Sự phân bố về số lượng chủ điểm ngữ pháp trong mỗi bài học

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các hiện tượng ngữ pháp được giới thiệu trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (từ năm 1980 đến nay (Trang 79)

6. Bố cục của Luận văn

3.1.1.Sự phân bố về số lượng chủ điểm ngữ pháp trong mỗi bài học

Hầu hết các hiện tượng ngữ pháp được đưa vào chú giải đều là những hiện tượng ngữ pháp quan yếu trong tiếng Việt. Một điều dễ nhận thấy là số lượng hiện tượng được lồng ghép vào mỗi bài thường dừng ở con số 4 hoặc 5. Theo Nguyễn Văn Chính, đây là mức độ hợp lí với người học. [9, tr. 202].

Tuy nhiên, có tác giả giới thiệu đến hơn chục hiện tượng ngữ pháp trong một bài học. Ví dụ: bài số 5 trong Tiếng Việt cho người nước ngoài, Nguyễn Anh Quế có đến hơn chục hiện tượng ngữ pháp được nhắc đến:

Trạng ngữ chỉ thời gian: hôm qua, hôm nay, chiều mai, sáng nay, năm ngoái, năm sau, tháng trước,…bây giờ, lát nữa…

Câu hỏi chung: bao giờ?, bao lâu? lúc nào?

Bổ ngữ chỉ điểm đến của hành động: đi, về, tới, sang, ra, vào, lên, xuống Câu hỏi chung: đi đâu?

Nếu để người học tiếp nhận hết lượng kiến thức này sẽ phải mất thêm nhiều thời gian hơn so với thời lượng mà tác giả dự định biên soạn cho một bài học.

Ở giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài – trình độ nâng cao, Nguyễn Thiện Nam, bài 7 với phần giải thích gần chục hiện tượng ngữ pháp như:

“1. Từ “bằng” chỉ chất liệu

2. Từ để hỏi + mà + Tính từ + thế 3. Kiểu câu “Bố tôi đã bạc tóc”

4. Các động từ: mặc, đội, đeo, đi, quàng, thắt 5. Từ “mà” đại từ

6. Từ “lại” nhấn mạnh nghĩa đối lập 7. Sở dĩ A là vì (là do) B

8. Mà (phủ định) trong C mà V”

Nhưng người dạy cũng có thể chủ động khắc phục điều này bằng cách người dạy chủ động chia bớt gánh nặng ngữ pháp sang một buổi học khác.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các hiện tượng ngữ pháp được giới thiệu trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (từ năm 1980 đến nay (Trang 79)