Quan hệ bản chất sự tái sản xuất và lưu thông của

Một phần của tài liệu Lôgic học G.W.F. Hêghen và sự vận dụng của C.Mác trong Tư bản (Trang 88)

xã hội

Trong tập 3 của Tư bản Mác đã tổng kết lại nội dung phần 3 của tập 2: “Trong quyển này - cụ thể là trong phần thứ ba, khi nghiên cứu quá trình lưu thông về phương diện là một quá trình trung gian của quá trình tái sản xuất xã hội, - chúng ta đã thấy rằng quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, xét toàn bộ, là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất và quá trình lưu thông” [17, 47]. Điều đó có nghĩa là sự thống nhất bản chất và hiện tượng được vạch ra một cách chuyên biệt. Trước đây Mác đã nghiên cứu bản chất như vốn có, sau đó là hiện tượng dưới dạng “thuần tuý” của nó, bây giờ nhiệm vụ là phải nghiên cứu chúng trong sự thống nhất.

Trong phần thứ nhất, Mác đã nghiên cứu những hình thái khác nhau mà tư bản khoác lấy trong tuần hoàn của nó và những hình thái khác nhau của

bản thân tuần hoàn đó. Thời gian lao động lúc này cộng thêm cả thời gian lưu thông nữa.

Trong phần thứ hai, nghiên cứu tuần hoàn với tư cách là một tuần hoàn có tính chất chu kỳ, nghĩa là với tư cách của chu chuyển tư bản. Đồng thời, một mặt chỉ rõ là những bộ phận cấu thành khác nhau của tư bản (cố định và lưu động) đã đi qua tuần hoàn của những hình thái trong những khoảng thời gian khác nhau theo các cách khác nhau, mặt khác tìm xem những hoàn cảnh nào làm cho thời kỳ lao động và thời kỳ lưu thông có độ dài khác nhau.

“Nhưng trong phần thứ nhất cũng như phần thứ hai, chúng ta bao giờ cũng chỉ nói đến một tư bản cá biệt, đến sự vận động của một bộ phận đã tách riêng ra của tư bản xã hội” [16, 518]. Và “Nhưng những tuần hoàn của những tư bản cá biệt chằng chịt lấy nhau, tuần hoàn nọ là điều kiện của tuần hoàn kia, và chính nhờ sự chằng chịt đó mà chúng hình thành nên sự vận động của tổng tư bản xã hội” [16, 518]. Trong phần ba, Mác đã khảo sát tư bản cá biệt như là những phần của tư bản xã hội, đề cập đến sự lưu thông của toàn bộ tư bản xã hội. Do đó, đối tượng nghiên cứu được khảo sát chủ yếu từ khía cạnh các phạm trù cái chỉnh thể và cái bộ phận. Phần một và hai nghiên cứu tư bản cá biệt, tức là một bộ phận của tư bản xã hội. Quan hệ của các tư bản cá biệt hiện ra một cách thuần tuý bên ngoài. Như vậy, các bộ phận biểu hiện như là thứ độc lập một cách trực tiếp, tồn tại tự nó. Tuy nhiên không thể có các bộ phận thiếu chỉnh thể. Các bộ phận bao hàm trong mình cái chỉnh thể với tư cách là thời đoạn của mình. Tư bản xã hội hiện ra là tổng số giản đơn các tư bản cá biệt. Chỉnh thể là tổng số các bộ phận. Chính sự đặt vấn đề về tính tất yếu của chuyên biệt hoá tư bản xã hội chứng tỏ Mác không quy chỉnh thể về các bộ phận của nó, rằng bộ phận còn chưa là chỉnh thể. Do đó, chỉnh thể là cái gì đó khác so với bộ phận. Đồng thời các tư bản cá biệt thể hiện là cái bộ phận chỉ trong quan hệ với tư bản xã hội, còn tư bản xã hội là tổng thể các tư

bản cá biệt. Như vậy, chỉnh thể và bộ phận độc lập với nhau, đồng thời bộ phận chỉ là bộ phận trong chỉnh thể, còn chỉnh thể là chỉnh thể trong các bộ phận, chỉnh thể và bộ phận cùng chế định lẫn nhau.

Trong Tư bản việc khảo sát quan hệ bộ phận và chỉnh thể bắt đầu bằng việc xem xét kỹ lưỡng các bộ phận, rồi chuyển sang nghiên cứu cái chỉnh thể, và chính khi đó chỉnh thể hiện ra là cái gì đó lớn hơn là tổng số các bộ phận, cái chỉnh thể lớn hơn đó không được quy về các bộ phận...

Tư bản xã hội như là sự thống nhất, tổng thể các tư bản cá biệt, là cái chỉnh thể thống nhất từ bên trong với các tư bản cá biệt trong sự vận động tái sản xuất và lưu thông của mình, là lực. Hình thức phân tách tư bản xã hội, mà nó có được sự vận động đó của mình, là sự thể hiện của lực từ bên ngoài. Sự thể hiện lực từ bên ngoài là sự phân nhánh toàn bộ tư bản xã hội thành sản xuất tư bản chủ nghĩa các tư liệu sản xuất và sản xuất tư bản chủ nghĩa các vật phẩm tiêu dùng (nhóm A và nhóm B). Sự phân chia đó là biểu hiện của tư bản xã hội. Do đó, lực là chỉnh thể, được lấy không phải là độc lập với các bộ phận, mà từ khía cạnh sự thống nhất của nó với các bộ phận. Biểu hiện như thế của cái chỉnh thể được ghi nhận là sự thể hiện của lực từ bên ngoài. Mác nghiên cứu hai nhóm ngành xã hội không phải tự thân mà chỉ trong chừng mực, mà ở đó chúng là những biểu hiện của sự vận động của tư bản tổng thể và được tái tạo bởi chúng. Do đó, biểu hiện từ bên ngoài được nghiên cứu chính và chỉ như biểu hiện của lực. Chúng được cố định lại như là những thứ khác với lực chỉ nhằm mục đích dõi theo sự vận động của lực trong chúng. Với việc khảo sát tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng toàn bộ tư bản xã hội, Mác đã đặt vào tiêu điểm sự thống nhất của tư bản trong các biểu hiện khác nhau của nó, tức là đồng nhất của lực và các biểu hiện của nó, của cái bên trong và cái bên ngoài.

Một phần của tài liệu Lôgic học G.W.F. Hêghen và sự vận dụng của C.Mác trong Tư bản (Trang 88)