Con người là mục tiêu, động lực của cách mạng và công cuộc xây dựng xã hội mớ

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc (Trang 40)

xây dựng xã hội mới

Con người là mục tiêu của cách mạng

Con người, tự do, hạnh phúc của con người, đó là mục tiêu cao nhất, mục tiêu thường xuyên mà vì nó Hồ Chí Minh đã cống hiến cả cuộc đới mình. Chính

vì tự do, hạnh phúc của con người mà Hồ Chí Minh đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội chỉ có giá trị thực sự khi nó mang lại tự do, hạnh phúc cho con người. Hồ Chí Minh không nhân danh Tổ quốc hay chủ nghĩa xã hội, hay một lý tưởng trừu tượng nào đó để coi thường hoặc biện hộ cho lợi ích của những con người cụ thể.

Ở Hồ Chí Minh yêu Tổ quốc bao giờ cũng gắn bó với lòng yêu thương nhân dân. Thông thường Người dùng hai khái niệm ấy trong sự thống nhất. Làm như vậy, hẳn do Người luôn nhấn mạnh đến con người. Người từng nói, nếu nước độc lập mà dân không được hạnh phúc, thì tự do cũng không có nghĩa lý gì.

Trong lịch sử của nước nhà, do sự thối nát, bạc nhược của chế độ phong kiến, sự xâm lược và bóc lột tàn tệ của thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX làm cho dân tộc ta mất độc lập, nhân dân mất tự do, đồng bào ta phải sống trong cảnh tối tăm, tủi nhục của kiếp người nô lệ. Hồ Chí Minh đã đau xót khi chưa có bao giờ ở một thời đại nào, ở một nước nào người ta lại vi phạm mọi quyền làm người một cách độc ác trơ tráo đến thế. Người luôn cảm phục và đề cao tinh thần yêu nước thương dân của các bậc tiền bối như: Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Hoàng Hoa Thám... Theo Hồ Chí Minh, con đường cứu nước của các bậc tiền bối ấy thể hiện lòng yêu nước thiết tha, nhưng chưa phải là con đường đúng đắn và cách mạng. Bởi họ tiến hành cách mạng trước hết chỉ để giải phóng dân tộc khỏi chế độ thực dân, mà chưa đặt vấn đề giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

Thấm nhuần tư tưởng chủ nghĩa xã hội và yêu nước của dân tộc Việt Nam, kết hợp kinh nghiệm thực tiễn phong phú và đặc biệt được soi sáng bởi lý luận Mác - Lênin, Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc rằng, để giải phóng con người cần phải đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội. Các cuộc cách mạng này luôn gắn bó với nhau có như vậy, con người mới được giải phóng hoàn toàn. Nhận thức sâu sắc điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước và

thời đại, người cho rằng cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu chủ đạo - sợi chỉ đỏ xuyên suốt hai cuộc cách mạng đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ trực tiếp của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là độc lập cho dân tộc, tự do dân chủ cho nhân dân. Trước khi giành được chính quyền thì mục tiêu cao nhất là độc lập dân tộc “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy”[49, tr.198]. Sau khi giành được chính quyền thì mục tiêu ăn, mặc, học hành lại được ưu tiên hơn. “Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ. Chúng ta phải thực hiện ngay: làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân được học hành” [50, tr.152].

Mục tiêu giải phóng dân tộc được Hồ Chí Minh vạch ra trong nhiều tác phẩm như Đường cách mệnh, Bản án chế độ thực dân Pháp, Chính cương vắn tắt... Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII, tháng 5-1941, Người vạch rõ rằng, trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc thì không những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu kiếp trâu ngựa, mà quyền lợi bộ phận, giai cấp đến ngàn năm cũng không đòi được. Hồ Chí Minh luôn kiên trì độc lập dân tộc, coi đó là mục tiêu hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Người giải quyết vấn đề độc lập dân tộc trên lập trường của giai cấp công nhân, gắn vấn đề dân tộc trong mối quan hệ biện chứng với vấn đề giai cấp và quốc tế, gắn cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc. Với những quan điểm hết sức đúng đắn và sáng tạo về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp được sức mạnh to lớn của dân tộc và thế giới đưa đến thành công của cách mạng tháng Tám, một cuộc cách mạng mới lần đầu tiên nổ ra và thành công ở một nước thuộc địa. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, Hồ Chí Minh ra lời hiệu triệu kêu gọi toàn quốc kháng chiến, bảo vệ độc lập dân tộc vừa giành được. Trong dịp đến thăm và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đoàn quân tiên phong tại Đền Hùng, Người nhấn mạnh rằng, các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt Hồ Chí Minh đã khẳng định lẽ sống của dân tộc Việt Nam và vạch ra chân lý của thời đại qua luận điểm bất hủ: “không có gì quý hơn độc lập tự do”. Tự do cho đồng bào, độc lập cho Tổ quốc - đó không chỉ là lý tưởng thiêng liêng mà còn là mục tiêu cao cả mà suốt đời Người phấn đấu không mệt mỏi.

Với ý chí và niềm tin của Người, việc giải phóng con người chăm lo cho con người có cuộc sống ngày càng đầy đủ hơn luôn là sự trăn trở đồng thời là mong muốn lớn nhất của Hồ Chí Minh. Vì vậy đối với Người độc lập dân tộc là tiền đề, là điều kiện để giải phóng con người. Để giải phóng con người một cách triệt để phải tiếp tục tiến hành công cuộc cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, làm cho nhân dân thực sự trở thành người làm chủ xã hội.

Đối với Hồ Chí Minh con người không chỉ là mục tiêu của cách mạng mà còn là mục tiêu của công cuộc xây dựng xã hội mới. Vì vậy, xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm tạo cho nhân dân một cuộc sống ngày càng đầy đủ về vật chất và tinh thần. “Làm cho nhân dân lao động thoát khỏi sự bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được no ấm và sống một đời hạnh phúc” [56, tr.17]; “làm cho đời sống của nhân dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn” [51, tr.95]. Để thực hiện được điều đó trước hết phải xây dựng và phát triển kinh tế. Người khẳng định: “muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội phải phát triển kinh tế và văn hoá. Vì sao không nói phát triển văn hoá và kinh tế? Tục ngữ có câu: có thực mới vực được đạo. Vì thế kinh tế phải đi trước một bước” [57, tr.59]. Hồ Chí Minh hiểu rõ vai trò to lớn của sản xuất, của

kinh tế đối với sự tồn tại và phát triển của con người; “muốn có ăn no, mặc ấm cho mọi người phải tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, đẩy mạnh kinh tế nước nhà lên” [55, tr.396]. Một khi con người phải tất bật vì thiếu ăn, thiếu mặc thì vấn đề đầu tiên là phải giải phóng họ khỏi đói nghèo, dốt nát, đảm bảo cho họ có một cuộc sống vật chất và tinh thần ngày càng tốt đẹp hơn.

Triết lý nhân sinh, hoài bão cao đẹp của Hồ Chí Minh đều hướng tới con người, hướng tới việc tạo lập cuộc sống tốt đẹp cho đông đảo nhân dân. Vì vậy, ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, với cương vị người đứng đầu nhà nước, Hồ Chí Minh đã yêu cầu Đảng và chính phủ phải tập trung thực hiện những nhiệm vụ then chốt, đó là:

Làm cho dân có ăn Làm cho dân có mặc Làm cho dân có chỗ ở Làm cho dân có học hành

Trên thực tế, ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền cách mạng còn rất non trẻ đã phải đối diện với hàng loạt khó khăn to lớn, với “thù trong, giặc ngoài”, trong đó nạn đói được coi là một thứ giặc nội xâm nguy hiểm đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu con người. Trong điều kiện khó khăn như vậy, cùng với những đối sách tích cực giữ vững thành quả cách mạng, Người kêu gọi toàn dân thực hiện các biện pháp cần kíp, cấp bách để kịp thời cứu dân thoát khỏi nạn đói. Đó là phong trào “nhường cơm sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách” để cùng chia sẻ khó khăn.

Khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, mọi cơ sở vật chất và xã hội của đất nước hết sức manh mún và ở trình độ thấp kém. Xét về kinh tế chúng ta vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Nền kinh tế tiểu nông lạc hậu bị chiến tranh tàn phá nặng nề, lực lượng sản xuất lạc hậu, năng suất thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu cần thiết của nhân dân. Bài toán phức tạp đầu tiên của công cuộc xây dựng xã hội mới ở Việt Nam là phải xây dựng và phát triển

kinh tế để tạo lập cuộc sống ngày càng no ấm cho nhân dân, giải quyết nhu cầu bức thiết của nhân dân ta về ăn, mặc, ở, đi lại, chữa bệnh, học hành... Vì vậy, theo Người mọi đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước về kinh tế - xã hội phải hướng tới mục tiêu hàng đầu: cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Hồ Chí Minh viết: “tất cả những việc Đảng và chính phủ đề ra đều nhằm cải thiện đời sống nhân dân. Làm gì mà không nhằm mục đích ấy là không đúng” [54, tr.150].

Khi trả lời câu hỏi “chủ nghĩa xã hội là gì?”, Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan niệm sâu sắc nhưng lại rất giản dị gần gũi như lẽ phải thông thường mà ai cũng có thể hiểu và cảm nhận được: “Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn, việc làm, được no ấm và sống một đời hạnh phúc” [56, tr.17]. Trong bài nói chuyện tại Đại hội Đảng bộ Hà Nội, ngày 1-2-1961, Người nói: “Mục đích của chủ nghĩa xã hội là gì? Nói một cách đơn giản dễ hiểu là: không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trước hết là nhân dân lao động” [56, tr.271]. Còn trong bài nói chuyện với đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang (năm 1961) người nói: “chủ nghĩa xã hội là tất cả các dân tộc ngày càng no ấm, con cháu chúng ta ngày càng sung sướng” [56, tr.317]. Tựu trung lại, “chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh” [54, tr.226]. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh hạnh phúc của con người gắn liền với những biểu hiện rất cụ thể, thiết thực trong cuộc sống đời thường - có cơm ăn và áo mặc, được học hành, được chữa bệnh khi ốm đau, được nghỉ ngơi lúc tuổi già... của quảng đại quần chúng chứ không phải là những gì cao siêu và trừu tượng. Chính cách giải thích dễ hiểu và rất thiết thực của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội đã tạo nên sức thuyết phục, cảm hoá mạnh mẽ người lao động Việt Nam đang nung nấu khát vọng xây dựng cuộc sống ngày càng đầy đủ và hạnh phúc.

Như vậy, có thể nói trong quan niệm của Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội coi việc chăm lo đời sống vật chất đầy đủ, có đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh là trách nhiệm cao nhất của Đảng và nhà nước ta. Người khẳng định rằng, chính sách của Đảng và chính phủ phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân.

Với cách nhìn biện chứng, Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, mà Người còn quan tâm đến việc giải phóng con người thoát khỏi những trói buộc của những tư tưởng cũ, lạc hậu. Khi chuyển sang xã hội mới, trong giai đoạn đầu xây dựng chế độ mới, con người chưa thoát khỏi những tàn dư tư tưởng lạc hậu của chế độ cũ như: tư tưởng trọng nam khinh nữ, thói gia trưởng, những tập tục lạc hậu. Khi còn mang những tàn dư tư tưởng của xã hội cũ, thói quen cũ thì con người chưa thể trở thành chủ thể của xã hội mới. Vì thế, Hồ Chí Minh cho rằng phải giáo dục, tẩy rửa những thói hư, tật xấu, đấu tranh để giáo dục, để cải tạo con người làm cho phần tốt của họ nảy nở như hoa mùa xuân, phần xấu mất đi.

Hồ Chí Minh đề cao yêu cầu phát triển kinh tế như một mục tiêu quan trọng nhằm đáp ứng những nhu cầu bức thiết của con người, đó cũng là mục tiêu của công cuộc xây dựng xã hội mới. Song, Người cũng không coi đó là nhiệm vụ duy nhất, cùng với việc phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất và tinh thần thì Người còn quan tâm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, trong đó có quyền dân chủ, để nhân dân thực sự trở thành chủ thể của xã hội mới.

Sau khi phát động phong trào diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, Hồ Chí Minh lập tức chỉ đạo việc thực hiện các quyền dân chủ của người dân. Đây là vấn đề cấp thiết có liên quan đến bản chất của chế độ mới. Trước tiên là phải soạn thảo ngay một bản hiến pháp, hai là phải tổ chức ngay một cuộc tổng tuyển cử tự do, trực tiếp và kín, cho dù lúc đó Nam Bộ đang có chiến tranh. Sau 80 năm mất nước, người dân lần đầu tiên được cầm lá phiếu thực hiện quyền dân

chủ, tự do lựa chọn người xứng đáng làm đại biểu của mình. Cũng trong thời gian này, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng viết một loạt bài nhắc nhở cán bộ phải tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, phải cố gắng “sao cho được lòng dân”. Bởi, Người sớm phát hiện ra một hiện tượng lệch lạc ở một số địa phương, có những cán bộ lợi dụng chính quyền để giải quyết tư thù, tư oán, bới móc chuyện cũ ra làm cái mới gây náo động, sợ hãi trong quần chúng. Trong thư gửi các đồng chí tỉnh nhà (Nghệ An) cũng như trong thư gửi Uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Người nhắc nhở: “Chính phủ từ toàn quốc cho đến làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ thống trị của Pháp, Nhật” [50, tr.56]. Người đã phê phán các lầm lỗi nặng nề của một bộ phận cán bộ ta lúc đó như: trái phép, cậy thế, hủ hoá, tù túng, chia rẽ, kiêu ngạo.... và nhắc nhở cán bộ đã là đầy tớ của nhân dân phải ghi sâu chữ “công bình, chính trực” vào lòng.

Con người là động lực của cách mạng và công cuộc xây dựng xã hội mới

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử: “lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động sáng tạo ra chính bản thân con người” [45, tr.64]. Thông qua năng lực nhận thức và cải tạo thế giới, chính con người là chủ thể hoạt động sáng tạo lịch sử, làm cho lịch sử vận động theo

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)