Tìm hiểu các hiện tượng ngữ pháp trên cơ sở phân định từ loại

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các hiện tượng ngữ pháp được giới thiệu trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (từ năm 1980 đến nay (Trang 25)

6. Bố cục của Luận văn

1.3. Tìm hiểu các hiện tượng ngữ pháp trên cơ sở phân định từ loại

Từ loại là kết quả nghiên cứu vốn từ trên bình diện ngữ pháp. Đó là những lớp từ có chung bản chất ngữ pháp, được biểu hiện trong các đặc trưng thống nhất dùng làm tiêu chuẩn tập hợp và quy loại. Sự phân định từ loại là sự phân chia vốn từ bằng bản chất ngữ pháp thông qua ý nghĩa khái quát, hoạt động ngữ pháp của từ theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu.

Vấn đề phân định từ loại tiếng Việt đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu về Việt ngữ học. Việc tập hợp và quy loại các lớp từ thường dựa vào những quan niệm khác nhau về đặc trưng từ loại, vì thế hệ thống từ loại tiếng Việt đã có chưa đạt được sự thống nhất hoàn toàn. Chính vì vậy, có rất nhiều quan điểm với các tiêu chí khác nhau về việc phân định từ loại. Điều này cũng thể hiện trong phần ngữ pháp của các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài khi các hiện tượng ngữ pháp được đưa vào được gọi với những tên gọi khác nhau. Và để thuận tiện trong việc thống kê và nhận xét, chúng tôi áp dụng khái niệm về từ loại và cách phân chia của Nguyễn Hồng Cổn trong tài liệu “Về vấn đề phân định từ loại trong tiếng Việt” [5, tr. 36-45].

Dựa trên hai tiêu chí: chức vụ cú pháp và khả năng kết hợp, tác giả đã phân chia từ loại tiếng Việt theo bảng sau:

Với bảng phân loại này, hệ thống các từ loại tiếng Việt được phân định rõ ràng và khách quan hơn, tránh được một số nhược điểm của các cách phân loại cũ (các tiêu chí không rõ ràng hoặc loại trừ nhau, sự nhập nhằng giữa thực từ và hư từ, có nhiều các từ loại trung gian,…) và điều quan trọng hơn là nó phản ánh được đặc điểm ngữ pháp của các phạm trù từ loại trên cả hai phương diện khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp.

Trên cơ sở này, chúng tôi vận dụng những điều trên vào việc nhận diện, phân định các hiện tượng ngữ pháp được chú giải trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, từ đó, đưa ra những thông số thống kê khảo sát về số lượng, cách thức giải thích và đưa ra một số nhận xét về cách gọi tên các kiểu loại ngữ pháp giữa các giáo trình. Các tiêu chí phân định kiểu loại hiện tượng ngữ pháp theo phân định từ loại cụ thể là: danh từ, đại từ, động từ, tính từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, liên từ, giới từ, trợ từ và tiểu từ. Bên cạnh đó, do đặc thù của những chủ điểm ngữ pháp được chú giải trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và để tiện cho việc phân định về mặt nội dung ngữ pháp của các chủ điểm, bên cạnh cách phân chia theo từ loại, chúng tôi sẽ sử dụng thêm các khái niệm: kết cấu ; kiểu câu - thành phần câu ; cách nói - mẫu câu

trong chương 2 của luận văn.

Từ loại

A B C

(Đối tố) (Vị tố) (Phụ đối tố) (Phụ đối tố) (Liên kết) (Tình thái từ) Thể từ Vị từ Định từ Phó từ Kết từ Tình thái từ

Danh Đại Động Tính Lượng Chỉ T.Phó H. Phó Liên Giới Trợ Tiểu từ từ từ từ từ từ từ từ từ từ từ từ

CHƯƠNG 2.

TÌM HIỂU SỰ THỂ HIỆN CÁC CHÚ GIẢI NGỮ PHÁP TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI 2.1. Tìm hiểu vị thế ngữ pháp trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam (từ năm 1980 đến nay)

Dựa vào quá trình tìm hiểu các giáo trình mà chúng tôi khảo sát, có thể nói, trong vòng 30 năm trở lại đây, vị thế ngữ pháp trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam vận động theo ba mốc thời gian chính: đó là năm 1980, năm 1987 và từ năm 1992 đến nay.

 Năm 1980, Giáo trình cơ sở Tiếng Việt thực hành gồm hai tập do tập thể giáo viên khoa Tiếng Việt, Đại học Tổng hợp Hà Nội biên soạn với sự chủ biên của Nguyễn Văn Lai (tập I) và Đặng Ngọc Cừ, Phan Hải (tập II) là bộ giáo trình đầu tiên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài theo phương pháp nghe nói với vị thế đặc biệt áp đảo của ngữ pháp.

Cấu trúc bài học: Ở tập I, gồm 30 bài, mỗi bài bắt đầu với tên các chủ điểm ngữ pháp được giới thiệu trong bài, hệ thống Mẫu câu được lấy làm điểm xuất phát để triển khai các phần: Từ vựng, Ghi chú ngữ pháp, Luyện tập, Bài học cơ bản, Đối thoại, Từ ngữ mới, Từ ngữ thường dùng, Bài tập. Các ghi chú ngữ pháp được giải thích gắn liền với mẫu câu.

Ví dụ: trích bài I, trang 60 có Câu mẫu – Ghi chú ngữ pháp và Luyện tập như sau:

Câu mẫu Ghi chú ngữ pháp Luyện tập

1. Tôi học. 2. Chị ấy viết. 3.Anh ấy viết. 4. Cô ấy hát.

Thành phần của kiểu câu này gồm có chủ ngữ và vị ngữ. Chủ ngữ là danh từ, vị ngữ là động từ không

L20: Thay thế các từ sau đây vào thành phần (1) của câu:

Tôi (1) đọc (2)

5. Ông Nam ngủ.

6.Anh ấy viết.

có thành phần phụ bổ sung. Lược đồ cấu tạo của kiểu câu này như sau:

C V D Đ

ấy, ông ấy, bác sĩ, sinh viên. L21: Thay thế các từ sau đây: viết, vẽ, hát, ngủ, đọc vào thành phần (2) của câu:

Đồng chí ấy viết

(1) (2)

Ở tập II, phần mẫu câu được giản lược, 30 bài học, mỗi bài có: Bài đọc, Từ ngữ mới, Đối thoại, Ngữ pháp, Bài tập ở lớp, Bài tập ở nhà, Bài đọc thêm; tuy nhiên phần ngữ pháp lại khá nặng. Các hiện tượng ngữ pháp được giải thích từ các bài đọc viết về chủ đề chính trị như: Lòng nhân đạo của bộ đội giải phóng, Tiến vào Sài Gòn, Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lê–nin,…

Ví dụ: trích phần ngữ pháp và bài tập trong bài 31, trang 7-9 như sau:

Ngữ pháp Bài tập

Cách dùng từ “đến”

1. “Đến” là yếu tố phụ bổ sung ý nghĩa ngữ pháp hoặc tính từ. Có những ý nghĩa ngữ pháp sau đây:

a, biểu thị sự hướng tới đối tượng của hoạt động. Vd: Nói đến núi phải nhắc đến rừng. b, biểu thị phương hướng di chuyển của hoạt động tới một địa điểm nào đó trong không gian. V d: Anh Nam đã về đến Hà Nội.

c, biểu thị sự kết thúc về thời gian của hoạt động. Vd: Chúng tôi học đến 11 giờ.

d, biểu thị mức độ mà hoạt động, trạng thái đạt đến. Vd: Anh ấy làm việc say sưa đến quên ăn. 2. “Đến” là phó từ có nghĩa như cả, ngay, ngay cả đứng trước danh từ để nhấn mạnh danh từ ấy. Vd: Đến anh cũng không biết à?

Đặt 4 câu với từ “đến” là yếu tố phụ của động từ.

Phân tích ý nghĩa ngữ pháp của từ “đến” trong các câu sau, thay đến bằng từ có thể được:

– Cành cây xoài vươn đến cửa số tầng hai.

– Bài văn đã viết đến dòng cuối cùng.

– Công việc làm đến khuya mới xong. …

Đặt 3 câu với từ “đến” trước danh từ và thay thế từ “đến” bằng từ khác có thể được.

Nói chung, bộ giáo trình Giáo trình cơ sở Tiếng Việt thực hành (Nguyễn Văn Lai, Đặng Ngọc Cừ – Phan Hải (Chủ biên)) gồm 2 tập biên soạn năm 1980 thiên về dạy cho người nước ngoài theo kiểu đọc hiểu truyền thống, cách giải thích ngữ pháp chi tiết, chặt chẽ trong từng thành phần, cấu trúc ngữ pháp.

Ưu điểm: nâng cao vị thế quan trọng của giải thích cấu trúc ngữ pháp. Một hiện tượng ngữ pháp được trình bày khá đủ các ý nghĩa, cấu trúc câu được công thức hoá, lược đồ hoá.

Nhược điểm: sử dụng nhiều thuật ngữ thuộc về ngữ pháp chuyên sâu. Cách giải thích còn phụ thuộc vào việc lược đồ hoá và các công thức ngữ pháp, một số hiện tượng ngữ pháp được chú giải với nhiều ý nghĩa biểu hiện được mở rộng ngoài bài học, tạo cảm giác không dễ hiểu, nặng nề. Bài luyện ngữ pháp thường theo dạng phân tích vị trí ngữ pháp, đặt câu, thay thế vị trí các từ theo mẫu cho trước. Việc chú giải ngữ pháp thiên về dạy cho người nước ngoài ngôn ngữ giáo trình vở nhiều hơn là ngôn ngữ sử dụng hàng ngày.

 Đến năm 1987, khi bộ giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài

gồm hai quyển do Bùi Phụng (Chủ biên) và nhóm: Đinh Thanh Huệ, Nguyễn Thiện Nam, Vũ Văn Thi, Nguyễn Thị Thuận, Hoàng Thanh Vinh biên soạn, hướng giao tiếp mới bắt đầu được chú trọng.

Cấu trúc bài học: quyển 1 gồm 25 bài, quyển 2 gồm 20 bài, mỗi bài có: Hội thoại, Ghi chú (Ghi chú hội thoại và Ghi chú ngữ pháp), Bài đọc, Luyện tập, Bài tập, Bài đọc thêm. Việc bắt đầu bài học bằng Hội thoại đã đánh dấu cho bước đi đầu tiên theo hướng giao tiếp.

Điều này có ảnh hưởng trực tiếp từ thời điểm năm 1987 khi các bộ giáo trình dạy tiếng Anh theo hướng tiếp cận giao tiếp như Streamline English,… đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Xu hướng biên soạn giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài đã có sự thay đổi căn bản.

Việc chú giải các hiện tượng ngữ pháp giới thiệu trong giáo trình được chú ý về mặt ngữ dụng, gắn liền với tình huống trong hội thoại. Chủ đề các bài hội thoại đã gần gũi với cuộc sống như: chào hỏi, ăn uống, hỏi thăm đường, phương tiện giao thông,… vì thế, các hiện tượng ngữ pháp được chú giải là những hiện tượng cơ bản trong lời nói, giao tiếp hàng ngày.

Ví dụ: trích bài 2, trang 22, phần Hội thoại, Ghi chú ngữ pháp và Luyện tập như sau:

Hội thoại Ghi chú ngữ pháp Luyện tập

Hỏi thăm đường – Xin lỗi bà, đây là Khách sạn Thắng Lợi phải không ạ? – Dạ phải, đây là khách sạn Thắng Lợi. …

A, Ghi chú Hội thoại

1, ạ: đứng cuối câu, biểu thị sự lịch sự và trang trọng với người lớn tuổi hơn.

2, Xin lỗi: có thể đứng trước ông bà, anh, chị, hoặc chỉ nói xin lỗi. B, Ghi chú ngữ pháp

1, là : hệ từ, dùng không phân biệt số ít, số nhiều, chỉ có một hình thức. Mẫu chung : Dạng khẳng định :

Vd : Đây là khách sạn Thắng Lợi. Tôi là Phương.

1. Câu mẫu: Đây là khách sạn. Thay thế các từ cho sau đây vào vị trí của “khách sạn”:

– bệnh viện, bưu điện, nhà ga, trường học, hiệu ăn, cửa hàng giải khát, ngân hàng.

2. Câu mẫu : Đó là khách sạn Thống Nhất. Thay thế các từ cho sau đây vào vị trí của “khách sạn”:

– ông Khánh, bà Phát, cô Liên, phố Mai Hắc Đế, bệnh viện Quốc tế, sứ quán Cam Pu Chia.

Ưu điểm: Tính giao tiếp và ứng dụng của các hiện tượng ngữ pháp được lưu ý chú giải. Ngôn ngữ chú giải không còn mang tính hàn lâm, cách giải thích ngắn gọn hơn với lượng chú giải vừa đủ, hiện tượng ngữ pháp được khoanh vùng trong bài học. Điều này đã làm giảm đi gánh nặng ngữ pháp so với giáo trình biên soạn năm 1980, tạo bước thay đổi căn bản trong xu hướng nhấn mạnh giao tiếp trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài những năm sau này.

Đây/ Kia + là +

Danh từ

Danh từ A + là + Danh từ B (Đại từ)

Nhược điểm: Chưa vận dụng phương pháp giao tiếp một cách triệt để, vẫn phải phối hợp với các giải thích ngữ pháp cụ thể. Bài luyện ngữ pháp theo dạng đặt câu, thay thế vị trí các từ theo mẫu cho trước. Việc chú giải các hiện tượng ngữ pháp còn cho thấy sự ảnh hưởng của các giáo trình dạy tiếng nước ngoài (chủ yếu là tiếng Anh) thịnh hành vào thời gian này. Việc đưa ra các chú giải thường dựa trên các so sánh, đối chiếu với các hiện tượng ngữ pháp trong tiếng Anh (ví dụ: nhấn mạnh các từ trong tiếng Việt không chia giống, số, cách, không biến đổi hình thái từ,…).

 Năm 1992, quyển Tiếng Việt cho người nước ngoài – Learning Morden Spoken Vietnamese do Bùi Phụng (Chủ biên) biên soạn theo hướng giao tiếp có kết hợp với giải thích ngữ pháp bằng tiếng Anh đã đưa vị thế của ngữ pháp trở về đúng mức hòa nhập với giao tiếp và ngữ cảnh.

Cấu trúc bài học: gồm 37 bài, mỗi bài có: Hội thoại, Từ vựng (Vocabulary), Chú thích (Notes),Luyện tập, Bài đọc, Từ vựng (Vocabulary).

Ví dụ : trích bài 6, trang 41-42-43-45, phần hội thoại, chú thích ngữ pháp và luyện tập như sau:

Hội thoại Chú thích Luyện tập

– Janet ơi, bây giờ là mấy giờ rồi? – 7 giờ 20 phút. –Chết! Muộn quá! Chắc lớp bắt đầu họp rồi. – Mấy giờ bắt đầu? – 7 giờ đúng.

Cách hỏi và nói giờ (Way of asking and telling the time)

– Hỏi: Bây giờ là mấy giờ? (What time is it?) – Trả lời: Bây giờ là 10 giờ đúng (It is just 10 o’clock).

– Bây giờ là 10 giờ kém 15.(It is a quarter past 10). – Bây giờ là 10 giờ rưỡi. (It is half past 10).

Mẫu :

5h15/ sân bay/ sáng mai

– Sáng mai mấy giờ chúng ta sẽ đi sân bay?

– 5 giờ 15 sáng mai, chúng ta sẽ đi sân bay.

Làm tiếp với các câu sau: – 7 giờ kém 25 / xem kịch/ tối mai – Đúng 2 giờ/ra bến xe/chiều mai – 8 giờ 30/ ra ga / tối nay

– 3 giờ rưỡi/ bưu điện/ chiều nay – 8 giờ 20 / ngân hàng/ sáng nay

Ưu điểm: Nội dung các bài hội thoại gần gũi hơn với cuộc sống hằng ngày như về gia đình, đi chợ, đi công tác, thời tiết, du lịch, tết ở Việt Nam,… đã hướng cho các giải thích ngữ pháp mang tính giao tiếp và ứng dụng cao. Bài luyện ngữ pháp có dạng làm tiếp các câu theo mẫu, điền từ, nối câu hỏi và trả lời,… Thêm nữa, cách giải thích được dịch song ngữ với tiếng Anh đã giúp cho việc học ngữ pháp có sự so sánh, đối chiếu và đơn giản hơn trong việc giải thích một số hiện tượng ngữ pháp (ví dụ: vì…nên (because of…), nhiều (much, many), thế vậy (so), càng…càng (the more…the more),… ). Ở thời điểm đó, cuốn giáo trình đã đem lại một hướng đi mới trong tinh thần bám sát giao tiếp thực tế tạo tiền đề cho phương hướng giải thích ngữ pháp ngày càng tường minh và nâng cao tính ứng dụng.

Nhược điểm: hướng giao tiếp ở mức độ mới hoà nhập, những tình huống giao tiếp còn dè dặt, chưa được tự nhiên. Những câu giao tiếp trong giáo trình biên soạn năm 1992 mang đặc điểm cách suy nghĩ và lối diễn đạt thời đó. Ví dụ: trang 127: “Tôi sẽ gọi xích-lô đưa chị đến bệnh viện”, trang 76: “Đấy là bút Nhật chứ bút Việt Nam thì còn rẻ hơn nhưng chắc hẳn không tốt bằng”, hay ở trang 98: “Tôi sẽ chọn mua hoa cẩm chướng vì hoa cẩm chướng sẽ nói hộ tình yêu của tôi đối với Hạnh”… Những ví dụ này hiện nay đã không còn được đưa vào trong các giáo trình dạy tiếng do nội dung thể hiện trong câu đã không còn phù hợp so với những thay đổi trong đời sống.

Từ 1992 đến gần đây (2007), việc biên soạn giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài theo tinh thần giao tiếp đã trở thành hướng đi phù hợp với nhu cầu dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ, theo nhận định của Nguyễn Thiện Nam“kể từ bộ giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài (1987) do Bùi Phụng chủ biên đến nay, hầu hết các bộ giáo trình đều đi theo hướng giao tiếp kết hợp với việc giải thích ngữ pháp một cách hiển ngôn”.

–Tiếng Việt cơ sở – Vietnamese for beginners, Vũ Văn Thi, (1996).

Cấu trúc bài học: gồm 24 chapter (bài), mỗi chapter có: Tên các chủ điểm ngữ pháp được giới thiệu trong bài, Hội thoại (Dialoge), Chú thích ngữ pháp (Grammar Notes), Luyện tập (Interaction), Luyện phát âm (Pronunciation), Bài tập (Exercises). Các giải thích ngữ pháp hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Ví dụ: trích bài 12, trang 167-169-170, phần hội thoại, ghi chú ngữ pháp và luyện tập như sau :

Hội thoại Ghi chú ngữ pháp Luyện tập

– Ở thành phố này, đi xe gì thì tiện nhất, chị? – Có lẽ, đi bằng xe máy thì tiện nhất. “Bằng” is preposition which indicates the means by which an action is perfomed; can be

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các hiện tượng ngữ pháp được giới thiệu trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (từ năm 1980 đến nay (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)