Đẩy mạnh công tác giáo dục, đề cao cảnh giác với những âm mưu lợi dụng, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc trong quá trình đẩy mạnh

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc (Trang 98)

mưu lợi dụng, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc trong quá trình đẩy mạnh công cuộc đổi mới.

Sau khi tìm được con đường cứu nước, cứu dân, Hồ Chí Minh đã đề cập đến việc tổ chức, xây dựng lực lượng tiến hành cách mạng. Trong những công tác tổ chức cách mạng Người đặc biệt quan tâm việc tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ cách mạng cho nhân dân Việt Nam, làm cho dân hiểu rõ và đi theo “đường cách mệnh” dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giành lại độc lập tự do là công việc trước hết của sự nghiệp cách mạng.

Ở nước ta hiện nay, một trong những vấn đề cấp thiết liên quan đến an ninh quốc gia là sự chống phá của các thế lực thù địch. Nhất là âm mưu “diễn biến hòa bình” rất tinh vi và nguy hiểm. Vì vậy, quan điểm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là một trong những vấn đề an ninh quốc gia. Mất khối đoàn kết dân tộc dẫn đến nguy cơ an ninh quốc gia bị đe dọa. Vì vậy, cùng với việc đẩy mạnh việc thực hiện đường lối, các chính sách của Đảng, nhà nước về kinh tế - xã hội, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, đề cao cảnh giác trước những âm mưu phá hoại của kẻ thù. Tuyên truyền giáo dục nhân dân, làm cho nhân dân nâng cao nhận thức chính trị, tinh

thần cảnh giác cách mạng, nhận thức được trách nhiệm, quyền lợi từ đó tự giác, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng.

Về nội dung tuyên truyền giáo dục.

Tuyên truyền để nhân dân nhận thức rõ về âm mưu, phương thức thủ đoạn hoạt động thâm độc, nham hiểm của các thế lực thù địch, nhận thức rõ bản chất sâu xa của chúng. Khi thấy được tầm quan trọng, tính chất phức tạp, quyết liệt và lâu dài của cuộc đấu tranh thì nhân dân mới nhận thức rõ việc bảo vệ an ninh quốc gia chính là quyền lợi và nghĩa vụ của chính mình.

Để tuyên truyền giáo dục nhân dân hiểu về đường lối chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước có hiệu quả, thì phải dựa các qui định, phong tục tập quán của địa phương để giáo dục quần chúng nhân dân.

Về phương pháp tuyên truyền.

Triệt để sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng và các loại văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, áp phích khẩu hiệu, biểu ngữ… để tuyền truyền giáo dục quần chúng nhân dân đạt hiệu quả.

Thông qua các hình thức sinh hoạt, hội họp của các tổ chức chính trị - xã hội và qua hệ thống giáo dục các cấp ở địa phương để tuyên truyền giáo dục quần chúng.

Sử dụng các báo cáo viên, tuyên truyền viên để tuyên truyền giáo dục quần chúng theo từng chuyên đề có liên quan, trong từng thời gian thích hợp.

Để nâng cao chất lượng của công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng, trước hết phải tổ chức tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ trong Đảng, trong chính quyền, cán bộ lãnh đạo các đoàn thể. Đặc biệt, đối với các vùng dân tộc thiểu số cần phải tăng cường xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn, có am hiểu văn hóa, truyền thống, tiếng nói, chữ viết các dân tộc. Từ đó mới đẩy mạnh công tác này ở các địa phương, các tầng lớp dân cư, lôi kéo, thu hút quần chúng vào khối đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Cùng với việc đổi mới nội dung và phương pháp tuyên truyền phù hợp với yêu cầu của cách mạng, trong thời kỳ mới cần phải giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức quần chúng. Điều có ý nghĩa quyết định tính hiệu quả của công tác tập hợp lực lượng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân hiện nay, cũng là sự kết hợp hài hòa lĩnh vực này với với các chính sách kinh tế xã hội, chăm lo đời sống cho nhân dân. Tiến hành mở rộng, phát triển nhưng đồng thời giữ gìn bản sắc dân tộc, tuân thủ kỷ cương phép nước - đó vừa là nguyên tắc, vừa là động lực để xây dựng một đất nước, một xã hội tốt đẹp cho con người, vì con người và vì sự phát triển của con người.

KẾT LUẬN

Ngay từ số báo đầu tiền của tờ Le Paria (Người cùng khổ), phát hành ở Pari những năm đầu thế kỷ XX do Nguyễn Ái Quốc làm chủ bút, cho chúng ta thấy Nguyễn Ái Quốc đã đặt vấn đề con người, giải phóng con người là tâm huyết tối cao của Người. Và, cuối cùng, khi đọc lại bản “Di chúc” thiêng liêng, chúng ta càng thấy rõ tư tưởng của Người, đã căn dặn Đảng, Chính phủ Việt Nam các nhiệm vụ lớn phải làm, mà “trước hết là vấn đề con người”. Như vậy, giải phóng con người là tư tưởng nhất quán của Hồ Chí Minh. Chính vì lẽ đó, Người không chỉ là một lãnh tụ cách mạng vĩ đại mà còn là một nhà tư tưởng, có phong cách của một bậc hiền nhân Đông phương, với tư tưởng nhân văn ngời sáng.

Điểm đặc sắc nhất ở Hồ Chí Minh đó là Người không chỉ triết luận về con người, quyền con người; không chỉ nói suông, mà còn, hơn nửa thế kỷ Người đã đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng con người. Chính vì thế, Hồ Chí Minh là hiện thân “đã dâng hiến toàn bộ cuộc đời mình cho cuộc đấu tranh để giành lấy cho con người, vì con người. Người đã sống mãi trong trái tim nhân loại, có mặt trở nên gần gũi không chỉ với chúng ta trong sự nghiệp đổi mới hiện nay mà còn đối với bạn bè các dân tộc trên thế giới, trong cuộc đấu tranh tiếp tục vì hòa bình, công lý, tự do và phẩm giá con người” [2, tr.246-247].

Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người được biểu hiện rất nhiều mặt và phong phú. Tư tưởng đó được thể hiện như một bản sắc trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của Người, được tỏa sáng trong mọi công việc, tác phong, từng mối quan hệ đến mỗi con người. Tất cả đều tỏa sáng tình yêu thương vô hạn, sự tôn trọng, thái độ bao dung và niềm tin tuyệt đối vào con người.

Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh đó là con người bao trùm cả lịch sử nhân loại, con người được xem xét với nhiều phạm vi khác nhau: gia đình, họ hàng, bầu bạn, đồng bào cả nước, loài người. Con người không chỉ là mục tiêu mà con là động lực của cách mạng và sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Không chỉ

nêu lên các quan điểm về con người mang tính khoa học, cách mạng và nhân đạo, Hồ Chí Minh còn lãnh đạo chỉ đạo Đảng, Nhà nước và toàn xã hội thực hiện sự nghiệp giải phóng con người. Với tư tưởng của Người, hàng triệu người Việt Nam đã vùng lên đấu tranh thoát khỏi áp bức, nô dịch, bất công, giành được độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Bước vào thời kỳ đổi mới, với những đặc trưng của một xã hội mở cửa, giao lưu rộng rãi trong và ngoài nước, tạo nhiều cơ hội phát triển nhanh, nhưng, tình hình kinh tê, chính trị, xã hội thế giới cũng như trong nước đang tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ổn định. Để giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bắt kịp xu thế phát triển của thời đại chúng ta phải phát huy được sức mạnh nội lực đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế. Vì vậy, việc củng cố xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc để phát huy sức mạnh nội lực mang tính thời sự cấp bách.

Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã huy động sức mạnh của cả dân tộc và thời đại làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, giải phóng hoàn toàn miền Bắc. Chiến thắng đó tiếp sức mạnh để làm nên chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Thắng lợi là thành quả của việc huy động từ nội lực và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế, là tiền đề cho quá trình hội nhập và phát triển để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay. Tuy nhiên, truyền thống đại đoàn kết dân tộc đang đứng trước những thách thức lớn lao đối với tồn vong của chế độ. Sự giao lưu, mở cửa, hội nhập cùng với quá trình toàn cầu hóa về kinh tế và tính chất xuyên quốc gia của nhiều lĩnh vực đời sống đã và đang tha hóa một phần hoặc từng phần những tinh hoa truyền thống dân tộc. Đặc biệt chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai, tư tưởng cục bộ địa phương và sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân đã và đang bào mòn truyền thống gắn bó, đoàn kết, cố kết dân tộc từng ngày từng giờ. Để củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, Đảng, nhà nước cần phải kế thừa, phát triển, vận dụng sáng tạo các quan điểm của Hồ Chí Minh về con người, đặc biệt là tư tưởng coi con không chỉ là mục tiêu mà còn là động

lực của cách mạng để có những biện pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với mục tiêu của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới.

Trên cơ sở nghiên cứu những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và căn cứ vào mục tiêu của cách mạng Việt Nam hiện nay, xuất phát từ vị trí, vai trò của việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc đối với sự nghiệp cách mạng, có thể khẳng định rằng, việc củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc không chỉ đảm bảo an sinh, ổn định xã hội, mà còn yếu tố quyết định sự tồn vong của xã hội.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)