Cách gọi tên, ngôn ngữ trong chú giải, trình tự và cách thức chú giả

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các hiện tượng ngữ pháp được giới thiệu trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (từ năm 1980 đến nay (Trang 54)

6. Bố cục của Luận văn

2.3.2.Cách gọi tên, ngôn ngữ trong chú giải, trình tự và cách thức chú giả

ngữ pháp:

Chủ điểm ngữ pháp được bố trí nhiều nhất là 6 chủ điểm: ở 2 quyển

Tiếng Việt cho người nước ngoài, quyển 1, Bùi Phụng (Chủ biên) (1987) và

Tiếng Việt nâng cao, Nguyễn Thiện Nam, chiếm 10% tổng số 20 quyển.

Chủ điểm ngữ pháp được bố trí từ 3 đến 5 chủ điểm ở 13 giáo trình, chiếm 65% tổng số 20 quyển.

Bảng 2.5: Số lượng các chủ điểm ngữ pháp được giới thiệu trong 1 chú giải ngữ pháp ở 1 bài học:

Số lượng CĐNP được giới thiệu trong 1 CGNP Tỉ lệ Giáo trình bố trí 1 chủ điểm ngữ pháp 25% Giáo trình bố trí 6 chủ điểm ngữ pháp 10% Giáo trình bố trí từ 3 đến 5 chủ điểm ngữ pháp 65%

Nhận xét: Có thể thấy xu hướng bố trí từ 3 đến 5 chủ điểm ngữ pháp trong một chú giải ngữ pháp là phổ biến ở các giáo trình.

2.3.2. Cách gọi tên, ngôn ngữ trong chú giải, trình tự và cách thức chú giải ngữ pháp ngữ pháp

2.3.2. 1. Cách gọi tên

Cùng là phần chú giải ngữ pháp nhưng có những tên gọi khác nhau ở các giáo trình khác nhau. Nói cách khác, mỗi giáo trình có cách gọi riêng, chúng tôi thu thập được từ các giáo trình như sau:

STT Tên gọi Các giáo trình khảo sát

1 Ghi chú ngữ pháp (Grammar Notes)

– Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành, tập I và tập II, Nguyễn Văn Lai – Đặng Ngọc Cừ – Phan Hải (Chủ biên).

– Tiếng Việt cho người nước ngoài, trình độ nâng cao,Trịnh Đức Hiển (Chủ biên).

– Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài),Trình độ A, tập 1, tập 2, Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên).

2 Chú thích ngữ pháp (Grammar Notes)

– Tiếng Việt cơ sở, Vũ Văn Thi.

– Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài),

Trình độ B, Trình độ C, Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên).

– Tiếng Việt cho người nước ngoài, Nguyễn Anh Quế.

3 Ngữ pháp – Tiếng Việt nâng cao (cho người nước ngoài), Nguyễn Thiện Nam.

4 Ghi chú (Notes)

– Giáo trình Tiếng Việt, tập 1, tập 2, tập 3, tập 4, Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên).

– Tiếng Việt cho người nước ngoài – trình độ nâng cao, Trịnh Đức Hiển (Chủ biên).

– Tiếng Việt cho người nước ngoài, quyển 1, quyển 2, Bùi Phụng (Chủ biên) (1987).

– Thực hành Tiếng Việt, Nguyễn Việt Hương. 5 Chú ý (Note) – Tiếng Việt cho người nước ngoài, Mai

Ngọc Chừ.

6 Chú giải ngữ pháp – Tiếng Việt cho người nước ngoài – Chương

trình cơ sở, Nguyễn Văn Phúc (Chủ biên). 7 Chú thích (Notes) – Tiếng Việt cho người nước ngoài, Bùi Phụng

(Chủ biên) (1992). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, có 7 cách gọi khác nhau về phần chú giải các hiện tượng ngữ pháp ở 20 giáo trình. Riêng giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài, quyển 1, quyển 2, Bùi Phụng (Chủ biên) (1987), phần Ghi chú chia ra 2 phần là phần Ghi chú hội thoại và Ghi chú ngữ pháp.

Mỗi giáo trình có cách gọi riêng, chúng tôi tôn trọng cách gọi của tác giả. Tuy nhiên, để tiện cho việc tìm hiểu và thống kê trong luận văn, chúng tôi dùng cách gọi chung cho tất cả các phần giải thích các hiện tượng ngữ pháp là

chú giải ngữ pháp với ý nghĩa đơn giản: ghi chú lại các hiện tượng ngữ pháp và

giải thích ý nghĩa ngữ pháp cũng như cách sử dụng của chúng trong tiếng Việt.

2.3.2.2. Ngôn ngữ trong chú giải ngữ pháp

Ngôn ngữ trong chú giải ngữ pháp phụ thuộc vào chính ngôn ngữ và trình độ của đối tượng mà giáo trình hướng tới. Qua khảo sát, các chú giải ngữ pháp trong các giáo trình đã chọn, có 3 xu hướng sử dụng ngôn ngữ chính, cụ thể là:

Bảng 2.7: Ngôn ngữ trong chú giải ngữ pháp ở các giáo trình. Ngôn ngữ chú giải Các giáo trình 1 Ngôn ngữ chú giải

ngữ pháp bằng tiếng Việt

– Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành, tập I, tập II, Nguyễn Văn Lai – Đặng Ngọc Cừ – Phan Hải (Chủ biên).

–Tiếng Việt cho người nước ngoài, quyển 1, quyển 2, Bùi Phụng (Chủ biên) (1987).

–Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài),

Trình độ B, Trình độ C, Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên).

–Giáo trình Tiếng Việt, tập 3, tập 4, Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên).

Tiếng Việt cho người nước ngoài – trình độ nâng cao, Trịnh Đức Hiển (Chủ biên). 2 Ngôn ngữ chú giải

ngữ pháp bằng tiếng Anh

–Tiếng Việt cơ sở, Vũ Văn Thi.

– Tiếng Việt cho người nước ngoài – Chương trình cơ sở, Nguyễn Văn Phúc (Chủ biên). 3 Ngôn ngữ chú giải

ngữ pháp song ngữ Việt Anh

– Tiếng Việt cho người nước ngoài, Bùi Phụng (1992).

– Tiếng Việt nâng cao, Nguyễn Thiện Nam.

– Giáo trình Tiếng Việt, tập 1, tập 2, Nguyễn Văn Huệ.

(Ngôn ngữ chú giải ngữ pháp song ngữ Việt Anh)

– Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài),

Trình độ A, tập 1, tập 2,Đoàn Thiện Thuật.

– Thực hành Tiếng Việt, Nguyễn Việt Hương.

– Tiếng Việt cho người nước ngoài, Mai Ngọc Chừ.

Tiếng Việt cho người nước ngoài, Nguyễn Anh Quế.

Bảng 2.8: Tỉ lệ số lượng giáo trình sử dụng loại ngôn ngữ trong chú giải ngữ pháp theo trình độ. Ngôn ngữ trong chú giải ngữ pháp Trình độ cơ sở Trình độ nâng cao Tỉ lệ Ngôn ngữ chú giải ngữ pháp bằng tiếng Việt 2 7 45% Ngôn ngữ chú giải ngữ pháp bằng tiếng Anh 2 0 10% Ngôn ngữ chú giải ngữ pháp

bằng song ngữ Việt Anh 8 1 45%

Ví dụ về ngôn ngữ chú giải bằng tiếng Việt trang 45, Giáo trình Tiếng Việt, tập 3, Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên): “Ai (mà)…: Cách nói dùng để biểu đạt ý phản bác lại điều mà người khác nói/ nghĩ.. Tùy theo trường hợp có thể có ý phủ định (Ai mà biết = không ai biết) hay khẳng định (Ai mà không biết = Ai cũng biết). Cách nói này thường được dùng trong khẩu ngữ.” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Còn với ngôn ngữ chú giải bằng tiếng Anh giúp cho người dạy và người học dễ dàng nhận biết và tiếp xúc một cách nhanh chóng với các hiện tượng ngữ pháp thông qua ngôn ngữ trung gian (tiếng Anh).

Ví dụ, chú giải ngữ pháp trang 143, Tiếng Việt cho người nước ngoài, Chương trình cơ sở, Nguyễn Văn Phúc (Chủ biên): “Trên (dưới, trong, ngoài, trước mặt, sau lưng, đối diện với…) có… (prepositions): pattern of existing sentence. In English, means: “On, under, in, out, in front of, behind,…”)”.

Việc chú giải ngữ pháp bằng song ngữ tiếng Anh và tiếng Việt đạt được hiệu quả của cả hai kiểu sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.

Ví dụ, chú giải ngữ pháp trang 125, Tiếng Việt nâng cao, Nguyễn Thiện Nam: Nên, cần, phải: The words preceeding a verb: 1. “Nên” biểu thị ý khuyên. “Nên” expresses advice. 2. “Cần” biểu thị ý nhu cầu. “Cần” a need. 3. “Phải” biểu thị ý bắt buộc. “Phải” a requirement. “Cần phải” nhấn mạnh ý cần thiết và bắt buộc. “Cần phải” stresses a necessity and obligation.…

Cách chú giải song ngữ Việt – Anh là cách sử dụng chiếm ưu thế và sẽ rất dễ dàng nắm được ngữ pháp với người biết sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên, tiếng Việt và tiếng Anh không tương đương nhau về mặt ngữ pháp (do hai ngôn ngữ thuộc hai loại hình khác nhau) và việc học tiếng thông qua một ngôn ngữ thứ 3 giống như việc người học tiếp nhận tiếng Việt qua một lăng kính khác và thứ tiếng Việt được người học tiếp nhận sẽ khác tiếng Việt nguyên gốc.

Nhận xét: Có thể thấy ngôn ngữ chú giải ngữ pháp bằng tiếng Việt và bằng song ngữ Việt Anh là phổ biến ở các giáo trình.

Ở trình độ cơ sở, 8 giáo trình có ngôn ngữ chú giải bằng song ngữ Việt Anh, chiếm 40% tổng số 20 quyển.

Ở trình độ nâng cao, 7 giáo trình có ngôn ngữ chú giải bằng tiếng Việt, chiếm 35% tổng số 20 quyển.

2.3.2.3. Trình tự và cách thức chú giải ngữ pháp

Trình tự giới thiệu phần chú giải ngữ pháp trong bài học

Mỗi giáo trình có cách trình bày và thiết kế bài học riêng, tuy nhiên, về trình tự giới thiệu các chú giải ngữ pháp, các giáo trình đều có những điểm chung nhất định.Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được các trình tự giới thiệu chú giải ngữ pháp ở các giáo trình như sau:

Trình tự

giới thiệu CGNP Giáo trình

1 CGNP ngay sau phần Hội thoại (Bài đọc hoặc Mẫu câu), phần Từ vựng và trước phần Luyện tập (Bài tập) trong bài học.

– Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành, tập I, tập II, Nguyễn Văn Lai – Đặng Ngọc Cừ – Phan Hải (Chủ biên).

– Tiếng Việt cho người nước ngoài, quyển 1 và quyển 2, Bùi Phụng (Chủ biên), 1987.

– Tiếng Việt cho người nước ngoài, Bùi Phụng (Chủ biên), 1992.

– Tiếng Việt cơ sở, Vũ Văn Thi.

Tiếng Việt nâng cao, Nguyễn Thiện Nam

Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài),

Trình độ B, Trình độ C, Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên).

Tiếng Việt cho người nước ngoài, Trình độ nâng cao, Trịnh Đức Hiển (Chủ biên).

– Tiếng Việt cho người nước ngoài, Nguyễn Anh Quế.

Thực hành Tiếng Việt, Nguyễn Việt Hương. 2 CGNP ở cuối mỗi

bài học, sau phần Luyện tập (Bài tập).

– Giáo trình Tiếng Việt, tập 1, tập 2, tập 3, tập 4, Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên).

– Tiếng Việt cho người nước ngoài, Chương trình cơ sở, Nguyễn Văn Phúc (Chủ biên).

3 CGNP là phần riêng ở cuối giáo trình, sau tất cả các bài học trong giáo trình.

– Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài), Trình độ A, tập 1, tập 2, Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên).

4 CGNP trong phần Thực hành (Bài tập của bài học, Mẫu câu cần nhớ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếng Việt cho người nước ngoài, Mai Ngọc Chừ.

Bảng 2.10: Số lượng các giáo trình có trình tự giới thiệu phần chú giải ngữ pháp.

Trình tự giới thiệu CGNP Số lượng

giáo trình Tỉ lệ 1 GCNP ngay sau phần Hội thoại (Bài

đọc hoặc Mẫu câu), phần Từ vựng, trước phần Luyện tập (Bài tập) trong bài học.

12 60%

2 GCNP ở cuối mỗi bài học, sau phần

Luyện tập (Bài tập). 5 25%

3 GCNP là phần riêng ở cuối giáo trình,

sau tất cả các bài học trong giáo trình. 2 10% 4 GCNP trong phần Thực hành (Bài tập

của bài học, Mẫu câu cần nhớ). 1 5%

Trình tự 1: Chú giải ngữ pháp được giới thiệu sau phần Hội thoại (Bài đọc hoặc Mẫu câu) trong bài học.

Trình tự giới thiệu phần chú giải ngữ pháp vào ngay sau phần hội thoại và từ vựng là cách trình bày của 13 giáo trình, chiếm 60% số giáo trình khảo sát. Đây là cách trình bày phổ biến nhất nhằm giúp người học tiếp nhận được các ý nghĩa, vai trò ngữ pháp của các từ, cụm từ, cặp từ, các mẫu câu cũng như các kết cấu trong tiếng Việt ngay sau khi tham gia các bài hội thoại có chứa các chủ điểm ngữ pháp đó. Trình tự này góp phần làm rõ những nội dung ngữ pháp mới trong bài hội thoại và giúp học viên nắm được ngữ pháp trước khi vào các bài luyện tập ở phần sau.

Trình tự 2: Chú giải ngữ pháp được giới thiệu ở cuối mỗi bài học, chiếm tỉ lệ 25% trong số giáo trình khảo sát. Đây là cách ghi chú lại các phần ngữ pháp cần chú ý trong cả bài học, các chú giải ở cuối bài sẽ giúp người học vừa có thể xem lại những gì đã học trong bài vừa chú ý những gì cần nắm trong bài học.

Trình tự 3: Chú giải ngữ pháp được giới thiệu ở cuối giáo trình. Đây là trình tự trong giáo trình Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài), Trình độ A, tập 1, tập 2, Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên). Phần Ghi chú ngữ pháp được đặt riêng ở cuối giáo trình song hành cùng phần Ghi chú ngữ âm. Những phần này được coi như một “ghi chú”, theo người biên soạn là mang tính chất “xem thêm” chứ không đóng vai trò là những phần không thể thiếu trong bài như trình tự 1 và 2. Cách thức này vai trò của giao tiếp vượt trội so với vai trò của ngữ pháp.

Trình tự 4: Chú giải ngữ pháp được đưa ra trong phần Thực hành và Bài tập của bài học là trình tự có ở quyển Tiếng Việt cho người nước ngoài,

Mai Ngọc Chừ. Trong một số bài tập thực hành giao tiếp hoặc ngữ pháp, giáo trình có đưa ra những “chú ý – note” để chú giải một cách ngắn gọn chủ điểm ngữ pháp đó để giúp người học hiểu bài tập. Ví dụ: Trong bài tập 4, phần Thực hành (Practice), trang 207 như sau:

“Tôi vừa sốt vừa rét. Nó vừa ăn vừa uống. Cô ấy vừa đi vừa hát. Chú ý: vừa…vừa” chỉ hành động cùng song song tồn tại.

Chuyển 2 câu thành 1 câu theo mẫu:

Chị ấy đi, chị ấy hát → Chị ấy vừa đi vừa hát. Anh ấy cười. Anh ấy nói. / Nó ăn. Nó uống / …

Nhận xét: Trình tự 1 – Chú giải ngữ pháp được đưa sau phần Hội thoại (Bài đọc hoặc Mẫu câu), phần Từ vựng, trước phần Luyện tập (Bài tập) trong bài học là trình tự phổ biến ở hầu hết các giáo trình.

Cách thức chú giải trong phần chú giải ngữ pháp

Đây là những cách thức thể hiện nội dung mà người biên soạn đã chú giải về một hiện tượng ngữ pháp nào đó. Các nội dung này thường được theo một trình tự chú giải như: đặt ra chủ điểm ngữ pháp cần chú giải rồi tiến hành giải thích về ý nghĩa, cách sử dụng của các hiện tượng ngữ pháp đó như thế nào, sau đó nêu các ví dụ về ngữ cảnh, các câu có sử dụng hiện tượng ngữ pháp đó.

Trong số 20 giáo trình, mỗi bài học đều nêu ra các hiện tượng ngữ pháp với các chú giải ngữ pháp giải thích các chủ điểm ngữ pháp. Tuy nhiên, có trường hợp, một số chủ điểm ngữ pháp chỉ được nêu ra và không có chú giải. Các chủ điểm này thường được nhắc ở đầu bài hoặc trong phần mục lục, còn trong bài các chủ điểm ngữ pháp này được lồng vào các mẫu câu hội thoại và các bài tập đi kèm và không chú giải. Tuy nhiên, hiện tượng không chú giải chủ điểm ngữ pháp là không thường gặp, điều này thường có ở các giáo trình với xu hướng nhấn mạnh giao tiếp một cách triệt để.

Vì thế, để tìm hiểu về cách thức chú giải ngữ pháp, chúng tôi xét trên hai phương diện: “Các chủ điểm ngữ pháp không có chú giải” và “Chủ điểm ngữ pháp có chú giải”.

– Với các chủ điểm ngữ pháp không có chú giải:

Hiện tượng này có ở các giáo trình: Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài), Trình độ A, tập 1, tập 2, Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên) và Tiếng Việt cho người nước ngoài của Mai Ngọc Chừ, cụ thể như sau:

Ở quyển Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài), Trình độ A, Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên), tập 1 có 43 chủ điểm ngữ pháp với 9 phần chú giải ngữ pháp giải thích 1 chủ điểm ngữ pháp, như vậy có 34 chủ điểm ngữ pháp không chú giải. Tập 2 có 40 chủ điểm ngữ pháp với 11 phần chú giải ngữ pháp giải thích 1 chủ điểm ngữ pháp, như vậy có 29 chủ điểm ngữ pháp không chú giải.

Ở quyển Tiếng Việt cho người nước ngoài của Mai Ngọc Chừ có 106 chủ điểm ngữ pháp với 13 phần chú giải ngữ pháp giải thích 1 chủ điểm ngữ pháp, như vậy có 93 chủ điểm ngữ pháp không chú giải.

Ví dụ: Bài 9, trang 72 quyển Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài), Trình độ A, tập 1 đưa ra 4 chủ điểm ngữ pháp: Tháng này là tháng bao mấy?, Hôm nay là ngày bao nhiêu?, Hôm nay là thứ mấy?, Khi nào? Đã… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chưa? Và chú giải 1 chủ điểm “đã… chưa?”: Ví dụ: Chị chờ tôi đã lâu chưa? Chưa, tôi chờ (chị) chưa lâu./ Rồi, tôi chờ (chị) lâu rồi. Câu hỏi này dùng để hỏi về khoảng thời gian từ khi hành động sự việc bắt đầu diễn ra cho đến thời điểm phát ngôn. Người hỏi muốn biết khoảng thời gian đó là lâu hay không lâu. Các chủ điểm còn lại không có chú giải, chỉ có các mẫu câu trong bài.

Cả 3 quyển này, hiện tượng chủ điểm ngữ pháp không chú giải chiếm 82% các chủ điểm ngữ pháp được nêu ra ở cả 3 quyển giáo trình đều là các giáo trình ở trình độ cơ sở, giáo trình ở trình độ nâng cao trong số giáo trình đã chọn không có hiện tượng chủ điểm ngữ pháp không được chú giải.

– Với các chủ điểm ngữ pháp có chú giải:

Các cách thức mà chúng tôi thống kê được ở các giáo trình đã sử dụng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các hiện tượng ngữ pháp được giới thiệu trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (từ năm 1980 đến nay (Trang 54)