NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc (Trang 61)

2.1.1. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về đại đoàn kết dân tộc

Vận dụng và phát triển các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người, về vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ngày càng quan tâm chú ý đến việc xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Trong quá trình đổi mới tư duy, nhận thức của Đảng ta về đại đồn kết dân tộc đã có những phát triển mới với tư tưởng bao trùm là “lấy dân làm gốc”. Đại hội VI của Đảng đã nêu lên 4 bài học kinh nghiệm lớn, trong đó có bài học thứ nhất là: “Trong tồn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triêt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động” [11, tr.56]. Đảng đã nhận thấy lợi ích chính đáng của quần chúng nhân dân đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết, do đó cần phải có chính sách phù hợp với từng đối tượng, cụ thể là giai cấp công nhân, nơng dân, tầng lớp trí thức, thanh niên, phụ nữ, đối với các dân tộc thiểu số cũng như người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, Hội nghị Trung ương VIII của Đảng đã ra Nghị quyết số 8B (ngày 27-3-1990) về đổi mới công tác quần chúng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, nhấn mạnh quan điểm cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Với quan điểm đó, Đảng ta nhận thức ngày càng rõ hơn, sâu sắc hơn về vị trí vai trị của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội

Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, năm 1991, Đảng ta khẳng định rằng liên minh cơng - nơng - trí thức là

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)