Sự phân tích chất, lượng và độ về các hiện tượng là một phức thể thống nhất, trong đó sự nhận thức độ là giai đoạn kết thúc. Việc xác lập độ của các hiện tượng và các quá trình, một mặt là sự tổng hợp các dữ kiện của sự phân tích chất và lượng, và mặt khác là sự nghiên cứu đặc biệt về một hình thức đặc thù của các hiện tượng, ranh giới và trạng thái “tới hạn” của chúng, các khả năng phát triển của chúng trong khuôn khổ một chất nào đó, sự phối hợp các chất khác nhau, sự lệ thuộc các chất mang tính chất đối tượng và hệ thống.
Từ phương diện nhận thức luận, chủ nghĩa duy vật biện chứng xác định con đường nhận thức lý luận – đi từ trừu tượng đến cụ thể, đã được Mác nêu trong tác phẩm Góp phần phê phán kinh tế chính trị học và đã được vận dụng trong bộ Tư bản. Con đường nhận thức lý luận ngày càng sâu sắc về thế giới nói chung là như thế, đó là con đường nhận thức đi từ cấp độ đối tượng đến
cấp độ hệ thống; trình độ các mức độ nhận thức cũng như thế. Một số hình thái đặc biệt là độ tương ứng với chúng: độ của một số đối tượng riêng rẽ xét một cách tự thân (độ đơn giản); độ của đối tượng với tính cách là yếu tố, bộ phận của hệ thống cho trước (độ thực thể mang tính hệ thống); độ của đối tượng với tính cách là tập hợp tất cả các quan hệ hiện thực của nó (độ hiện thực).
Sự nghiên cứu độ đơn giản hay trực tiếp. Ở mức độ nhận thức đầu tiên này, đối tượng hay hiện tượng được xem xét như một cái gì đó độc đáo và độc lập, còn chất và độ của nó được xem xét như chất và độ đặc biệt và hết sức cá biệt. Mỗi hàng hoá riêng biệt có đại lượng giá trị xác định và được xác định về lượng như giá trị. Đại lượng giá trị của hàng hoá đó, vốn bị “khúc xạ” qua giá trị sử dụng được xác định về lượng, là lượng đặc thù hoá hay tập hợp thẩm thấu - đặc thù. Về quan hệ với giá trị sử dụng thì giá trị hàng hoá riêng biệt vẫn thể hiện với tư cách là cái gì đó bên ngoài lượng chất. Đại lượng giá trị nói chung tự nó là đại lượng đặc thù mà chính là đại lượng giá trị. Lượng trực tiếp khi được xem xét gần hơn là quan hệ của hai chất có lượng đặc thù (đại lượng giá trị đặc thù và đại lượng giá trị sử dụng đặc thù). Đại lượng giá trị hàng hoá xác định có giá trị sử dụng xác định, là độ, nhưng nó được hiểu như chỉ số quan hệ trực tiếp, sự thống nhất của hai lượng được xác định đặc thù.
Với chất này thì một cái gì đó mới chỉ được giả định như là những cái trực tiếp, chỉ là những cái khác nhau, mà tự thân chúng không đứng với nhau trong quan hệ như các tính xác định về lượng của chúng đã đứng, mà chính là về chúng không thể nói rằng, ngoài quan hệ đó ra không hề có ý nghĩa, lẫn tồn tại hiện hữu. Vậy, Độ trực tiếp có một, nhưng nó chỉ giả định trong tính xác định về lượng, mà chất của nó vẫn giữ. Thực ra, sự thống nhất của giá trị sử dụng và giá trị vốn có của hàng hoá, không được xác định với sự xem xét
giá trị tự thân, độc lập với các hình thái giá trị. Giá trị và giá trị sử dụng trong chất của chúng được cố định lại một cách cô lập với nhau và chỉ rõ một cách trực tiếp rằng, hàng hoá là sự thống nhất giữa giá trị sử dụng và giá trị. Do đó, chất của độ trực tiếp (tức là của hàng hoá riêng biệt của giá trị sử dụng xác định) là chất trực tiếp.
Độ hiện thực (độ mang tính hệ thống). Ở giai đoạn thứ hai của nhận thức lý luận, độ của hiện tượng riêng lẻ được xác định thông qua độ của hệ thống các hiện tượng và các quy luật của hệ thống này. Độ được xác định dựa vào tương quan nào đó các độ vốn cấu thành chất của những cái gì đó độc lập khác nhau, nói một cách bình thường - của các vật. Từng độ đều là vật liệu độc lập so với độ khác. Biểu hiện đơn giản nhất của giá trị là quan hệ của hai hàng hoá. Quan hệ của hai hàng hoá là quan hệ giữa hai độ độc lập. “Trong hình thái thứ nhất, 20 vuông vải = 1 cái áo, hình như hoàn toàn ngẫu nhiên mà hàng hàng hoá này có thể trao đổi được cho nhau theo một tỷ lệ nhất định về mặt số lượng” [15, 103]. Do đó, hai độ hiện ra độc lập với nhau và tỷ lệ với nhau về mặt lượng, còn chưa lộ ra sự thống nhất về chất của chúng. Còn nếu độ đưa vào quan hệ với dãy các độ độc lập đồng loại, thì trong dãy các độ đó sẽ lộ ra sự thống nhất về chất của chúng. Nhưng lúc đầu chất chung của độ biểu hiện từ khía cạnh phủ định: trở nên rõ là các độ đồng loại có chất duy nhất, nhưng mặt khẳng định của chất đó chưa được thể hiện ra. Sau đó sự thống nhất các độ được bộc lộ không từ khía cạnh phủ định mà còn bộc lộ từ khía cạnh khẳng định. Bây giờ các độ không còn độc lập mà chúng có trong cùng một bản thể.
Như vậy, hình ảnh độ đơn giản hay trực tiếp là tương ứng với tính quy định của hiện tượng được xét ở tự thân nó. Còn hình ảnh độ mang tính hệ thống, bản chất là tương ứng với tính quy định của hiện tượng với tính cách là một bộ phận, một yếu tố của cái hệ thống cho trước. Và cuối cùng, tính quy
định của hiện tượng với tính cách là tập hợp tất cả các quan hệ hiện thực của nó cho ta hình ảnh về độ hiện thực.
Như vậy, các phạm trù chất và lượng đều chiếm ưu thế cả ở học thuyết về tồn tại của Lôgic học Hêghen lẫn ở những phần tương ứng của Tư bản của Mác. Ở hai ông, tư tưởng đều vận động từ chất đến lượng bất phân và từ đó đến lượng thống nhất với chất. Chẳng hạn, bước chuyển từ việc khảo sát giá trị sử dụng (chất của hàng hóa) sang giá trị trao đổi, như nó biểu hiện trên bề mặt, tức là sang tương quan về lượng thuần túy của các giá trị sử dụng như hàng hóa (lượng bất phân của hàng hóa) – bước chuyển đó chỉ cho tri thức về mối liên hệ bên ngoài của chúng (giá trị sử dụng ở các thời đại lịch sử xác định khác nhau đều là vật mang giá trị trao đổi). Chỉ có bước chuyển thứ hai – “sự quay trở về” từ lượng bất phân đến chất, chính xác hơn, từ lượng mang tính của chất sang sự thống nhất chất và lượng – mới làm bộc lộ riêng ra sự thống nhất, mối liên hệ của lượng và chất. Ví dụ, Mác, khi xác định giá trị sử dụng và giá trị trao đổi trong chừng mực nó hiện ra là lượng thuần túy, đã tìm ra trong các hàng hóa khác nhau cái chung là độ giá trị.