Giá trị sử dụng – Chất (của hàng hóa)

Một phần của tài liệu Lôgic học G.W.F. Hêghen và sự vận dụng của C.Mác trong Tư bản (Trang 40)

Phép biện chứng duy vật và phương pháp hệ thống của C. Mác là cơ sở phương pháp luận khoa học để ông phân tích khái niệm “chất”. Mục đích của bộ Tư bản là phát hiện các quy luật vận động của xã hội tư bản. Để thực hiện điều đó lẽ dĩ nhiên phải chỉ ra chất của chúng, cái gắn với chính sự tồn tại của xã hội như một hệ thống đang phát triển.

Tồn tại của tư bản không phải là tồn tại nói chung, mà là tồn tại của đối tượng xác định. Tồn tại của tư bản là tư bản trong tính xác định trực tiếp của nó, tức là tồn tại của tư bản không bị trung giới bởi sự vận động riêng của tư bản và đồng thời là tồn tại của chính tư bản. Do đó tồn tại của tư bản có chứa đựng mâu thuẫn: tồn tại là cái trực tiếp, chứ không phải là cái gián tiếp và đồng thời nó là cái trực tiếp bị trung giới bởi đối tượng đó.

Trong nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa “Mỗi vật có ích như sắt, giấy,… đều có thể xét về hai mặt: mặt chất và mặt lượng. Mỗi vật như thế là một tổng thể của nhiều thuộc tính và vì vậy mà có thể có ích về nhiều mặt khác nhau. Tìm ra mặt khác nhau đó, và do đó tìm ra các công dụng nhiều mặt của các vật, là công việc của lịch sử” [15, 62]. Trong các vật mà con người tác động, chế tác, để làm ra sản phẩm và sử dụng thì điều trước tiên phải phân biệt các chất thuần tuý tự nhiên (thiên nhiên) và phi tự nhiên (xã hội) của các vật. Chẳng hạn: “Trong biểu hiện trọng lượng của bánh đường, sắt đại biểu cho một thuộc tính tự nhiên cho hai vật thể ấy là sức nặng; còn trong biểu hiện giá trị của vải thì áo lại là một đại biểu cho một thuộc tính phi tự nhiên của cả hai vật ấy: đó là giá trị của chúng - một cái gì có tính chất thuần tuý xã hội” [15, 94]. Mác đã chỉ ra rằng: các chất tự nhiên và xã hội – đó là hai lớp hiện tượng bị quy định khác nhau, mỗi cái ở đây đều có con đường phát triển riêng của nó. “Mác là người đầu tiên phát hiện ra những chất xã hội (mang tính hệ thống) đặc biệt này của các vật, phát hiện ra tính chất hai mặt này của đặc điểm chất của chúng, và tự hào về phát minh ấy, đã nói rằng toàn bộ sự nhận thức các sự kiện trong bộ Tư bản là dựa trên phát minh đó” [40, 245].

Như vậy, vật có ít nhất hai quy định về chất: chất tự nhiên của vật chất tự nó (ví dụ lanh) và chất xã hội do con người đưa lại cho nó và biến nó thành đồ tiêu dùng (ví dụ: vải gai, váy, áo…). Nhưng những chất tự nhiên và chất xã hội đã được vật chất hoá trong một vật xác định là những chất mang tính đối tượng của nó, làm thành, có thể nói, một tổ hợp thống nhất. Trong tổ hợp ấy, những chất tự nhiên đóng vai trò “những đại biểu vật thể” của chất xã hội.

Có thể nói, “thực chất vật chất” của hàng hoá và quan hệ lệ thuộc tương ứng với nó của các chất là như thế. Nhưng còn có một thực chất khác nữa - đó là “thực chất xã hội” của hàng hoá, là cái không có hình thức vật chất, vật thể

rõ ràng như thế, nói cách khác nó là vật thể phi tự nhiên, đặc thù, nhưng đồng thời lại là chất chủ yếu quyết định sự tồn tại xã hội của hàng hoá, quyết định sản xuất xã hội của chúng.

Khác với hình thức tự nhiên của hàng hoá, hình thức giá trị của nó (chất xã hội) là một đại lượng chất bắt nguồn từ trình độ hiện có của lực lượng lao động sản xuất xã hội và từ những điều kiện cụ thể về địa điểm và thời gian. “Nó là một phần nào đấy của lao động xã hội chung, một đại lượng có thể thay đổi rất nhiều và rất nhanh, trong đó tất cả những thay đổi hoàn toàn không gắn gì với sự biến đổi các thuộc tính của giá trị sử dụng đã cho, hay có thể nói, với sự thay đổi cái cơ chất vật chất của nó” [40, 188]. Chính điều này đã chứng tỏ tính độc lập về mặt chất và tương đối không phụ thuộc vào lĩnh vực giá trị.

Đặc trưng về chất quan trọng nhất của hàng hóa và giá cả của nó là trong khi trở thành giá trị sử dụng xã hội, hàng hoá trở thành bộ phận chức năng của chỉnh thể xã hội - của toàn bộ lao động xã hội – và do đó nó đóng vai một phần tỉ lệ hay một yếu tố nào đấy của xã hội. Mác viết: “Lẽ dĩ nhiên, giá cả của mỗi loại hàng hóa là một thành phần trong tất cả hàng hoá đang lưu thông”; “Toàn bộ vải trên thị trường chỉ là một hàng hoá duy nhất, và mỗi mảnh vải chỉ là một bộ phận tương ứng của thứ hàng hoá duy nhất đó. Và thật vậy, giá trị của mỗi vuông vải cá biệt chỉ là sự vật chất hoá của một bộ phận nào đó trong tổng số lao động xã hội đã tiêu phí cho tổng số vuông vải đó” [15, 165].

Tính có ích của một vật làm cho vật đó trở thành một giá trị sử dụng. Tính có ích do thuộc tính của vật thể hàng hoá quyết định, nó không tồn tại bên ngoài vật thể hàng hoá này. “Vì thế, bản thân vật thể hàng hoá đó như sắt, lúa mì, kim cương v.v. là một giá trị sử dụng” [15, 63]. Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng. Giá trị sử dụng cấu thành

nội dung vật chất của của cải, chẳng kể hình thái kinh tế xã hội nào. Các giá trị sử dụng của các vật thể hàng hoá, đều là sự kết hợp của hai yếu tố: vật chất của tự nhiên và lao động. Nếu trừ đi tổng số các loại lao động có ích chứa đựng trong vật thể thì bao giờ cũng còn lại một cái nền vật chất nhất định, do tự nhiên mà có chứ không cần đến sự tác động của con người.

Mác đã phân tích tính chất hai mặt của lao động biểu hiện trong hàng hoá: giá trị sử dụng và giá trị trao đổi để thấy rõ giá trị sử dụng của mỗi hàng hoá chứa đựng trong một hoạt động sản xuất có mục đích nhất định. Chẳng hạn cái áo là một giá trị sử dụng thoả mãn một nhu cầu nhất định. Muốn tạo ra nó thì cần phải có một hoạt động sản xuất nhất định. Hoạt động này được quyết định bởi mục đích, cách làm, đối tượng, tư liệu và kết quả của nó. Lao động mà tính chất có ích biểu hiện ra như vậy trong giá trị sử dụng của sản phẩm lao động là một giá trị sử dụng. “Áo và vải là hai giá trị sử dụng khác nhau về chất, nên công việc của người thợ may và người thợ dệt tạo ra chúng cũng thế, khác nhau về chất” [15, 71].

Ở đây, Mác đã vạch rõ tính chất hai mặt của lao động, vừa là lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng, vừa là lao động trừu tượng tạo ra giá trị trao đổi.

Với việc xem xét giá trị sử dụng của hàng hoá thì sự khác biệt của hàng hoá này với hàng hoá khác là không nhiều, không bản chất. Với sự xem xét giá trị sử dụng của hàng hoá đơn nhất thì nó là tồn tại hiện hữu của tư bản. Tồn tại hiện hữu là sự thống nhất trực tiếp của tồn tại như là tồn tại bất định và tồn tại của đối tượng xác định, tức là thống nhất của tồn tại nói chung với sự phủ định của nó. Hêghen phân tích: Tồn tại-hiện có là tồn tại với một

tính quy định; tính quy định này được mang lại như là tính quy định trực

tiếp hay tính quy định đơn thuần: đấy là Chất. Như là cái gì phản tư vào

Ở phần Giảng thêm, Hêghen tiếp tục phân tích: “Chất là tính quy định trực tiếp, đồng nhất với tồn tại… Cái gì đó sở dĩ là nó là nhờ vào Chất của nó” [5,326]. Như vậy, Chất, về cơ bản là một phạm trù của cái hữu hạn, do đó vị trí của nó chỉ trong giới tự nhiên chứ không phải trong thế giới tinh thần. Ngược lại trong lĩnh vực tinh thần, Chất chỉ xuất hiện theo kiểu thứ yếu.

Tồn tại hiện hữu của tư bản là tồn tại xác định. Hàng hoá được xác định với tư cách là giá trị sử dụng, được cho một cách trực tiếp. Tính xác định trực tiếp đó của tồn tại hiện hữu là chất. Giá trị sử dụng này quan hệ với giá trị sử dụng khác, hay bao chứa cả sự hiện diện, lẫn sự phủ định của mình. Giá trị sử dụng tương quan với mình ở sự phủ định giá trị sử dụng khác. Giá trị sử dụng trong trao đổi luôn là cái gì đó hữu hạn, bởi lẽ nó trực tiếp. Trong trao đổi từng giá trị sử dụng cần phải bền vững, cần phải luôn là chính mình, để có thể thực hiện được sự trao đổi những giá trị sử dụng xác định. Việc bảo toàn sự thống nhất bởi giá trị sử dụng của nó là cái mà Hêghen gọi là “tính quy định”. Việc trao đổi các giá trị sử dụng có nghĩa là sự tiêu huỷ nó với tư cách là các giá trị sử dụng, bởi lẽ chúng đã thoát khỏi trao đổi và được tiêu dùng.

Từ lĩnh vực cái hữu hạn, Mác cũng như Hêghen, chuyển sang lĩnh vực cái vô hạn. “Cái gì đó trở thành một cái khác, nhưng bản thân cái khác cũng là một cái gì đó, nên cái gì đó này cũng trở thành một cái khác, và cứ thế đến vô hạn[5, 333]. Sau khi khắc hoạ giá trị sử dụng, C. Mác trình bày về học thuyết giá trị. Giá trị là một yếu tố của tồn tại tư bản, nên không thể hiện như bản chất. Nó là bản chất của hàng hoá, chứ không phải của tư bản. Nhưng trong giá trị đã bộc lộ tính phổ biến, và theo đó là tính vô hạn của lưu thông hàng hoá. Giá trị trước tiên là cái, mà tồn tại trong hàng hoá khi gác lại giá trị sử dụng của chúng. Do đó cái vô hạn lúc đầu chỉ phủ định lại cái hữu hạn. Giá trị và giá trị sử dụng hiện ra là những thứ tồn tại bên cạnh nhau.

2.1.2. Giá trị trao đổi - Lượng (của hàng hóa)

Ngay trong những dòng đầu tiên của chương I bộ Tư bản, Mác đã nói rằng “bất kỳ một vật có ích nào cũng có thể được xét về hai mặt: mặt chất và mặt lượng” [15, 62]. Theo Mác “Là những giá trị sử dụng, các hàng hoá khác nhau trước hết về chất; là những giá trị trao đổi, các hàng hoá chỉ khác nhau về lượng mà thôi, do đó chúng không thể chứa đựng một nguyên tử giá trị sử dụng nào cả” [15, 65]. Và sở dĩ như thế là vì bản thân cái “thực thể tạo ra giá trị”, tức là lao động trừu tượng của con người, đó là lao động như nhau của con người, là sự chi phí của một sức lao động con người. Mác viết: “Mặc dù giá trị của hàng hoá được quyết định bởi lượng lao động chứa đựng trong hàng hoá đó, nhưng chính bản thân lượng này được quyết định bởi xã hội” [15, 312]. “Chẳng hạn, Mác vạch ra một cách tỷ mỷ những điều kiện xã hội (mang tính hệ thống) ảnh hưởng đến sự thay đổi sức sản xuất của lao động và đại lượng các chi phí xã hội cần thiết của nó: trình độ thành thạo trung bình của người công nhân, trình độ phát triển khoa học và mức độ áp dụng nó về mặt quy trình công nghệ, quy mô và hiệu quả của tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên (có lợi hoặc bất lợi), v. v.. chỉ khi nào tính đến một cách đúng đắn toàn bộ cái chuỗi các yếu tố này, toàn bộ các nhân tố về chất này thì sự phân tích lượng mới có thể vạch ra chính xác những quy luật hình thành và vận động của giá trị” [40, 200].

Hêghen cho rằng “Chất là tính quy định trực tiếp, đồng nhất với tồn tại, phân biệt với Lượng” [5, 326]. Như vậy, chất là tính quy định vốn có của sự vật, nói lên sự vật đó là cái gì. Bản chất của đối tượng xuất hiện trong sự đối chiếu, so sánh với cái khác, đây cũng là tính biện chứng trong nhận thức của con người. Chính điều này đã đưa nhận thức của chúng ta tới một khái niệm mới về chất, đó là tính quy định đã chuyển thành lượng, hay bị thủ tiêu, vượt bỏ trong lượng. “Lượng là tồn tại thuần tuý, trong đó tính quy định không

còn được thiết định như là một với bản thân tồn tại nữa, mà như là đã được vượt bỏ hay dửng dưng” [5, 354]. Nói đến lượng là nói đến độ lớn, một

sự biến đổi nói chung, là một quy định mà một sự vật nhất định quan hệ một cách dửng dưng với sự biến đổi của nó. Hêghen phân tách hai dạng lượng, lượng trừu tượng là lượng tách biệt với chất, trên thực tế nó không hề tồn tại, còn lượng cụ thể bao giờ cũng nằm trong mối quan hệ với chất. Trong lượng thuần tuý chứa đựng hai tiến trình biến đổi không ngừng vừa liên tục, vừa gián đoạn nhưng lại có giới hạn, ranh giới với đại lượng mà nó giới hạn chính là độ.

Sự khác nhau của hàng hoá về đại lượng giá trị ở cấp độ xác định giá trị như là sản phẩm của lao động xã hội trung bình lúc đầu thể hiện như là sự khác nhau về lượng, bất phân biệt với chất. Có cảm giác là, lao động càng kém năng suất, càng cần nhiều thời gian cho việc chế ra hàng hoá, thì đại lượng giá trị của nó càng lớn. Nhưng thực tế, lượng này được quyết định bởi xã hội. Giá trị hàng hoá được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, do đó bao giờ cũng đo bằng lao động cần thiết trong điều kiện xã hội hiện tồn. Mác gọi thời gian lao động xã hội cần thiết “là thời gian sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó, trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong xã hội đó” [15, 67].

Quan hệ về lượng hay tỷ lệ - chính hình thức này của đặc điểm về lượng được Mác nghiên cứu nhiều nhất trong bộ Tư bản. Ông đã phân tích một hệ thống xã hội toàn vẹn và mọi đặc điểm về lượng không những biểu hiện một cách tuyệt đối, mà còn biểu hiện về mặt chức năng như một bộ phận tỷ lệ của cái toàn thể, như một yếu tố được xét trong mối quan hệ với các yếu tố khác. Chính đó là điều Mác quan tâm hơn cả.

Lượng xác định đặc thù. Đại lượng giá trị không phải là mọi số lượng, lượng lúc này đã không còn là lượng xác định, bất phân biệt với ranh giới. Lượng tự thân là chất. Nhưng khi khác với chất, nó vẫn tuyệt đối còn lại trong lĩnh vực chất, cũng như chất, trong khi khác với lượng, vẫn tuyệt đối còn lại ở lĩnh vực lượng. Lượng chất lượng có quy mô.

Giá trị trao đổi, như Mác viết “trước hết biểu hiện ra như một tương quan về lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được sử dụng với những giá trị sử dụng loại khác, tương quan này luôn luôn thay đổi theo thời gian và địa điểm. Vì vậy, giá trị trao đổi hình như là một cái gì ngẫu nhiên và thuần tuý tương đối, còn giá trị trao đổi nội tại, vốn có của bản thân hàng hoá thì hình như là một thứ mâu thuẫn trong định nghĩa” [Trích theo 40, 199].

Khi phân tích bản chất của giá trị, Mác không chỉ quan tâm chú ý đến mặt lượng của giá trị, bởi vì chỉ có thể phát hiện ra tính chất và “bản chất” về mặt lượng của nó trên một cơ sở nhất định về chất. Sau khi khẳng định tính có

Một phần của tài liệu Lôgic học G.W.F. Hêghen và sự vận dụng của C.Mác trong Tư bản (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)