Vai trò của văn hóa dân gian nói chung, văn học dân gian nói riêng trong sự phát triển của xã hộ

Một phần của tài liệu Vai trò của văn học dân gian trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại dấu ấn của truyện cổ dân gian trong một số tác giả, tác phẩm tự sự Việt Nam sau 1945 (Trang 28)

riêng trong sự phát triển của xã hội

Văn hóa dân gian nói chung, văn học dân gian nói riêng (trong đó có bộ phận truyện cổ) là những giá trị tinh thần to lớn, sâu sắc ăn sâu trong tâm thức của con người hiện đại, trong đời sống của xã hội hiện đại. Các giá trị thẩm mỹ trong văn hóa dân gian đã nảy sinh một cách tự nhiên, một cách tất yếu từ cuộc sống. Hay nói cách khác đó là các hiện tượng tất yếu nảy sinh từ hoạt động thực tiễn của con người, của các cộng đồng người. Qua thời gian và không gian, văn hóa dân gian trải qua tiến trình lựa chọn theo hướng tiến lên của xã hội và của nhận thức thẩm mĩ. Qua thử thách sàng lọc của con người, của lịch sử, văn hóa dân gian dần dần trở thành những mẫu mực, phản ánh những nguồn sinh lực dồi dào của xã hội, những nguyện vọng ước mơ, cũng như những lý tưởng đạo đức và thẩm mĩ lâu dài của nhân dân.

Trong kho tàng văn hóa dân gian, những tác phẩm như thế có thể tìm thấy trong nghệ thuật tạo hình dân gian, trong nghệ thuật biểu diễn dân gian, trong nghệ thuật ngữ văn dân gian... Các tác phẩm văn hóa dân gian ấy như là một hiện tượng không ngừng phát triển với cuộc sống nhân dân, không ngừng được tiếp biến và tái sinh trở lại trong quá trình vận động và phát triển của lịch sử xã hội.“Văn hóa dân gian Việt Nam vừa chứa đựng những tiềm năng vừa chứa đựng những động lực cho việc không ngừng xây dựng nên những giá trị thẩm mĩ mới” [45, tr.160].

Nói tóm lại, những giá trị thẩm mĩ dân gian thể hiện khả năng sáng tạo vô cùng to lớn của nhân dân, phản ánh mọi mặt đời sống của xã hội. Những giá trị ấy gắn liền với tâm hồn dân tộc, với lí tưởng nhân dân và trở thành tâm hồn nhân dân, lí tưởng nhân dân, hồn cốt của dân tộc, tinh thần của thời đại.

Chính vì vậy mà trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội, văn hóa dân gian luôn luôn được vận dụng và khai thác như một thế mạnh trong việc củng cố, trau dồi tình cảm, thẩm mĩ, trong việc bồi dưỡng tâm hồn dân tộc, bản sắc dân tộc.

Trong thực tế các nhà hoạt động chính trị, xã hội và tôn giáo, các tổ chức chính trị, xã hội và tôn giáo luôn chú ý đến sức mạnh của văn hóa

“Luôn luôn quan tâm đến các vấn đề văn hóa dân gian và tìm cách khai thác những giá trị văn hóa dân gian vì mục đích của mình” [45, tr.18]. Giáo sư Đinh Gia Khánh trong công trình “Văn hóa dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam" [45] đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể của các nhà hoạt động chính trị, xã hội, tôn giáo, các tổ chức chính trị, xã hội, tôn giáo trong việc sử dụng văn hóa một cách có ý thức. Theo ông thì “toàn bộ phần Cựu ước trong Kinh Thánh của Đạo Kitô đã được xây dựng chủ yếu trên cơ sở kho tàng văn hóa dân gian của người Do Thái thời cổ đại. Kinh Coran của Đạo Hồi thì sử dụng rất nhiều thành tựu văn hóa dân gian của người ả Rập trong hàng nghìn năm qua. Còn như Jataka của Đạo Phật thì chính là truyện dân gian ấn Độ đã được các nhà sư kể lại cho thích hợp với việc truyền giáo trong quảng đại quần chúng” [45, tr.18]. Theo tác giả thì không chỉ các tôn giáo sử dụng các giá trị văn hóa dân gian vào mục đích của mình mà các nhà nước trong lịch sử cũng đặc biệt quan tâm đến văn hóa cho vấn đề củng cố chế độ chính trị của mình. Cụ thể theo tài liệu trong sách Hán Thư thì trong triều đại Nhà Chu (thế kỷ X - III TCN) nhà vua đã “đặt ra chức tì quan chuyện làm nhiệm vụ đi sưu ập, ghi chép những hiện tượng văn hóa, văn nghệ dân gian, (các truyện kể, bài ca, các câu lí ngữ, tục ngữ...) nhằm mục đích giúp truyền đình có thể tìm hiểu dân phong, nắm vững dân tình trên cơ sở đó có thể ban bố chính lệnh sao cho chính đáng” [45, tr.8]. Hay nói cách khác là nắm được đúng tinh thần nhân dân, nắm được nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân để có những chủ trương, chính sách cai trị hợp lòng dân, thu phục được nhân dân. Cũng theo tác giả, ở Trung Quốc, từ rất sớm người ta đã biết sử dụng văn hóa dân gian cho mục đích chính trị xã hội. Bộ Kinh Thi của Khổng Tử xây dựng cũng dựa trên những thành tựu sưu tập ghi chép về văn hóa, văn nghệ dân gian của nhiều thế hệ tì quan. Đến đời nhà Hán, công việc đó được tiếp tục trong việc xây dựng bộ sử chính thống và một số trước tác khác, trong đó có bộ Nhạc phủ nổi tiếng.

ở nước ta, thời kì phong kiến các triều đại đã sử dụng rất nhiều thành tựu của văn hóa dân gian trong đó có văn học dân gian vào việc khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc, tính độc lập của văn hóa nhằm đối lập

với phong kiến phương Bắc. Điều này đã được Nguyễn Trãi khẳng định rõ trong tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” (Văn học 10) “Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu/ Núi sông bờ cõi đã chia/ Phong tục Bắc Nam cũng khác”. Các vua đời Lí, Trần, Lê đã chú trọng trong việc xây dựng tôn tạo đền miếu, chùa chiền để thờ các vị anh hùng trong thần thoại, truyền thuyết, các anh hùng dân tộc, anh hùng văn hóa, các tổ sư bách nghệ v.v... để tưởng nhớ công ơn các vị ấy thông qua đó nhằm đề cao, giáo dục truyền thống, niềm tự hào dân tộc cho nhân dân.

Nhà nước Đại Việt đã dựa vào các thành tựu của văn hóa dân gian để tiến tới xây dựng văn hóa bác học, văn hóa chính thống, trong đó có các tác phẩm văn học, nâng tính dân tộc ngày một lên cao. Song bên cạnh đó là quá trình giải Hán hóa bằng cách khai thác và phát huy những giá trị của văn hóa dân gian để đáp ứng nhu cầu văn hóa của xã hội, mục đích xây dựng nền văn hóa đậm đà tính dân tộc. Đó cũng chính là mục đích sâu xa của chính sách cai trị đất nước. Ngay một số người phục vụ cho mục đích mà Paul Doumer, toàn quyền Đông Dương hồi cuối thế kỷ XIX đã nói: “Muốn cai trị tốt các dân tộc thuộc địa điều trước hết là phải hiểu tường tận dân tộc mà mình trị. Để hiểu tường tận như thế phải chú ý đến văn hóa dân gian thuộc địa” [45, tr.22].

Như vậy, văn hóa dân gian là một mặt không thể thiếu trong việc củng cố và cân bằng xã hội. Hơn thế nữa nó còn là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, một khi chúng ta biết khai thác và xử lí nó một cách hợp lí, nhuần nhuyễn.

Theo Giáo sư Đinh Gia Khánh, một thực tế đáng chú ý là: “Mỗi khi có biến đổi mang tính chất cách mạng của xã hội thì văn hóa dân gian lại được người ta đặc biệt quan tâm đến” [45, tr.20].

Đó là những thời điểm lịch sử chuyển mình, có những đột biến, đứt đoạn; những lúc các học thuyết chính thống trở nên giáo điều, khô cứng gò bó sự phát triển, sự cách tân...

Tác giả đã đi vào chứng minh hiện tượng đó trong lịch sử của một số dân tộc trên thế giới. Có thể dẫn ra một số dẫn chứng tiêu biểu như: thời kì lịch sử cận đại, từ thế kỷ XVI trở đi, giai cấp tư sản Hà Lan, Anh, Pháp,

Đức, ý, Nga tập trung lãnh đạo cuộc kháng chiến chống lại ách chuyên chế phong kiến đã đề cao khẩu hiệu dân tộc, dân chủ, tức là đề cao những giá trị do nhân dân lao động sáng tạo ra. Trong thời kì đại cách mạng 1789 - 1793 ở Pháp, Béranger đã nổi lên như một ngôi sao của bầu trời văn hóa với những bài hát cách mạng mô phỏng các làn điệu dân ca. Tác giả còn đưa ra một sự kiện văn hóa đáng chú ý ở Hoa Kỳ vào thời điểm 1960 - 1961 khi các cơ quan báo chí đổ xô chế nhạo việc Quỹ liên bang tài trợ cho Ngành Văn hóa dân gian, phê phán Luật Giáo dục quốc phòng đặt ra những giải thưởng về văn hóa dân gian. Các tờ báo đều cho rằng việc chi tiêu ngân quỹ cho văn hóa dân gian là viển vông, lãng phí công quỹ, không có tác dụng gì trong việc tăng sức mạnh của quân lực Hoa Kỳ. Dưới sức ép của dư luận, năm 1960, Uỷ ban chuẩn chi của Hạ viện Hoa Kỳ đã quyết định cắt đứt mọi chi phí trong việc đầu tư cho văn hóa dân gian. Nhưng liền sau đó, tờ “Nữu Ước thời báo” ra ngày 23/ 4/ 1961 đăng một tin giật gân kể về những cán bộ Việt Minh từ Bắc Việt Nam thâm nhập vào nước Lào đã lôi cuốn được nhân dân Lào chung sức chiến đấu vì họ đã biết hát dân ca Lào, múa dân vũ Lào. Giới nghiên cứu văn hóa dân gian Hoa Kỳ liền chộp vào sự kiện đó để đề cao sức mạnh và hiệu quả của văn hóa dân gian. Kết quả là, Quốc hội Hoa Kỳ đã quyết định cấp ngay ngân khoản để giải quyết kinh phí cho việc đào tạo Tiến sĩ Khoa học về Văn hóa dân gian ở 8 trung tâm lớn của đất nước.

ở nước ta, vào những thời điểm như khi chế độ phong kiến mục nát, học thuyết Nho giáo trở nên cứng nhắc, khi cả dân tộc đứng trước nạn ngoại xâm, khi đất nước bước vào thời kì đổi mới đều có xu hướng quay về văn hóa dân gian trong đó có văn học dân gian nhằm, đề cao những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, những giá trị nhân bản của con người Việt Nam, dùng lối nói dân gian, lối tư duy dân gian để phá bỏ những công thức giáo điều, để phản ánh những vấn đề đương đại, để soi rọi, kiểm chứng và phán xét hiện thực... Văn hóa dân gian trong những trường hợp như thế trở thành những giá trị chuẩn mực, được đề cao.

Như vậy, theo Đinh Gia Khánh, từ xưa đến nay, từ Đông đến Tây các nhà hoạt động chính trị, xã hội và tôn giáo cũng như các nhà cầm quyền

luôn nhận thức được ý nghĩa chính trị và xã hội to lớn của văn hóa dân gian, luôn chú ý khai thác chúng một cách có ý thức cho mục đích của mình.

Riêng đối với lĩnh vực văn học, ngoài quá trình ảnh hưởng, tác động thường xuyên lẫn nhau trong suốt quá trình phát triển, ở thời điểm có những biến đổi mang tính chất cách mạng của xã hội, văn học cũng có xu hướng quay về văn học dân gian, chủ động tìm đến văn học dân gian. Tìm về văn học dân gian là tìm về nguồn cội, tìm về gốc rễ, như thần Ăngtê trong thần thoại Hy Lạp tìm về đất mẹ.

Điều đó đã được chứng minh qua sáng tác của nhiều nền văn học trên thế giới. ở phương Tây thời kỳ Phục Hưng, khi Kitô giáo trở nên khô cứng, trói buộc cuộc sống tự nhiên của con người, văn học kêu gọi trở về với tự nhiên. Bên cạnh sự phát triển rầm rộ của văn hóa dân gian, đặc biệt là lễ hội Carnaval rất phát triển, văn học dân gian, trong đó có bộ phận truyện cổ thâm nhập vào văn học bác học rất đậm nét. Tiêu biểu như một số tiểu thuyết Gacgangchuya của F.Rabelaire; Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ mười hai của Sêchxpia; Đônkihôtê của Xecvantec...

Vào thời đại chủ nghĩa lãng mạn Nga và chủ nghĩa hiện thực giai đoạn đầu, nhiều truyện của Puskin như: Người tù Kavkaz, Đoàn người Xưgan. Người con gái viên đại uý cũng khai thác nhiều tình tiết và các mô típ của truyện cổ dân gian.

Đặc biệt trong thời đại đêm trước của cuộc Cách mạng tháng Mười, văn học Nga cũng tiếp thu nhiều yếu tố dân gian, đặc biệt là truyện cổ dân gian. Tiêu biểu là truyện ngắn của M. Gorki như: Bài ca chim báo bão, Truyện nước ý, Trái tim Đankô, Bà lão Ighécghin…

ở Trung Quốc thời kỳ cách mạng Tân Hợi, khi xã hội chuyển hóa từ cổ truyền sang hiện đại, truyện cổ dân gian cũng được khai thác nhiều để tuyên truyền các tư tưởng mới. Tiêu biểu là: Truyện cũ viết lại của Lỗ Tấn, trong đó có truyện Vua Vũ trị thuỷ, Luyện kiếm...

ở Việt Nam thời Lê mạt Nguyễn sơ, xã hội rơi vào tình trạng khủng hoảng, Nho giáo suy tàn không có khả năng kìm giữ các tôn giáo nội địa (như Nội đạo tràng, Đạo Mẫu), không có khả năng kìm giữ văn học phi

chính thống. Vào thời điểm đó, văn học dân gian phát triển rất mạnh. Các truyện tiếu lâm, truyện trạng, các loại đố tục giảng thanh xuất hiện nhiều. Văn học bác học cũng tìm cách đổi mới bằng con đường trở về văn học dân gian, văn hóa cơ tầng để tìm nguồn lực mới như Nguyễn Du tìm về

tiếng nói của người trồng dâu, trồng gai, Hồ Xuân Hương thì hướng tới cái dân dã, phồn thực của dân gian, Phạm Đình Hổ ghi chép các truyện lấy từ nguồn dân gian.

Thời kì này văn học Nôm phát triển mạnh mẽ (truyện Nôm, thơ Nôm)... Đặc biệt là trong văn học, hình tượng người phụ nữ được đề cập đến như những nạn nhân của chế độ phong kiến, của chế độ Nho giáo trói buộc. Tiêu biểu như Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Vũ trung tuỳ bút, Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ. Ngoài ra còn có các kịch bản tuồng như: Tam nữ đồ vương, Phụng nghi đình của Đào Tấn.

ở thời điểm dân tộc ta đương đầu với giặc ngoại xâm, những tên đế quốc thực dân sừng sỏ, văn học lại quay trở về dân gian, tìm về những cái chung nhất, khơi dậy những kí ức cộng đồng, sức mạnh cộng đồng, tìm tiếng nói chung, lí tưởng chung, khát vọng chung. Tâm trạng của người sáng tạo gần như đồng nhất với tâm trạng của tập thể, của quần chúng. Chính vì vậy mà văn học thời kì này quay trở về nói tiếng nói của nhân dân, sử dụng ngôn ngữ của nhân dân, đưa vào trong tác phẩm những biểu tượng của dân gian, thổi vào đấy những cảm hứng cội nguồn. Các hình thức thể loại dân gian, thi pháp dân gian, cách cảm cách nghĩ dân gian, những tình cảm đạo đức thẩm mĩ dân gian được sử dụng trong văn học viết rất phổ biến. Tiêu biểu là các tác giả: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Trần Hữu Thung, Thanh Hải, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Đình Thi, Nguyên Ngọc, Nguyễn Thi... Văn học dân gian đã thực sự sống dậy một cách mãnh liệt trong cảm hứng chủ đạo của nền văn học cách mạng.

Đặc biệt là sau mấy chục năm chiến tranh tàn phá khốc liệt, đứng trước xu thế toàn cầu hóa, đất nước ta phải đối mặt với những thách thức lớn lao. Trong xu thế đổi mới của đất nước, văn học cũng có nhu cầu tự đổi mới vì những lợi ích chân chính mà trước đây do hoàn cảnh chiến

tranh, văn học chưa có điều kiện đi sâu và khám phá, đặc biệt là vấn đề con người.

Trong không khí dân chủ hóa của văn học thời kì đổi mới, con người đã được phản ánh một cách toàn diện, đúng với bản chất vốn có. Nghĩa là, đặt con người “trong mọi mối quan hệ phong phú và phức tạp: quan hệ xã hội, quan hệ cá nhân, quan hệ lịch sử, quan hệ đời tư, đời thường, quan hệ với thiên nhiên, vũ trụ, quan hệ với chính mình... Con người hào hùng trong chất thép và cũng đẹp trong sự mềm yếu có tính nhân bản, con người với cả niềm vui và nỗi buồn, trong niềm phấn khởi và nỗi khổ đau, trong niềm tin và sự hoài nghi chính đáng... Con người không phải là một đối tượng đã được biết trước theo một quan niệm máy móc, giản đơn nào đó mà là một tiểu vũ trụ còn nhiều bí ẩn, cần phải tìm tòi, khám phá... Nó không chỉ có tính giai cấp mà còn có tính nhân loại,

Một phần của tài liệu Vai trò của văn học dân gian trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại dấu ấn của truyện cổ dân gian trong một số tác giả, tác phẩm tự sự Việt Nam sau 1945 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)