cổ tích đích thực của dân gian. Từ đó nhà văn tiếp tục mở ra một “trường cổ tích”.

1.3.3 Cách tổ chức sự kiện

Trong truyện cổ tích không có yếu tố phi sự kiện (không có những đoạn miêu tả). Một truyện cổ tích bao gồm một hệ thống sự kiện, Prốp gọi đó là các chức năng. Sự kiện trong cổ tích có tính chất tuyến tính, cái gì trước thì kể trước, cái gì sau thì kể sau (không đồng tái hiện như trong tiểu thuyết). Các sự kiện được sắp xếp theo một trật tự cố định, dễ nhớ, dễ kể.

Trong truyện cổ tích của nhà văn Phạm Hổ, tác giả tuân thủ kết cấu kể theo tuyến thẳng. Các sự kiện được xuất hiện lần lượt theo trục thời

gian và liên quan chặt chẽ với nhau. Trong văn học viết, thời gian nghệ thuật có thể bị đảo lộn trật tự hay nói cách khác là đồng tái hiện các sự kiện: Núi đồi và thảo nguyên (Aimatốp), Cố hương (Lỗ Tấn), Bức tranh

(Nguyễn Minh Châu) và gần đây là hàng loạt tác phẩm của nhà văn trẻ như Nguyễn Huy Thiệp (Chảy đi sông ơi, Thương nhớ đồng quê,…); Lưu Sơn Minh (Bến trần gian, Miền nhớ); Bảo Vũ (Khúc sông giang hồ...); Võ Thị Hảo (Dây neo trần gian...); Nguyễn Thị Thu Huệ (Hậu thiên đường...).

Ta có thể dẫn ra một số tác phẩm của Phạm Hổ để thấy được cách tổ chức sự kiện trong các câu chuyện của ông. Chuyện “Hai vợ chồng và con voi quý” kể về đôi vợ chồng trẻ bị con hổ già rình rập, được Giàng ban cho con voi quý để trừ hổ. Trừ được hổ ác, hai vợ chồng sinh con đẻ cái. Rồi hổ ác lại đông hơn trước. Hai vợ chồng lo lắng đưa con đi sống nơi khác. Năm tháng trôi qua, đàn con trưởng thành, có trí thông minh, có sức lực quay về diệt ác vừa lúc cha và voi quý bị chết. Kết thúc là sự biến hóa của nhân vật người cha (một dạng kết thúc cũng thường gặp trong truyện cổ khi viết về sự tích về các loài cây, loài con như: sự tích trầu cau, sự tích cây chuối, sự tích cây trầm, sự tích cây huyết dụ...). Tương tự, trong truyện “Cô gái và ba chiếc áo ba màu” hay là sự tích hoa Bạch Dương

[29,tr.105 - 112], Phạm Hổ kể về một cô gái không đẹp nhưng tốt nết. Bố mẹ rất quý cô nhưng không vì thế mà cô tỏ ra lười biếng. Cô cùng cha mẹ trồng bông dệt vải. Lớn lên cô đem lòng yêu thầm một chàng trai cạnh nhà chữ đẹp, thơ hay. Nhưng chàng trai không hề hay biết. Cô gái rất tin tưởng

hi vọng. Khi chàng trai làm bài thơ về màu trắng cô lại dệt may một cái áo màu trắng. Chàng trai làm một bài thơ về màu xanh cây liễu, cô lại dệt vải màu xanh cây liễu. Chàng trai làm một bài thơ về màu vàng của hoa hoè, cô gái lại nhuộm vải màu vàng để may áo. Nhưng chàng trai chê cô xấu và lấy một người con gái đẹp. Rồi sau đó chàng trai bị vợ bội bạc, lánh về dạy học ở một vùng hẻo lánh, rồi mắc bệnh hiểm nghèo sống một mình. Cô gái dệt vải dù bị chàng trai bỏ rơi vẫn dò la tin tức, rồi họ gặp gỡ, chàng trai lành bệnh và họ kết duyên. Tiếp đến người vợ lại mắc bệnh

đem món tóc của vợ mình chôn tạm dưới chân giường nằm...”, khi chàng trai vào giường định lấy món tóc quí của người vợ thì “món tóc không còn nữa mà ở góc chân giường kê sát tường, một mầm cây xanh đã mọc lên” [29, tr.112].

Việc tổ chức sự kiện theo một trình tự kết cấu xâu chuỗi trong những câu chuyện của nhà văn Phạm Hổ đưa người đọc tới những miền hư cấu nghệ thuật hấp dẫn. Mặt khác, trình tự các sự kiện đó cũng diễn ra theo một tuần tự của một đời người. Con người xưa sinh ra - gặp hoàn cảnh (yếu tố khách quan) => chống chọi với hoàn cảnh (nghèo khổ, bất công, rủi ro, cái ác, cái xấu xa, cái thấp hèn) => bất lực => được sự giúp đỡ (yếu tố kì diệu) => rồi thắng được kẻ ác, rồi sống hạnh phúc (kết thúc có hậu). Quá trình diễn tiến đó gắn liền với sự đấu tranh dai dẳng quyết liệt của con người chống lại cái ác, thể hiện được niềm tin, sự mơ ước của con người về một cuộc sống tốt đẹp, không còn cái xấu tồn tại. Con người hiện đại hôm nay cũng phải đối mặt với hoàn cảnh (nhiều khi bất trắc, sự nghèo khổ, bất công vẫn tồn tại, cái ác vẫn còn gieo rắc...), họ không có được những phép màu trợ giúp nhưng họ vẫn đấu tranh vật lộn để hướng thiện, vẫn nuôi nấng trong mình những ước mơ, niềm tin tươi sáng của ngày mai. Những tư duy cốt lõi ấy vẫn được nhà văn hiện đại xây kết lại dưới

Một phần của tài liệu Vai trò của văn học dân gian trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại dấu ấn của truyện cổ dân gian trong một số tác giả, tác phẩm tự sự Việt Nam sau 1945 (Trang 72 - 86)