6. Bố cục của Luận văn
3.1.4. Cùng một hiện tượng ngữ pháp – chú giải khác nhau
Mỗi giáo trình có những cách trình bày cũng như cách sắp xếp các phần bài học khác nhau. Tùy theo mục đích bài học mà các hiện tượng ngữ pháp
được chú giải cũng khác nhau. Có thể đưa ra cách chú giải của từ “những, các” ở hai giáo trình cùng chương trình cơ sở như sau:
– Các từ “những, các” (Plural for nouns). For example: Những + cái bàn, cái ghế, quyển giáo trình, bức tranh, con mèo, con chó, món ăn… Các + sinh viên, học sinh, nhân viên, kĩ sư, bác sĩ,…” (Tiếng Việt cho người nước ngoài – Chương trình cơ sở, Nguyễn Văn Phúc (Chủ biên)).
– Các: (a) Các bạn đang sống ở đâu? (b) Tất cả các ngôi nhà ở đây đều được xây dựng từ trước năm 1930. Lượng từ trước danh từ/ danh ngữ chỉ số lượng nhiều được xác định, bao gồm tất cả các sự vật nói đến.
Những: (a) Những người vô gia cư rất cần được giúp đỡ. (b) Anh đã đi đâu và làm những gì? Lượng từ trước danh từ/ danh ngữ chỉ số lượng nhiều, không xác định. (Giáo trình Tiếng Việt, tập 1, Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên)).
– “Những/ các: Từ dùng để chỉ số nhiều.
1. Các: đứng trước danh từ chỉ số nhiều toàn bộ một tập hợp không hàm ý so sánh.
2. Những: đứng trước danh từ, chỉ số nhiều bộ phận của tập hợp đó. VD: – Ngày mai, các học sinh khoa Tiếng Việt sẽ đi tham quan Hoa Lư. Những em nào say xe thì đi tàu. Những em nào không say xe thì đi ôtô.
– Trong số các chị, những ai là người Huế?
– Trong các sản phẩm này, những sản phẩm nào của Hãng Sony?
(trang 150, Thực hành Tiếng Việt, Nguyễn Việt Hương).
Có thể thấy cùng một nội dung chủ điểm chú giải nhưng có sự khác nhau giữa các cách chú giải. Nguyễn Văn Phúc chú giải ngắn gọn bằng “Plural for nouns” rồi đưa ra các ví dụ, trong khi đó giáo trình của Nguyễn Văn Huệ đã dùng các thuật ngữ như lượng từ trước danh ngữ để chú giải, còn Nguyễn Việt Hương giải thích không được dễ hiểu với khái niệm “danh từ chỉ số nhiều toàn bộ một tập hợp không hàm ý so sánh”.