Đẩy mạnh việc giáo dục các giá trị tinh thần truyền thống cho thế hệ trẻ

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc (Trang 89 - 94)

hệ trẻ

Nói đến giá trị truyền thống là nói đến những truyền thống tốt đẹp, mang ý nghĩa tích cực và nó tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là sự kết tinh tồn bộ tinh hoa văn hóa dân tộc, được cơ đúc nên trong q trình hình thành, tồn tại và phát triển của dân tộc, nó gắn với đời sống, với những thăng trầm của dân tộc. Giá trị truyền thống tập trung ở bản sắc văn hóa dân tộc, nó có sức mạnh tiềm tàng và bền vững. Giá trị truyền thống cốt lõi bất biến đồng thời nó cũng có phần biến động, nó tự bổ sung chuyển hóa, làm cho phù hợp với tính chất của thời đại và ngày càng phong phú hơn. Giá trị truyền thống là cơ sở vững chắc cho sự vận động và phát triển của xã hội ở mỗi cộng đồng dân tộc.

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã tạo nên một bề dày truyền thống dân tộc. Chính những giá trị này đã tạo nên sức mạnh giúp cho dân tộc ta đứng vững trước những thử thách khắc nghiệt của thiên tai, của chiến tranh để đứng vững trên đơi chân của mình.

Việc nghiên cứu về giá trị truyền thống dân tộc được nhiều nhà khoa học rất quan tâm.

GS. Trần Văn Giàu cho rằng: giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam bao gồm: lòng yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa.

GS. Vũ Khiêu đưa ra quan điểm: truyền thống đạo đức của dân tộc ta bao gồm: lịng u nước, truyền thống đồn kết, lao động cần cù và sáng tạo, tinh thần nhân đạo, lòng yêu thương và quý trọng con người, trong đó yêu nước là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc [40, tr.74].

Các giá trị truyền thống dân tộc cũng được đề cập nhiều trong những tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số văn kiện của Đảng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc có

khẳng định: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được vun đắp lên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lịng u nước nồng nàn, ý chí tự cường của dân tộc, tinh thần đồn kết, ý chí cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc, lịng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống...” [16, tr.56].

Như vậy, giá trị truyền thống Việt Nam bao gồm một số chuẩn mực cơ bản sau:

- Chủ nghĩa yêu nước là hằng số trong mỗi người dân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sơi nổi, kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi hiểm nguy, mọi khó khăn”. Chủ nghĩa yêu nước của người Việt thể hiện ở lịng dũng cảm, ý chí bất khuất, kiên cường, dám hy sinh vì Tổ quốc, lịng u hồ bình, u tự do khi bờ cõi bị xâm lăng - Đó đồng thời cũng là chủ nghĩa anh hùng.

Trong các giá trị đạo đức truyền thống cơ bản, tinh thần yêu nước nổi bật lên như là “tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trị của các giá trị”, là “động lực tình cảm lớn nhất của đời sống dân tộc, đồng thời là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc ta” [40, tr.74]. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam không chỉ là một giá trị mà nó cịn là cội nguồn, là cơ sở của các giá trị khác, nhất là các giá trị văn hoá.

Yêu nước là giá trị hàng đầu của con người Việt Nam. Nó là thước đo giá trị nhân phẩm của con người, chi phối mỗi người trong suy nghĩ và hành động. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lịng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [52, tr.171]. Lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước. Vì

vậy, yêu nước đối với nhân dân ta trước hết là chăm lo xây dựng đất nước về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hố để tạo sức mạnh bên trong đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước trở thành đạo lý và lẽ sống của mỗi con người Việt Nam. Nó gắn với bó chặt chẽ với lịng u thương và quý trọng con người, nhất là người lao động.

- Lịng thương u con người là tình cảm sâu sắc “máu chảy ruột mềm”, thương nhau giữa những người sống trong một gia đình, trong làng xóm, trong một nước. Người Việt ln coi trọng tình nghĩa hơn lễ nghĩa. Tình nghĩa ở đây là thái độ thuỷ chung trong tình yêu, tình bạn. Vì vậy mà trong lịch sử dân tộc, những tấm gương vì nghĩa ln được ngợi ca, cịn những hiện tượng “vơ nhân đạo”, “vơ tình bạc nghĩa” thì bị dư luận xã hội lên án phản đối.

Tinh thần nhân ái, nhân văn cao cả cũng là nét nổi bật trong giá trị truyền thống người Việt. Nó khác với quan niệm “từ”, “bi” của Phật giáo Ấn Độ hướng con người đi tu để mong giải thoát khỏi “bể khổ” nơi trần thế. Nó cũng khác với quan niệm “nhân”, “nghĩa” trong Nho giáo Trung Quốc có sự phân biệt đẳng cấp trong xã hội. Cùng với tinh thần nhân ái, dân tộc ta cịn có lịng khoan dung, cởi mở. Trong lịch sử dân tộc, lòng khoan dung được thể hiện ngay cả đối với quân thù, khi chúng bại trận đầu hàng thì ta vẫn cấp ngựa, cấp thuyền, cấp lương thực cho chúng rút quân về nước.

Nói về lịng thương người trong truyền thống rất đáng tự hào, Đảng ta đã khẳng định: “Người Việt Nam vẫn có lịng u nước thiết tha, có tinh thần dân chủ bình đẳng trong quan hệ giữa người với người. “Thương nước, thương nhà, thương người, thương mình” là truyền thống đậm đà của nhân dân ta. Nhờ có tinh thần yêu nước và dân chủ ấy mà suốt quá trình 4000 năm dân tộc ta đã làm nên những chiến cơng oanh liệt. Từ ngày có Đảng dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, truyền thống yêu nước và dân chủ của nhân dân ta được nâng lên một trình độ mới và phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết” [15, tr.94].

- Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, tương trợ lẫn nhau là một giá trị cũng đã được thể hiện trong suốt lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam. Người Việt có truyền thuyết về “cái bọc trăm trứng” của Âu Cơ và Lạc Long Quân để nhắc nhở nhau luôn cùng nguồn cội, đều là con Lạc cháu Hồng nên phải biết đoàn kết, giúp đỡ nhau.

“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước thì thương nhau cùng” (ca dao)

Tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh lớn lao giúp nhân dân ta vượt quan mọi thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng bắt nguồn từ chủ nghĩa yêu nước và là biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước, là động lực mạnh mẽ trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Tinh thần đoàn kết cộng đồng là nét quan trọng trong ý thức, tâm hồn và là điểm tựa của người Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày, trong chiến tranh và trong cả hồ bình.

Con người Việt Nam cịn có đức tính chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu

khó và lối sống hết sức giản dị, tiết kiệm. Đặc điểm này hình thành do điều kiện

sản xuất và đấu tranh xã hội trong lịch sử dân tộc. Nếu “cần” mà khơng “kiệm” thì cuộc sống trở nên bấp bênh, “ăn xổi, ở thì”. Nếu “kiệm” mà khơng “cần” thì khơng có cái gì để “kiệm”. Do đó, chăm chỉ cần cù phải gắn liền với tiết kiệm, phải khéo lo toan vun vén, tránh những lãng phí khơng cần thiết. Với truyền thống ấy, ông cha ta đã phát huy hết sức mạnh của mình trong những cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại và đạt được nhiều thành quả to lớn để lại cho chúng ta ngày nay.

Ngoài những giá trị chủ yếu trên, trong hệ thống giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cịn có những đức tính phổ biến như: lịng dũng cảm, tính khiêm tốn, trung thực, giản dị, lạc quan,... Người Việt khiêm tốn nhưng khơng hạ thấp mình; giản dị nhưng khơng ưa cầu kỳ, phô trương thái quá; trung thực nên ghét sự giả dối, thay lịng đổi dạ; ln lạc quan, u đời, có niềm tin trong cuộc sống.

Vì thế, chúng ta đã đứng vững trước mọi thử thách để gìn giữ và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

Các giá trị đạo đức truyền thống đã thấm sâu vào đời sống tinh thần, làm nên bản sắc riêng, làm nên sức mạnh dân tộc Việt Nam. Nhiệm vụ của chúng ta ngày nay là phải biết gìn giữ và phát huy những giá trị đạo đức mà ông cha ta đã tạo nên trong lịch sử.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh đã nhận thấy vai trò to lớn của yếu tố tinh thần, vì vậy, Người ln quan tâm tìm cách phát huy các giá trị tinh thần dân tộc trong đấu tranh cách mạng cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước. Từ rất sớm, trong chiến lược con người Việt Nam, Đảng ta và Hồ Chí Minh hết sức coi trọng việc giáo dục các giá trị truyền thống của dân tộc, của cách mạng cho mọi Việt Nam nhất là thế hệ trẻ. Theo kết quả nghiên cứu của Chương trình khoa học cơng nghệ cấp nhà nước KX- 07, đa số người dân Việt Nam được hỏi (81,15%) đã trả lời là rất tự hào về truyền thống dân tộc.

Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước với sự tác động của nền kinh tế thị trường, của mở của hội nhập và giao lưu kinh tế, ở một số nơi, một số bộ phận dân cư đã xuất hiện xu hướng quay lưng lại với truyền thống, coi thường di sản văn hóa dân tộc, chạy theo đồng tiền và lợi nhuận một cách vô điều kiện… Gắn với xu hướng này là sự xuống cấp của đạo lý, sự gia tăng các tệ nạn xã hội. Nhưng ở một số nơi, nhất là ở nơng thơn lại có xu hướng quay về với truyền thống, khơi phục những lễ hội, các phong tục tập quán cổ, các lối sống cổ và qua đó khơi phục cả một số phong tục tập quán lạc hậu.

Vì vậy để việc củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước phải gắn với việc giáo dục các giá trị truyền thống.

Hệ thống các giá trị truyền thống của dân tộc ta hết sức phong phú và đa dạng nhưng tựu chung lại, giáo dục các giá trị truyền thống là nhằm khơi dậy

củng cố và làm sâu sắc hơn văn hóa dân tộc vào thế hệ hiện tại và tương lai làm cho các thế hệ nối tiếp nhau bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc, phát huy sức mạnh tinh thần dân tộc, văn hóa dân tộc vào cơng cuộc đổi mới đất nước.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)