Một số giải pháp củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc (Trang 72 - 101)

Chương 2: Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở VIỆT

2.2. Một số giải pháp củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay

2.2.1. Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân gắn liền với việc đảm bảo công bằng xã hội

Ông cha ta đã từng tổng kết: có thực mới vực được đạo. Ph.Ănghen khi đánh giá về những phát minh của C.Mác đã viết: Mác là người đầu tiên phát hiện ra quy luật phát triển của lịch sử loài người, nghĩa là tìm ra sự thật đơn giản… là trước hết con người cần phải ăn, uống, ở, mặc, đi lại trước khi có thể lo đến chuyện chính trị, nghệ thuật, tôn giáo… Điều đó dễ dàng cho thấy rằng điều kiện vật chất là yếu tố cơ bản đầu tiên để con người tồn tại và phát triển.

Sau hơn 20 năm đổi mới chúng ta đã thu được những thành tựu to lớn về nhiều mặt. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, tốc độ phát triển kinh tế trung bình 5 năm (2005- 2010) đạt 7 %, GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD (năm 2010). Mặc dù có tốc độ phát triển kinh tế khá cao nhưng Việt Nam vẫn là một trong những nước đang phát triển. So với các nước trên thế giới và trong khu vực thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp chưa đảm bảo đời sống cho nhân dân, nhiều nơi tình trạng đói nghèo diễn ra thường xuyên. Vì vậy, để đảm bảo đời sống cho nhân dân, củng cố

niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước cần đẩy mạnh việc phát triển kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Tuy nhiên, lý tưởng và mục tiêu xã hội chủ nghĩa, bản chất của Nhà nước ta không cho phép phát triển kinh tế bằng mọi giá, không chấp nhận được sự tăng trưởng kinh tế mà hy sinh công bằng xã hội. Để xây dựng một nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đáp ứng được nguyện vọng chung của mọi người dân Việt Nam không phân biệt thành phần giai cấp, dân tộc, tôn giáo… thì phải gắn liền tăng trưởng, phát triển kinh tế với thực hiện công bằng xã hội. Đảng ta khẳng định: sự phát triển phải hướng vào yêu cầu vì con người và phục vụ con người, tạo ra cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn cho nhân dân ta. Vì thế tăng trưởng kinh tế luôn luôn gắn với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Thực hiện công bằng xã hội là yêu cầu quan trọng để đảm bảo lợi ích cho con người. Khi lợi ích được đảm bảo sẽ kích thích được năng lực lao động, sáng tạo của của con người trong xã hội, kích thích con người không ngừng phấn đấu cống hiến cho sự nghiệp cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới văn minh.

Khi cuộc sống còn khó khăn việc thực hiện công bằng xã hội là một yêu cầu bức thiết. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên” [58, tr.185].

Theo Hồ Chí Minh, việc thực hiện công bằng xã hội trước hết phải được tiến hành trong lĩnh vực phân phối với nguyên tắc “ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên trừ những người già cả, đau yếu và trẻ con” [54, tr.226]. Thực hiện tốt điều này sẽ tạo ra sinh khí mới cho xã hội, thúc đẩy mọi người hăng hái lao động, cống hiến và học tập.

Ở nước ta hiện nay, công bằng xã hội được hiểu là phân phối theo lao động, theo vốn góp, theo cống hiến cho xã hội; thông qua phúc lợi xã hội điều tiết vĩ mô hợp lý, bảo vệ quyền lợi cho người lao động, đặc biệt là đối tượng chính sách xã hội; thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống

giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư; mở rộng khả năng lựa chon cơ hội cho mọi người hưởng thụ những thành quả của sự phát triển.

Đối với Đảng ta, việc thực hiện công bằng xã hội ngoài ý nghĩa nhân văn, nhân đạo còn tạo ra động lực kích thích hoạt động sáng tạo, góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội.

Ở Việt Nam hiện nay, việc thực hiện công bằng xã hội cần tập trung vào các vấn đề sau:

Thứ nhất, cần phải tăng cường phát triển kinh tế nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của thành phần kinh tế này, đảm bảo ngày càng tốt hơn vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế quốc dân.

Kinh tế nhà nước liên quan đến vấn đề quốc kế, dân sinh. Nhiệm vụ trọng tâm của nó không chỉ sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế mà còn đảm bảo sự ổn định kinh tế, xã hội đất nước và cuộc sống của nhân dân. Hiện tại kinh tế nhà nước thu hút số lượng công nhân và người lao động lớn nhất, hoạt động trong những ngành kinh tế then chốt của đất nước. Sự hoạt động có hiệu quả hay không của nó ảnh hưởng to lớn đến đời sống của hàng chục triệu người. Do đó, để có một nền kinh tế vững mạnh, bảo đảm cho Nhà nước có điều kiện thực hiện tốt chính sách xã hội, đảm bảo công bằng, bình đẳng xã hội phải ra sức phát triển kinh tế nhà nước, đảm bảo cho nó luôn giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta.

Thứ hai, thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa.

Với một nước phải trải qua nhiều năm chiến tranh như nước ta vấn đề tồn đọng còn rất nặng nề với hàng nghìn gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng người, tàn tật, người già cô đơn, không nơi nương tựa…, thì công bằng xã hội phải ưu tiên giải quyết chính sách với những đối tượng trên.

Để tiếp tục hoàn thiện chính sách đối với những người có công với cách mạng, ngày 18-6-2007, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung chính sách ưu đãi người có công lần thứ 3. Ngày 15-11-2007, Bộ

Lao động - Thương binh và Xã hội cũng có thông tư số 25/2007 TT-BLĐTBXH, hướng dẫn bổ sung việc thực hiện chính sách ưu đãi với người có công với cách mạng. Việc từng bước bổ sung, hoàn thiện chính sách ưu đãi người có công và từ thực tiễn lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng của Đảng ta đã đem lại kết quả to lớn.

Hiện nay cả nước có trên 8 triệu người có công với 13 diện đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi và chăm sóc, trong đó có khoảng 1,5 triệu người được hưởng trợ cấp hàng tháng, gần 4,2 triệu người được hưởng trợ cấp một lần, hàng chục nghìn con thương binh, liệt sĩ được hưởng chế độ ưu đãi về Giáo dục - Đào tạo, chăm sóc y tế, gần 15 nghìn cán bộ lão thành cách mạng được hỗ trợ cải thiện nhà ở… Cùng với việc xác nhận người có công với cách mạng, phong trào đền ơn đáp nghĩa đã trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa của nhân ta. Việc thực hiện chính sách đối với những người có công không chỉ thể hiện đạo lý

“uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam mà còn góp phần thực hiện công bằng xã hội.

Đối với những vùng căn cứ cách mạng trước đây, các vùng phải chịu hy sinh cho sự phát triển chung đất nước xứng đáng được chú ý khi xem xét phân phối nguồn lực đầu tư, kể cả trong và ngoài nước, để xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển sản xuất và văn hóa.

Thứ ba, nhà nước phải có những chính sách nhằm tạo điều kiện cần thiết để giảm dần sự phát triển mất cân đối giữa các vùng phát triển nhanh với các vùng phát triển chậm, đặc biệt là nơi cư trú của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thường cư trú ở những vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nơi có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp. Các thế lực thù địch thường lợi dụng tình trạng kém phát triển của các dân tộc thiểu số để lôi kéo, kích động nhân dân gây mất đoàn kết, mất trật tự an ninh xã hội. Vì vậy, Nhà nước cần có những biện pháp làm cho miền núi từng bước tiến kịp miền xuôi.

Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều tâm sức, đầu tư lớn lao tiền của, nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước thu hẹp khoảng cách góp phần thực hiện bình đẳng dân tộc và công bằng xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số có cải thiện đáng kể so với trước kia. Tuy nhiên trên một số mặt, việc thực hiện bình đẳng dân tộc mới chỉ được xác lập trên phương diện pháp lý, trên thực tế vấn đề này còn cần phải phấn đấu làm tốt hơn nữa.

Thực tế cho thấy trình độ phát triển hiện tại giữa các vùng miền chênh lệch ngày càng xa hơn. Các vùng đồng bào dân tộc thiểu số đứng trước nguy cơ nghèo đói cao, mất bản sắc văn hóa, suy thoái giống nòi…. Việc thực hiện ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số thể hiện sự sáng suốt của Đảng, của Nhà nước. Muốn thực hiện được quyền bình đẳng giữa các dân tộc, đảm bảo công bằng xã hội góp phần thắt chặt hơn nữa khối đại đoàn kết dân tộc thì không chỉ dừng lại ở việc đề ra chính sách đúng mà quan trọng là thực thi tốt, có hiệu quả chính sách ấy trong thực tế. Do vậy, khi triển khai chính sách dân tộc cần chú ý:

Việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách dân tộc cần chú ý đến những vấn đề về điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh tế - xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán riêng của từng vùng, từng dân tộc. Trong việc này cần đặc biệt nhấn mạnh vai trò năng động sáng tạo của địa phương và cơ sở.

Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa dân tộc là sự nghiệp chung của cả nước, nhưng trước hết là sự nghiệp riêng của nhân dân các dân tộc thiểu số và những cư dân định cư ở đây. Khai thác, sử dụng tài nguyên vì lợi ích trực tiếp của dân tộc, đồng thời vì lợi ích của nhân dân cả nước.

Vì vậy, việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo phương châm: “Trung ương và địa phương cùng làm, Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Do đó, Nhà nước cần cố gắng bố trí các chương trình, dự án đầu tư thích đáng hơn, đồng thời khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại ngân sách nhà

nước, xem nhẹ nỗ lực của địa phương. Trong những năm tiếp theo, Nhà nước cần xây dựng chính sách phù hợp tạo điều kiện và động viên mạnh mẽ nhân dân khai thác tiềm năng và thế mạnh của mình, phát triển kinh tế hàng hóa, kinh doanh có hiệu quả từng bước tích lũy để xây dựng và phát triển các vùng dân tộc thiểu số tiến kịp xu thế phát triển chung của cả nước.

Điều chỉnh lại quan hệ sản xuất ở những vùng còn lạc hậu cho phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, thật sự tôn trọng quyền tự quyết định của nhân dân địa phương trong việc chọn lựa các hình thức kinh tế và cơ chế quản lý thích hợp, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn hàng đầu, tránh bệnh hình thức, máy móc, dập khuôn và áp đặt.

Phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải chú ý kết hợp giữa phát triển kinh tế, văn hóa xã hội với Quốc phòng - an ninh. Trong đó, trọng tâm là phát triển kinh tế - xã hội gắn với việc thực hiện tốt chính sách dân tộc của Nhà nước, quan tâm đúng mức giải quyết vấn đề xã hội, cải thiện đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân.

Đối với những vùng căn cứ cách mạng trước đây, các vùng phải chịu hy sinh cho sự phát triển chung đất nước xứng đáng được chú ý khi xem xét phân phối nguồn lực đầu tư, kể cả trong và ngoài nước, để xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển sản xuất và văn hóa.

Thứ tư, đẩy mạnh việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo

Nghèo đói không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển thể lực của con người mà còn tác động không nhỏ đến sự phát triển trí lực, đạo đức, lối sống… Đồng thời nghèo đói làm gia tăng sự bất công, bất bình đẳng xã hội. Để phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo công bằng xã hội phải đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói, giảm nghèo.

Ở Việt Nam, Đảng, Nhà nước đã sớm quan tâm và hết sức chú trọng giải quyết vấn đề nghèo, đói. Từ năm 1998 công tác xóa đói, giảm nghèo trở thành chương trình quốc gia, được cả xã hội quan tâm. Nhà nước đã đầu tư hàng chục

tỷ đồng cho công tác xóa đói giảm nghèo, nhiều địa phương đã không còn người nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giảm đáng kể, từ 22% năm 2005 xuống còn 9,4% năm 2010 (theo chuẩn nghèo mới của Việt Nam)

Đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, làm cho nó thu được kết quả tốt hơn, tránh tình trạng “tái nghèo” trở lại, cần quán triết phương châm “cho cần câu”, hướng dẫn nhân dân cách làm ăn, chứ không phải “cho con cá”.

Nhà nước và xã hội cần đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ nhân dân các vùng khó khăn về giống, vốn, kỹ thuật canh tác, sản xuất, làm ăn, giáo dục nâng cao dân trí, xóa bỏ tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan, xây dựng cho con người ý thức vươn lên làm giàu, tạo lập một cuộc sống ấm no, văn minh.

Gần đây, Nhà nước kết hợp với một số đại phương mở các lớp đào tào nghề ngắn hạn cho bà con nông dân các vùng sâu, xa. Tuy nhiên chương trình này chưa đem lại được kết quả như mong muốn, gây lãng phí ngân sách nhà nước. Nguyên nhân của tình trạng trên là do việc dạy nghề chưa xuất phát từ việc nghiên cứu khả năng thực tế của địa phương, thời gian đào tạo quá ngắn bà con chưa áp dụng được vào trong sản xuất. Vì vậy, cần mở rộng và thực hiện có hiệu quả công các tác đào tạo nghề ngắn hạn cho bà con các vùng khó khăn để họ có thể áp dụng vào trong đời sống, sản xuất giảm bớt khó khăn.

Chủ động di dời một bộ phận dân cư không có đất canh tác và điều kiện sản xuất, kinh doanh đến lập nghiệp ở các vùng có tiềm năng, đồng thời tích cực giải quyết việc làm cho những người trong độ tuổi lao động. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích cho người dân vay vốn vươn lên làm giàu chính đáng bằng việc ban hành những chính sách mới về điều kiện vay vốn, lãi suất tín dụng, thuế, thuế tiêu thụ sản phẩm, giúp đỡ kỹ thuật…

Bên cạnh đó cần làm tốt công tác bảo vệ môi trường và quản lý các nguồn gây ô nhiễm. Công tác xóa đói giảm nghèo ở nước ta đã thu được những thành tựu to lớn nhưng tỷ lệ người nghèo vẫn còn khá cao. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do chúng ta chưa nhận diện được, chưa phòng ngừa

đúng các yếu tố tác động đến nhóm nghèo làm cho họ ngày càng nghèo hơn, hoặc thoát nghèo rồi lại tái nghèo. Trong những yếu tố ấy ở Việt Nam nổi bật là ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường. Tác động của ô nhiễm môi trường từ các ngành công nghiệp và hóa chất bảo vệ nông nghiệp là nguy cơ lớn nhất đối với sức khỏe nguời dân nói chung đặc biệt là những người sống gần các khu công nghiệp. Người nghèo càng trở nên khốn khó khi nền kinh tế phát triển không bền vững, môi trường không được chú trọng.

Ô nhiễm môi trường tác động tiêu cực là cho người nghèo càng nghèo hơn, trong khi đối tượng gây ô nhiễm không bị bắt buộc chi trả cho việc bảo vệ môi trường. Ô nhiễm môi trường là thủ phạm góp phần là tăng tỷ lệ đói nghèo khi làm suy giảm khả năng lao động của nhiều người lao động chính trong gia đình, hoặc là nguyên nhân làm chết cây trồng, vật nuôi của bà con nông dân.

Những vụ gây ô nhiễm gây tổn thất lớn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhân dân và những địa phương có số người chết, đau ốm vì ô nhiễm môi trường xuất hiện ngày càng nhiều trong cả nước.

Nhân dân một số nơi tiếp tục chịu tác động của những vùng ô nhiễm nặng, hứng chịu rác thải, khí thải, nước thải công nghiệp độc hại từ nhà máy, khu công nghiệp và những làng nghề tự phát ngay trong các khu dân cư. Những tổn hại về sức khỏe, bệnh tật và chi phí khám, chữa bệnh tăng là cho người nghèo trở nên nghèo hơn và những hộ cận nghèo tái nghèo trở lại.

Vì vậy, bảo vệ môi trường và quản lý các nguồn gây ô nhiễm là một biện pháp tích cực đảm bảo công bằng xã hội, giúp cho nhóm chịu tác động của ô nhiễm môi trường bớt chịu thiệt thòi và nhóm gây ô nhiễm giảm thu lợi một cách bất chính.

2.2.2. Bảo đảm và thực hiện ngày càng tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân

Quyền làm chủ thực sự của nhân dân là bản chất của XHCN. Chế độ mà chúng ta đang xây dựng là chế độ do nhân dân, trước hết là nhân dân lao động

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc (Trang 72 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)