Đối lập – Công trường thủ công

Một phần của tài liệu Lôgic học G.W.F. Hêghen và sự vận dụng của C.Mác trong Tư bản (Trang 69)

Đối lập. Lôgic khảo sát phương thức sản xuất giá trị thặng dư tương đối bằng công trường thủ công

Công trường thủ công là hiệp tác dựa trên sự phân công lao động, vả lại là sự phân công lao động dựa trên nghề thủ công không phụ thuộc vào công nhân. Trong chương Sự phân công lao động và công trường thủ công Mác chứng minh công trường thủ công xuất hiện và tồn tại trên cơ sở nghề thủ công và không thể khác đi được. Đồng thời sự phân công lao động công trường thủ công loại trừ nghề thủ công. “Công trường thủ công không thể chiếm lĩnh được nền sản xuất xã hội với toàn bộ quy mô của nó, và cũng không thể cải tạo nền sản xuất xã hội trong toàn bộ quy mô của nó, và cũng không thể cải tạo nền sản xuất ấy tận gốc được. Với tư cách là một công trình nghệ thuật kinh tế, nó nổi bật lên trên cái nền tảng rộng lớn của nghề thủ công ở thành thị và công nghiệp gia đình ở nông thôn. Đến một trình độ phát triển nào đó, cơ sở kỹ thuật chật hẹp của bản thân nó trở thành mâu thuẫn với những nhu cầu sản xuất do chính nó tạo ra” [15, 535].

Trên đây nghề thủ công thể hiện là đồng nhất được quá trình sản xuất kế thừa, và trên cơ sở nó mà ngay từ đầu sản xuất giá trị thặng dư diễn ra, còn hiệp tác giản đơn là sự khác biệt, bên ngoài so với sự đồng nhất đó. Bây giờ nghề thủ công về mặt lôgic vẫn giữ vai trò đồng nhất như cũ, nhưng đối ngược với nó đã là công trường thủ công – phương thức sản xuất vốn giả định trước nghề thủ công đồng thời loại trừ nó như vốn có, loại trừ theo kiểu về chất. Do đó tương quan nghề thủ công và công trường thủ công như là phương thức sản xuất giá trị thặng dư tương đối không đơn giản chỉ là sự khác nhau, sự bất cần của đồng nhất và khác biệt với nhau. Không phải vậy, quan hệ đó đã là sự đối lập. Trong sự đối lập đồng nhất và khác biệt giả định lẫn nhau đồng thời loại trừ nhau. Nói khác, sự đối lập là sự thống nhất phủ định của đồng nhất và khác biệt.

Hêghen đi từ sự khác biệt tương quan với chính mình, sự khác biệt [bản chất] cũng đã được phát biểu như là cái gì đồng nhất với mình; “cái đối lập, chính là chứa đựng cái một và cái khác nó, tức chứa đựng bản thân nó và cái đối lập của nó ở bên trong nó. Sự tồn tại ở trong chính mình của bản chất - được xác định như thế - là cơ sở[5, 465].

Trong Tư bản, Mác đã giả định thời kỳ công trường thủ công thì nó giả định nghề thủ công, còn nghề thủ công với tư cách là nền tảng của công trường thủ công, cũng giả định công trường này, tất yếu sinh ra nó. Đồng thời nghề thủ công không là công trường thủ công và ngược lại. Như vậy, mỗi mặt của đối lập chỉ có trong chừng mực có mặt kia, và từng mặt đối lập chỉ có trong chừng mực loại trừ mặt kia khỏi mình. Trên một giai đoạn phát triển nhất định sự đối lập giữa công trường thủ công và nghề thủ công sẽ chuyển thành mâu thuẫn. Sự phát triển mâu thuẫn là quá trình loại bỏ cả công trường thủ công lẫn nghề thủ công. Hình thức tồn tại và giải quyết mâu thuẫn này là quá trình xuất hiện và phát triển của nền sản xuất máy móc. Một trong những

sản phẩm hoàn thiện nhất của công trường thủ công là xưởng sản xuất công cụ lao động, khi chế tạo ra máy móc, nó thủ tiêu kiểu công cụ lao động thủ công, nghề thủ công và công trường thủ công. “… Sản phẩm đó của sự phân công lao động trong công trường thủ công đến lượt nó lại đẻ ra máy móc. Máy móc lại xoá bỏ lao động thủ công, vốn được coi là nguyên tắc điều tiết xã hội” [15, 535].

Khi nói về công trường thủ công như là về sự đối lập, Mác đã vạch ra cơ chế của phương thức sản xuất giá trị thặng dư tương đối theo kiểu lôgic mô tả sau khi xác định đối tượng là công trường thủ công. Tính tất yếu của việc chuyển hoá nghề thủ công, vốn phục tùng tư bản một cách hình thức, thành công trường thủ công tư bản chủ nghĩa, đã có trong chính bản chất của tư bản. Tư bản là sự tự vận động, tự gia tăng của giá trị. Tính tất yếu của việc sản xuất giá trị thặng dư, khi khả năng tạo lập nó trong những điều kiện kỹ thuật và xã hội xác định đã bị cạn kiệt, thì sẽ dẫn đến cuộc cải biến những điều kiện đã nêu. Tính tất yếu của sự chuyển hoá nghề thủ công thành công trường thủ công được Mác trình bày chung về quá trình sản xuất tư bản. Còn quá trình chuyển hoá thành mặt đối lập của mình và kết quả đó được Mác khảo sát riêng.

Khởi điểm của quá trình đã được ghi nhận từ trước (đó là nghề thủ công phục tùng tư bản). Mác đã nghiên cứu phương thức chuyển hoá khởi điểm thành kết quả. Yếu tố đơn giản nhất của sự chuyển hoá nghề thủ công thành công trường thủ công là người công nhân cá biệt và công cụ của nó. Do phân tích hoạt động của các nghề thủ công, do chuyên môn hoá công cụ lao động, do đào tạo các công nhân bộ phận chia nhóm và kết hợp họ vào trong một tổng cơ cấu, sự phân công lao động trong công trường thủ công đã tạo ra một sự phân chia về chất lượng và một tỷ lệ về số lượng của những quá trình sản xuất xã hội.

“Sự phân công lao động trong công trường thủ công là một phương pháp đặc biệt để sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối, hay đẩy mạnh việc tự tăng thêm giá trị của tư bản” [15, 529]. Mác đã phân biệt các hình thái tổ chức liên kết cơ bản các yếu tố thành kết quả, đó chính là hai hình thức công trường thủ công: công trường thủ công hỗn tạp và công trường thủ công hữu cơ. Nhưng sự phân công lao động bên trong xưởng thợ là sự phân công lao động đơn nhất; sự phân công thành những lĩnh vực sản xuất xã hội lớn (công nghiệp, nông nghiệp…) là sự phân công lao động chung; sự phân công chúng thành những ngành và tiểu ngành là sự phân công lao động đơn nhất. Đến kết luận Mác khảo sát những đặc điểm lịch sử của kết quả, so sánh trình độ và xác định tính chất tư bản chủ nghĩa của công trường thủ công.

2.2.8. Mâu thuẫn - Máy móc và đại công nghiệp

Máy móc và đại công nghiệp như là mâu thuẫn. Sự đối lập chuyển thành mâu thuẫn phát triển, khi máy móc bắt đầu sản xuất ra máy móc.

Nếu ở trình độ hiệp tác giản đơn quá trình lao động mới ở quan hệ của sự khác nhau với quá trình lao động, được chủ nghĩa tư bản kế thừa từ quá khứ, còn ở trình độ công trường thủ công quan hệ đó trở thành đối lập, thì ở trình độ sản xuất máy móc quan hệ nêu trên đã chuyển hoá thành mâu thuẫn.

“Trong công trường thủ công, điểm xuất phát của cuộc cách mạng trong phương thức sản xuất là sức lao động, còn trong đại công nghiệp thì đó là tư liệu lao động. Vì vậy trước hết cần phải nghiên cứu xem tư liệu lao động đã chuyển từ công cụ thành máy móc như thế nào, hoặc xem máy móc khác công cụ thủ công ở chỗ nào” [15, 536].

Hêghen nói về sự khác biệt (bản chất) bao hàm cả sự đồng nhất và khác biệt. Do vậy phần Chú giải dẫn nhập phân tích “Tiểu đoạn 120 sẽ đi từ đối lập sang sự mâu thuẫn bằng cách cho thấy:

1. Mỗi cái chứa đựng cái khác không phải là nó như thế nào?

2. Khi loại trừ cái khác, nó tự loại trừ chính mình, và do đó, tự mâu thuẫn như thế nào?” [5, 465].

Trong Tư bản, sự đối lập chuyển thành mâu thuẫn phát triển khi máy móc bắt đầu sản xuất ra máy móc. Sản xuất máy móc bằng máy móc không cần giả định công trường thủ công và nghề thủ công vốn là cơ sở của nó, mà còn thủ tiêu chúng. Một cái (nghề thủ công và công trường thủ công) chuyển hoá thành cái khác (sản xuất máy móc có nền tảng là sản xuất ra máy móc bằng máy móc). Như vậy, sự tồn tại của nó không cần giả định cái thứ nhất là nền tảng của mình mà ngược lại, đòi hỏi phải thủ tiêu cái thứ nhất. Trong mâu thuẫn đã phát triển, hay trong mâu thuẫn riêng, vật chủ sinh và vật được sinh ra đã không thể bất phân với nhau trong sự loại trừ lẫn nhau của chúng. Sản xuất máy móc khi được thực hiện trên cơ sở riêng của mình, dĩ nhiên không phải nghề thủ công hay công trường thủ công, nhưng nó lại nảy sinh từ nghề thủ công và công trường thủ công, theo nghĩa đó nó thống nhất với chúng. Tuy nhiên, sự thống nhất đó là sự loại trừ, sự thủ tiêu thống nhất, bởi lẽ sản xuất ra máy móc bằng cách cải biến hoàn toàn công trường thủ công và nghề thủ công, mà không cần giả định chúng là căn cứ của mình. Phương thức lao động của chủ nghĩa tư bản được kế thừa từ quá khứ, lần đầu tiên được cải biến, bị phủ định bởi chính nền đại công nghiệp, bởi sản xuất máy móc dựa trên việc tạo ra máy móc bằng máy móc. Tại đây mâu thuẫn của quá trình lao động được kế thừa lại đã đạt sự phát triển cao nhất của mình. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối nói chung mâu thuẫn với quá trình lao động mà chủ nghĩa tư bản đã kế thừa được. Như vậy, đồng nhất, khác biệt, khác nhau, đối lập, mâu thuẫn - tất cả đều là những giai đoạn phát triển và hình thức của mâu thuẫn.

Nếu mâu thuẫn là mâu thuẫn đã phát triển thì nó sẽ hoàn toàn tự bộc lộ mình. Ngay bản chất được lấy tự nó (công thức phổ biến của tư bản) đã là mâu thuẫn tự nó. Sự đồng nhất căn bản (sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối) cũng đã là mâu thuẫn tự nó, bao gồm sự khác biệt, như là khác biệt của chính đồng nhất. Khác biệt (sản xuất giá trị thặng dư tương đối) bao chứa sự đồng nhất với tính cách là một yếu tố của mình. Khác nhau (sự hiệp tác giản đơn) và đối lập (công trường thủ công) – cũng là những hình thức phát triển của mâu thuẫn trong bản chất.

2.2.9. Cơ sở - Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối như là cơ sở Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối như là cơ sở

Như nội dung phần trên đã nghiên cứu về sự đồng nhất và khác biệt. Hêghen đã thâu tóm trong phần học thuyết về bản chất:

A. Bản chất như là cơ sở của sự hiện hữu, 1. Sự đồng nhất,

2. Sự khác biệt. 3. Cơ sở

“Cơ sở là sự thống nhất của sự đồng nhất và sự khác biệt; là chân lý của cái gì do sự khác biệt và sự đồng nhất đã mang lại, là sự phản tư- trong-mình, và sự phản tư này cũng đồng thời là sự phản tư-trong-cái khác và ngược lại. Nó [cơ sở] là bản chất được thiết định như là toàn thể

[5, 470].

Trong Tư bản, ở những phần đầu tiên Mác đã nghiên cứu giá trị thặng dư tuyệt đối, sau đó là giá trị thặng dư tương đối tách rời nhau, nổi lên hàng đầu vẫn là sự khác biệt giữa chúng, sự tách biệt của chúng với nhau. Trên

bình diện lôgic có hai hình thức thể hiện, thứ nhất với tư cách là đồng nhất cụ thể, thứ hai với tư cách là sự khác biệt cụ thể (khác nhau, đối lập, mâu thuẫn).

Còn bây giờ Mác mô tả sự thống nhất của đồng nhất cụ thể và đồng nhất khác biệt. Nhưng vì Mác ghi nhận sự thống nhất của sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối ở trình độ phát triển tư bản chủ nghĩa, mà ở đó nó bắt phục tùng và cải biến cho phù hợp với bản chất của nền tảng kỹ thuật, tức là khi sản xuất máy móc bằng máy đã xuất hiện và trở thành thống trị, từ đó suy ra, đề cập đến sự thống nhất của đồng nhất cụ thể với riêng mâu thuẫn. Sản xuất giá trị thặng dư nói chung bây giờ hiện ra là cơ sở của sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối.

Một mặt, cơ sở là sự chuyển hoá của đồng nhất cụ thể và của mâu thuẫn. Trên thực tế “Trên một quan điểm nào đó thì sự khác nhau giữa giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối nói chung chỉ là ảo tưởng. Giá trị thặng dư tương đối cũng là tuyệt đối, vì nó đòi hỏi phải kéo dài tuyệt đối ngày lao động quá số thời gian lao động cần thiết cho sự sinh tồn bản thân người công nhân. Giá trị thặng dư tuyệt đối cũng là tương đối, bởi vì nó đòi hỏi phải phát triển năng suất lao động cho phép giới hạn thời gian lao động cần thiết vào trong một phần của ngày lao động” [15, 721]. Sự khác biệt giữa đồng nhất cụ thể và mâu thuẫn trong những điều kiện xác định hiện ra là không tồn tại. Các hình thức bản chất dường như bị hoà tan trong cơ sở và hiện ra hoàn toàn đồng nhất với nhau và với cơ sở. Bản chất được hình thức hoá trong mối tương quan với chính mình. Bản chất là hình thức, hình thức là bản chất. Hình thức được bản chất hoá, bởi lẽ nó cũng phản ánh bên trong của bản chất chính mình. Như vậy, mối liên hệ giữa cơ sở và cái được tạo cơ sở như là mối liên hệ giữa bản chất với hình thức.

“Nhưng nếu người ta chú ý đến sự vận động của giá trị thặng dư thì sự đồng nhất bề ngoài đó sẽ biến mất. Một khi phương thức sản xuất tư bản chủ

nghĩa đã xuất hiện và trở thành phương thức sản xuất cơ bản phổ biến, thì sự khác nhau giữa giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối sẽ thể hiện ra một khi cần nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư nói chung. Khi giả định rằng sức lao động sẽ được trả theo đúng với giá trị của nó, thì chúng ta phải lựa chọn một trong hai trường hợp: nếu sức sản xuất của lao động và cường độ bình thường của nó đã cho sẵn, thì tỷ suất giá trị thặng dư chỉ có thể tăng lên bằng cách kéo dài tuyệt đối ngày lao động; mặt khác, với một giới hạn đã cho sẵn của ngày lao động, thì tỷ suất giá trị thặng dư có thể tăng lên bằng cách thay đổi đại lượng tương đối của các bộ phận cấu thành của ngày lao động, tức là của lao động cần thiết và lao động thặng dư, điều này đến lượt nó đòi hỏi phải có sự thay đổi năng suất lao động hoặc cường độ lao động, nếu tiền công không được hạ xuống dưới giá trị sức lao động” [15, 721 - 722].

Trong chương XV Sự thay đổi trong đại lượng giá cả sức lao động và của giá trị thặng dư, nghiên cứu tương quan giữa giá cả sức lao động và giá trị thặng dư phụ thuộc vào độ dài ngày lao động vào cường độ lao động và năng suất lao động. Sản xuất giá trị thặng dư được xét trong mối liên hệ của tất cả các bối cảnh đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Đại lượng của ngày lao động và cường độ lao động không thay đổi (cho sẵn), sức sản xuất của lao động thay đổi.

2. Ngày lao động không thay đổi, sức sản xuất lao động không thay đổi, cường độ lao động thay đổi.

3. Sức sản xuất lao động và cường độ lao động không thay đổi, ngày lao động thay đổi.

4. Những sự thay đổi cùng một lúc trong độ dài, sức sản xuất và cường độ của lao động.

Những sự kết hợp đó vừa không là sản xuất giá trị thăng dư không tính đến hình thức của nó, vừa không là các hình thức sản xuất giá trị thặng dư không tính đến chính quá trình sản xuất giá trị thặng dư, cũng không là hình thức này hay hình thức khác tách rời với nhau. Giá trị thặng dư tuyệt đối hay

Một phần của tài liệu Lôgic học G.W.F. Hêghen và sự vận dụng của C.Mác trong Tư bản (Trang 69)