Tiêu chuẩn đúng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các hiện tượng ngữ pháp được giới thiệu trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (từ năm 1980 đến nay (Trang 88)

6. Bố cục của Luận văn

3.2.1. Tiêu chuẩn đúng

Đây là tiêu chuẩn bắt buộc và hiển nhiên đối với việc biên soạn sách. Đối với giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, để có thể chú giải ngữ pháp “đúng”, người viết phải có kiến thức vững vàng, sự am hiểu sâu sắc về vấn đề và hiện tượng mình định trình bày, bởi khi hiểu sâu sắc vấn đề thì mới có thể trình bày nó một cách chính xác và đơn giản được.

Tuy nhiên, trong một số giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, vẫn có hiện tượng chú giải ngữ pháp chưa rõ ràng và tường minh khiến cho tiêu chuẩn “đúng” đôi khi bị ảnh hưởng.

Có thể thấy điều này với ví dụ trích trong trang 119, Tiếng Việt cho người nước ngoài, Nguyễn Anh Quế có chú giải về cách nói về ngày, tháng như sau:

Tên tháng mười một của năm gọi là tháng mười một đôi khi có thể gọi là tháng một – The 11th month of years is “tháng mười một” sometimes “tháng một”.

Chú giải này là không sai, nhưng đối với người nước ngoài ở trình độ ban đầu, và nếu họ chưa có nhiều am hiểu về văn hóa Việt Nam sẽ dễ gây hiểu lầm.

Bên cạnh đó, tiêu chí “đúng” còn đặt dấu hỏi khi người học tham khảo nhiều giáo trình khác nhau. Hiện tượng cùng một chủ điểm ngữ pháp nhưng lại được chú giải khác nhau ở các sách. Ví dụ về cặp từ: “cả…lẫn” (phần

3.1.4, chương 3 của luận văn), trong giáo trình Thực hành Tiếng Việt, Nguyễn Việt Hương chú giải là “cặp liên từ”, còn Tiếng Việt cho người nước ngoài, Nguyễn Anh Quế chú giải là “cặp phó từ”.

Việc chú giải chưa rõ ràng cũng có thể dẫn tới việc kiến giải hiện tượng ngữ pháp bị hiểu không đúng, không tường minh về hiện tượng mình định trình bày.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các hiện tượng ngữ pháp được giới thiệu trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (từ năm 1980 đến nay (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)