Tiêu chuẩn đủ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các hiện tượng ngữ pháp được giới thiệu trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (từ năm 1980 đến nay (Trang 89)

6. Bố cục của Luận văn

3.2.2. Tiêu chuẩn đủ

Bùi Phụng đã cho rằng “Khi dạy tiếng Việt, quan trọng là anh phải biết không dạy gì chứ không phải là dạy cái gì”. Chẳng hạn, khi chú giải một từ ngữ, nếu người viết cố công liệt kê giải thích đủ tất cả các ý của một từ đó thì sẽ là sai lầm và gây khó khăn cho cả người học và người dạy.

Có thể thấy, trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài biên soạn năm 1980 với gánh nặng ngữ pháp mang tính hàn lâm, một số hiện tượng ngữ pháp được chú giải với nhiều ý nghĩa biểu hiện mở rộng ngoài bài học, tạo cho người học cảm giác không dễ hiểu, nặng về ngữ pháp (điều này đã được

nhắc đến ở phần 2.1, chương 2 của luận văn). Bên cạnh đó, vẫn có hiện tượng chú giải những từ không cơ bản như kiểu “Bà già - tiếng thân mật để gọi mẹ.” hay những phương thức cấu tạo từ thuộc về ngôn ngữ chuyên sâu như chú giải trong Giáo trình tiếng Việt, tập 4, Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên), trang 18-19:

Đèm đẹp: dạng láy đôi của tính từ đẹp, có ý nghĩa giảm nhẹ (mức độ ít). Dạng láy của tính từ theo kiểu này được cấu tạo bằng cách lặp lại một tính từ đơn tiết, có thể có kèm theo sự thay đổi một cách có quy luật ở thanh điệu, ở âm cuối, thường được dùng trong khẩu ngữ.

Đối với tính từ có phụ âm cuối -p, -t, -ch, -c: mát → man mát (sắc → ngang, -t → -n), sạch → sành sạch (nặng → huyền, -ch → -nh), khác → khang khác (sắc → ngang, -k → -ng).

Đối với tính từ không có phụ âm cuối hay phụ âm cuối không phải -p, -t, -ch, -c: Thanh bằng (Thanh ngang và thanh huyền) không thay đổi. vui → vui vui, vàng → vàng vàng, buồn → buồn buồn. Thanh trắc (bốn thanh còn lại) chỉ thay đổi thanh điệu (đổi thành thanh ngang). Ví dụ: đỏ → đo đỏ (hỏi → ngang), trắng → trăng trắng (sắc → ngang).

Việc “kê đơn” liều lượng chú giải ngữ pháp cho hợp lý và dễ hiểu với người học chính là vấn đề đòi hỏi kinh nghiệm của người soạn sách. Khi chú giải một vấn đề ngữ pháp, điều cần thiết là không làm cho người học cảm thấy quá phức tạp về những vấn đề mang tính không thông dụng, không dễ sử dụng nhất là người học là người nước ngoài.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các hiện tượng ngữ pháp được giới thiệu trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (từ năm 1980 đến nay (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)