Sự khác biệt – Giá trị thặng dư tương đối

Một phần của tài liệu Lôgic học G.W.F. Hêghen và sự vận dụng của C.Mác trong Tư bản (Trang 66)

Khái niệm giá trị thặng dư tương đối trên bình diện phạm trù khác biệt.

Trong phần trước khi nghiên cứu giá trị thặng dư tuyệt đối, Mác đã nghiên cứu giá trị thặng dư nói chung (tức nghiên cứu thời gian thặng dư được tăng thêm như thế nào bằng cách dựa vào việc kéo dài thời gian lao động). Trong phần này, Mác nghiên cứu việc nâng cao năng suất lao động biến thành việc tăng thêm giá trị thặng dư thế nào? “… trong bản thân phương thức sản xuất, để có thể nâng sức sản xuất của lao động lên, nhờ thế mà hạ thấp giá trị của

sức lao động xuống, và do đó rút ngắn cái phần ngày lao động cần thiết để tái sản xuất ra giá trị ấy” [15, 458].

Giá trị thặng dư tương đối là hình thức tiếp theo, phức tạp và phát triển hơn của sự sản xuất giá trị thặng dư – là thứ giá trị thặng dư được tạo ra nhờ sự cắt giảm thời gian lao động cần thiết. Điều đó đạt được là nhờ tăng năng suất lao động, mà muốn vậy thì cần có sự thay đổi trong quá trình lao động. Do đó, sản xuất giá trị thặng dư tương đối, xét trên bình diện lôgic, là dựa vào sự khác biệt của quá trình sản xuất mới và quá trình sản xuất cũ. Nếu thiếu sự khác biệt đó thì cũng biến mất luôn cả giá trị thặng dư tương đối. Sự khác biệt đó là phủ định của sự đồng nhất, trong trường hợp này là sự phủ định sản xuất giá trị thặng dư trong quá trình sản xuất đã xác định. Giá trị thặng dư tương đối không là giá trị thặng dư tuyệt đối, hay nói cách khác, trong khuôn khổ phạm trù lôgic, sự khác biệt khác với sự đồng nhất, là khác với bản chất, là khác biệt tương quan với chính mình, chứ không phải với cái bên ngoài. Hêghen đã phân tích tiếp phần học thuyết về bản chất như là cơ sở của sự hiện hữu “Bản chất là sự đồng nhất thuần tuý và là sự “ánh hiện” ở trong chính mình chỉ là vì nó là tính phủ định quan hệ chính mình với chính mình, do đó, là việc đẩy mình ra khỏi chính mình; nên nó thiết yếu chứa đựng quy định về sự khác biệt [hay sự phân biệt]” [5, 441]. Ở đây tồn tại

khác không còn là tồn tại khác về chất, nghĩa là không còn tính quy định, ranh giới; trái lại, ở bên trong sự tự quan hệ của bản chất, sự phủ định cũng là sự quan hệ - đồng thời là sự khác biệt, sự tồn tại được thiết định, sự tồn tại được trung giới.

Như vậy, phải nghiên cứu những thay đổi của giá trị thặng dư qua chính nó, chứ không phải cái gì đó bên ngoài nó. Giá trị thặng dư tuyệt đối được tạo thành trong những điều kiện không đổi đồng nhất với chính chúng và đồng thời những thay đổi, những khác biệt về độ dài ngày lao động sẽ đẩy

giá trị thặng dư tuyệt đối đến hạn. Do đó, giá trị thặng dư tuyệt đối là đồng nhất cùng với những khác biệt, tức nó là cái chỉnh thể; và đồng thời giá trị thặng dư tuyệt đối là thời đoạn đồng nhất theo quan hệ với khác biệt.

Khác biệt, như là khác với đồng nhất, cũng là cái chỉnh thể và thời đoạn của mình. Giá trị thặng dư tương đối khác với giá trị thặng dư tuyệt đối, là sự biến đổi, sự khác biệt trong quá trình lao động đã xác định, tức là sự khác biệt bao gồm trong mình cả sự đồng nhất với tư cách là thời đoạn của mình.

Một phần của tài liệu Lôgic học G.W.F. Hêghen và sự vận dụng của C.Mác trong Tư bản (Trang 66)