Cách thức giới thiệu và kiểu loại các chủ điểm ngữ pháp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các hiện tượng ngữ pháp được giới thiệu trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (từ năm 1980 đến nay (Trang 66)

6. Bố cục của Luận văn

2.3.3. Cách thức giới thiệu và kiểu loại các chủ điểm ngữ pháp

Ở các giáo trình dạy ngoại ngữ thường có các phần nêu tên chủ điểm ngữ pháp ngay phần đầu bài học và phần mục lục liệt kê các bài học và chủ điểm ngữ pháp có trong giáo trình. Những phần này tưởng chừng là phần phụ, nhưng lại có vai trò cần thiết đối với người sử dụng giáo trình trong việc hình dung một cách sơ bộ về vấn đề ngữ pháp sẽ được giới thiệu khi chưa thể tìm hiểu kĩ những nội dung trong giáo trình.

Trong phần này, chúng tôi khảo sát cách thức giới thiệu các chủ điểm ngữ pháp trong tương quan với phần giới thiệu ngữ pháp ở đầu bài học và mục lục. Từ những gì khảo sát được, chúng tôi đưa ra một số vấn đề về kiểu loại các chủ điểm ngữ pháp được giới thiệu trong các giáo trình.

2.3.3.1. Cách thức giới thiệu các chủ điểm ngữ pháp ở các giáo trình

Tên các chủ điểm ngữ pháp được giới thiệu ở đầu bài học và trong mục lục của giáo trình

Đây chính là khung ngữ pháp sẽ được giới thiệu trong bài học và phần mục lục các bài học. Như đã nói, đây là phần mang tính định hướng để có hình dung sơ bộ về nội dung bài học, là cách mà các giáo trình thường sử dụng.

Ví dụ: trang 35, giáo trình Tiếng Việt cơ sở, Vũ Văn Thi có nêu chủ điểm ngữ pháp ở bài học và trong mục lục tương quan như sau:

CĐNP ở đầu bài học Mục lục CHAPTER 2. PROFESSION – NGHỀ NGHIỆP 1. Cách hỏi về nghề nghiệp 2. Cách dùng các từ: rất, quá, lắm 3. Cách dùng giới từ: của 4. Cách dùng các từ biểu thị sự lịch sự: xin, xin lỗi ạ, ạ.

CHAPTER 2. PROFESSION – NGHỀ NGHIỆP……..35 1. Cách hỏi về nghề nghiệp 2. Cách dùng các từ: rất, quá, lắm 3. Cách dùng giới từ: của 4. Cách dùng các từ biểu thị sự lịch sự: xin, xin lỗi ạ, ạ.

Ví dụ: trang 11, Tiếng Việt nâng cao (cho người nước ngoài), Nguyễn Thiện Nam có nêu chủ điểm ngữ pháp ở bài học và trong mục lục tương quan như sau:

CĐNP ở đầu bài học Mục lục

BÀI MỘT: CHÀO HỎI

1. Cả A lẫn B (cả A và B) 2. Từ “chứ”

3. Từ xưng hô cuối câu 4. Từ “hở” (“hả”)

Bài một

Chủ đề: Chào hỏi………...………11

Ngữ pháp: 1.Cả A lẫn B (cả A và B)…14 2. Từ “chứ”………..15 3. Từ xưng hô cuối câu……19

4. Từ “hở” (“hả”)………….20 Bài đọc: Lời chào trong tiếng Việt…....29 Tuy nhiên, ở các giáo trình lại có những sự khác nhau trong cách thức này. Kết quả khảo sát các khung ngữ pháp nêu chủ điểm ngữ pháp owrr đầu bài học và mục lục ở các giáo trình (theo STT) như sau:

Bảng 2.12: Cách thức nêu chủ điểm ngữ pháp trong các giáo trình. GT CĐNP nêu ở đầu bài học CĐNP nêu trong mục lục

Giáo trình ở trình độ cơ sở 1 + + 2 – – 3 – – 4 + + 5 + + 6 + + 7 + + 8 + + 9 – + 10 – + 11 – + 12 – +

Giáo trình ở trình độ nâng cao

13 – + 14 – – 15 + + 16 – + 17 – + 18 – – 19 – – 20 – –

Theo khảo sát, kết quả cụ thể như sau:

– Cách thức nêu chủ điểm ngữ pháp ở đầu bài học và trong mục lục có ở 7 quyển giáo trình, chiếm 35% tổng số 20 quyển, cụ thể là:

+ Giáo trình ở trình độ cơ sở: Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành, tập I, Nguyễn Văn Lai (Chủ biên) ; Tiếng Việt cơ sở của Vũ Văn Thi ; Giáo trình

Tiếng Việt, tập 1 và tập 2, Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên) ; Tiếng Việt (cho người nước ngoài), Trình độ A, tập 1, tập 2, Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên). Cách thức này chiếm 50% giáo trình ở trình độ cơ sở.

+ Giáo trình ở trình độ nâng cao: Tiếng Việt nâng cao (cho người nước ngoài), Nguyễn Thiện Nam. Cách thức này chiếm 12,5% giáo trình ở trình độ nâng cao.

– Cách thức nêu chủ điểm ngữ pháp trong mục lục và không nêu ở đầu bài học có ở 7 quyển, chiếm 35% tổng số 20 quyển, cụ thể là:

+ Giáo trình ở trình độ cơ sở: Thực hành Tiếng Việt, Nguyễn Việt Hương; Tiếng Việt cho người nước ngoài, Mai Ngọc Chừ ; Tiếng Việt cho người nước ngoài – Chương trình cơ sở, Nguyễn Văn Phúc (Chủ biên) ;

Tiếng Việt cho người nước ngoài, Nguyễn Anh Quế. Cách thức này chiếm 33% giáo trình ở trình độ cơ sở.

+ Giáo trình ở trình độ nâng cao: Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành,

tập II, Đặng Ngọc Cừ – Phan Hải (Chủ biên) ; Thực hành Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài), Trình độ B, Trình độ C, Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên). Cách thức này chiếm 37,5% giáo trình ở trình độ nâng cao.

– Cách thức không nêu Chủ điểm ngữ pháp ở đầu bài học và trong mục lục có ở 6 quyển giáo trình, chiếm 30% tổng số 20 quyển, cụ thể là:

Giáo trình ở trình độ cơ sở: Tiếng Việt cho người nước ngoài, Quyển 1 ;

Tiếng Việt cho người nước ngoài của Bùi Phụng (Chủ biên) (1992). Cách thức này chiếm 17% giáo trình ở trình độ cơ sở.

Giáo trình ở trình độ nâng cao: Tiếng Việt cho người nước ngoài, Quyển 2 của Bùi Phụng (1987), Giáo trình Tiếng Việt, Tập 3 và Tập 4 của Nguyễn Văn Huệ ; Tiếng Việt cho người nước ngoài, Trình độ nâng cao của Trịnh Đức Hiển. Cách thức này chiếm 50% giáo trình ở trình độ nâng cao.

Nhận xét: Trong các giáo trình khảo sát, ba cách thức này đều được sử dụng tương đương nhau.

Ở trình độ cơ sở, chủ điểm ngữ pháp được nêu ở đầu bài học và trong mục lục là cách thức được sử dụng phố biến (50%), có lẽ ở trình độ mới bắt đầu, việc làm quen với các hiện tượng ngữ pháp thông qua các chủ điểm ngữ pháp được người soạn giáo trình cho là cần thiết để người học có thể hình dung và bao quát được kiến thức ngữ pháp cần phải học một cách nhanh nhất. Ở trình độ nâng cao, cách thức này ít được sử dụng, người học đã có lượng kiến thức ngữ pháp nhất định qua chương trình cơ sở và việc tự tổng kết lượng ngữ pháp mới sẽ ít khó hơn, việc đưa ra chủ điểm ngữ pháp được nêu ở đầu bài học và trong mục lục sẽ là không cần thiết. Có lẽ vì vậy, việc không nêu tên các chủ điểm ngay ở đầu bài và mục lục ở giáo trình nâng cao là phổ biến (chiếm 50%).

Mỗi giáo trình có cách biên soạn khác nhau, song chắc chắn rằng, dù ở trình độ nào, việc nêu tên các chủ điểm ngữ pháp ở cả đầu bài học và mục lục sẽ tạo cho người học những hình dung ban đầu về ngữ pháp và tiện cho việc tra cứu. Hơn nữa, đối với người dạy, cũng có sự thuận lợi nhất định trong việc giảng dạy. Tuy nhiên, để làm được điều này, các chủ điểm đưa ra cần phải ngắn gọn

nhưng vẫn phải đảm bảo đúngđủ (theo Nguyễn Thị Thuận [41]).

2.3.2.2. Kiểu loại ngữ pháp được chú giải ở các giáo trình

Kiểu loại chủ điểm ngữ pháp được thống kê chi tiết trong phần Phụ lục của luận văn. Về mặt lí thuyết, từ loại trong tiếng Việt theo Nguyễn Hồng Cổn có thể được phân định thành: danh từ, đại từ, động từ, tính từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, giới từ, liên từ, trợ từ, tiểu từ.

Chúng tôi sử dụng các định nghĩa về những thuật ngữ này trong Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nguyễn Như Ý (Chủ biên) [47] và Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học [46] và Ngữ pháp tiếng Việt, Diệp Quang Ban [1] như sau:

Danh từ: chỉ sự vật (bao gồm đồ vật, động vật, thực vật), chỉ người (bao gồm tên người và cả tên các nghề nghiệp, chức vụ của con người), chỉ các hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội và các khái niệm. [47, tr. 67-68]. Ví dụ: nhà, cửa, người, giáo viên, Nam, con, cái, chiếc,…

Ví dụ: “Cái/ con: danh từ chỉ loại (từng đơn vị riêng lẻ). Cái – dùng cho bất động vật. Con – dùng cho động vật. Ví dụ: Mẹ mua cho tôi hai cái áo mới. Con chó này dễ thương quá.” (Giáo trình Tiếng Việt, tập 1, Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên)).

Đại từ: là từ loại dùng để trỏ sự vật, để xưng hô, hoặc thay thế cho một bộ phận nào đó trong câu (bộ phận đó có thể là từ cũng có thể là một đơn vị lớn hơn từ) [47, tr. 87]. Đại từ bao gồm “đại từ xưng hô và đại từ chỉ định.” [1, tr. 111]. Ví dụ: nó, mày, tôi, tao, đây, kia, đó, bây giờ,…

Ví dụ: “Ngôi thứ nhất/ thứ hai: Đại từ nhân xưng. Ngôi thứ nhất/ thứ hai số ít, số nhiều. Tôi – chúng tôi, em – chúng em, ông – các ông, bà – các bà,…(Thực hành Tiếng Việt, Nguyễn Việt Hương).

Động từ: là từ loại chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. Cùng với danh từ, động từ là một trong hai từ loại cơ bản… [47, tr. 96]. Ví dụ: nên, cần, phải, ra, vào, lên, xuống,

Ví dụ: “Động từ chuyển động: đi, đến, vào, ra, lên, xuống, sang, qua, về, lại,… có thể làm vị ngữ trực tiếp trong câu. Câu hỏi: CN+đi đâu? Chú ý: Động từ chuyển động có thể đứng trước một động từ khác để xác định mục đích của hành động. Ví dụ: đi học, đi tham qua, đến chơi, về thăm,…”. (Thực hành Tiếng Việt, Nguyễn Việt Hương).

Tính từ: là những từ chỉ tính chất của sự vật như hình thể, màu sắc, dung lượng, kích thước, đặc trưng,… [47, tr. 301]. Ví dụ: đẹp, dài, xanh, vui, buồn,…

Ví dụ: “Đèm đẹp: Dạng láy đôi của tính từ đẹp, có nghĩa giảm nhẹ, (mức độ ít).” (Giáo trình Tiếng Việt, tập 4, Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên)).

Lượng từ: là từ chỉ số lượng, làm thành tố phụ cho đối tố,… chủ yếu cho các thể từ (chủ yếu là danh từ). Ví dụ: các, những, vài, một, hai,….

Ví dụ: Các từ “những, các” (plural for nouns). For example: Những + cái bàn, cái ghế, quyển giáo trình, bức tranh, con mèo, con chó, món ăn,… Các + sinh viên, học sinh, nhân viên, kĩ sư, bác sĩ,… (Tiếng Việt cho người nước ngoài – Chương trình cơ sở của Nguyễn Văn Phúc (Chủ biên)).

Chỉ từ: là từ làm thành tố phụ cho đối tố,…chủ yếu cho các thể từ (chủ yếu là danh từ). Ví dụ: này, kia, ấy, nọ, nãy,….

Ví dụ: Các từ: này (this), kia (that), ấy, đó cũng biểu thị nơi chốn như “đây”, “kia, “đấy” nhưng dùng sau D và để chỉ sự vật. (Tiếng Việt cho người nước ngoài, Nguyễn Anh Quế).

Phó từ: thường dùng kèm với thực từ (động từ, tính từ), biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa quá trình và đặc điểm với thực tại, đồng thời cũng biểu hiện ý nghĩa về cách thức nhận thức và phản ánh các quá trình và đặc trưng trong hiện thực [1, tr. 124-125]. Ví dụ: đã, sẽ, đang, không, vẫn, hãy, xong, rồi, hết, ra, lại,…

Từ loại phó từ giúp cho người học có nguyên liệu kết nối các thành phần trong câu. Đây là loại từ thường được dùng kèm với động từ, tính từ, biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa quá trình và đặc điểm với thực tại và ý nghĩa về cách thức nhận thức, phản ánh các quá trình, đặc trưng trong hiện thực. Các phó từ như đã, sẽ, đang, không, vẫn, hãy, xong,… sẽ trang bị cho người học những cách thức để cùng với động từ, tính từ thể hiện được những điều mình muốn phản ánh bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài thường dành thời lượng đáng kể cho chủ điểm ngữ

pháp loại này. Các phó từ được lựa chọn để chú giải ngữ pháp trong giáo trình thường là có ý nghĩa về thời thể, mức độ,…

Ví dụ: “Đã, đang, sẽ: Phó từ chỉ thời gian, luôn đi kèm trước động từ. Đã (alrealy) – quá khứ đơn giản. Đang (doing): hiện tại đơn giản. Sẽ (will, shall, going to): tương lai đơn giản. Ví dụ: đã học, đã xem phim, đã gặp,… Đang học tiếng Việt, đang ngủ,… sẽ nghỉ,… (Tiếng Việt cho người nước ngoài, Nguyễn Anh Quế).

Rất/ lắm/ quá: Phó từ chỉ mức độ, thường đi với các tính từ hoặc một số động từ tình thái để chỉ mức độ cao về tính chất, trạng thái của chủ thể.... Ví dụ: Tiếng Việt rất hay. Cô ấy đẹp lắm. Trời nóng quá.” (Thực hành Tiếng Việt, Nguyễn Việt Hương).

Giới từ:biểu thị quan hệ của đối tượng với đối tượng, hiện tượng và cảnh huống…[47, tr. 104].Ví dụ: của, với, bằng, về, tại,…

Ví dụ: Ở (at, in): Biểu thị ý nghĩa nơi chốn, vị trí. Vd: Ông Quốc làm việc ở nhà máy. Anh ấy sống ở Hà Nội. Đứng đầu thành phần trạng ngữ chỉ nơi chốn, trả lời cho câu hỏi “ở đâu”. Vd: Em Lan học ở đâu? Em Lan học ở Huế. (Tiếng Việt cho người nước ngoài, Trình độ nâng cao, Trịnh Đức Hiển (Chủ biên)).

Liên từ: có chức năng nối các thực từ với nhau hoặc để liên kết các câu, các thành phần cùng loại của câu cũng như các vế của câu ghép. [47, tr. 132]. Ví dụ: và, nhưng, nếu, thì, vì,….

Ví dụ: Hay, hoặc: Liên từ biểu thị sự lựa chọn.

1. Hoặc: chỉ dùng trong câu trần thuật. Vd: Tôi sẽ viết thư hoặc gọi điện cho chị. Ngày mai hoặc ngày kia Magrita sẽ đến Việt Nam.

2. Hay: Dùng cả trong câu trần thuật lẫn câu nghi vấn. Vd: Anh uống chè hay cà phê? Tuần tới, Anali hay (hoặc) Nely sẽ đến thăm chị. (Thực hành tiếng Việt, Nguyễn Việt Hương).

Trợ từ: Từ chuyên dùng để thêm vào câu, diễn đạt mối quan hệ giữa người nói với thực tại và biểu đạt ý nghĩa tình thái với mục đích nhấn mạnh, tăng cường [47, tr. 315]. Ví dụ: chính, ngay, cả, cũng, chỉ,...

Ví dụ: Ngay (at once, immediately) có nghĩa là liền sau đó. Vd: Tôi vừa nói anh ấy hiểu ngày. Nếu các bạn hỏi chúng tôi sẽ trả lời ngay. Có thể kết hợp với các từ đồng nghĩa như “lập tức”, “tức khắc”, “tức thì”,… Vd: Khi xe ô tô đến, tôi đi ngay lập tức. Vừa nói xong, cô ấy đi ngay tức khắc… (Tiếng Việt nâng cao, Trịnh Đức Hiển (Chủ biên)).

Tiểu từ: biểu đạt ý nghĩa tình thái trong mối quan hệ với mục đích phát ngôn biểu thị cảm xúc của người nói… [47, tr. 293]. Ví dụ: à, ư, nhỉ, ôi, ái,…

Ví dụ: Ơi: Thán từ đứng sau danh từ riêng hoặc đại từ nhân xưng để gọi một cách thân mật. Vd: Nam ơi! Đi đâu đấy? (Tiếng Việt cho người nước ngoài, Bùi Phụng (Chủ biên) (1992)).

Tuy nhiên, khi khảo sát thực tế, các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài lại có những cách gọi tên khác nhau cho cùng một đơn vị chủ điểm ngữ pháp. Có thể nêu ra một số hiện tượng sau:

Về các từ “cái, con”: Trong khi tác giả Vũ Văn Thi, Nguyễn Văn Huệ gọi là danh từ chỉ loại thì tác giả Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Anh Quế chú giải là loại từ. Còn Bùi Phụng trong Tiếng Việt cho người nước ngoài, quyển 1 (1987), bài 4 gọi cái condanh từ chỉ loại, đến bài 8 lại coi

cái, conloại từ… Về mặt bản chất, loại từ hay danh từ chỉ loại không có gì khác biệt, tuy nhiên, cách gọi không thống nhất giữa các bài và giữa các giáo trình khiến người học tiếng Việt có thể cảm thấy lúng túng.

Về các từ: à, ơi, nhỉ, nhé… Nếu như trong lí thuyết các từ này được gọi là tiểu từ nói chung thì trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, có những cách gọi tên và chú giải với các kết hợp khác nhau:

Giáo trình cơ sở Tiếng Việt thực hành, tập 1, Nguyễn Văn Lai (Chủ biên), bài 17 chú giải à theo hình thức kết hợp: Câu hỏi dùng yếu tố: à; bài 26 chú giải nhé trong: Câu cầu khiến: nhé và bài 6 là Từ đứng cuối câu: nhé.

Tác giả Bùi Phụng (1987), bài 8 chú giải kết hợp từ ơi với Từ dùng trong câu hỏi: ơi, đến bài 5 chú giải Thán từ: ơi.

Tác giả Mai Ngọc Chừ chú giải bài 14 về từ chứ, à trong kết hợp làm câu hỏi: Câu hỏi có từ “chứ”ở cuối câu ; bài 7là Câu hỏi có từ “à” ở cuối câu.

Tác giả Nguyễn Văn Phúc chú giải Từ ở cuối câu: ạ trong bài 5; bài 16 à kết hợp giải thích với câu hỏi: …à?

Việc gọi tên các từ liên kết ở các giáo trình cũng rất khác biệt: khi được gọi là kết cấu, cấu trúc, khi thì chú giải là cặp phó từ, cặp liên từ, cặp từ nối:

Ví dụ: “Tuy…nhưng, mặc dù… nhưng”, tác giả Nguyễn Văn Phúc và Bùi Phụng nêu là cặp từ: tuy… nhưng, mặc dù…nhưng…, Vũ Văn Thi nêu là

cấu trúc:tuy…nhưng, mặc dù… nhưng, còn Nguyễn Văn Huệ và Nguyễn Việt

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các hiện tượng ngữ pháp được giới thiệu trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (từ năm 1980 đến nay (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)