Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về con người 1. Quan niệm về con người

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc (Trang 27 - 61)

Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI 1.1. Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người

1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về con người 1. Quan niệm về con người

Tiếp thu những giá trị tích cực của tư tưởng phương Đông, phương Tây và những tư tưởng dân tộc về con người trong lịch sử, kết hợp với những tư tưởng đúng đắn và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã xây dựng và đưa ra quan niệm của mình về con người.

Hồ Chí Minh không có một bài viết chuyên luận về con người. Khái niệm con người được sử dụng ở từng hoàn cảnh, điều kiện khác nhau. Người rất ít dùng khái niệm con người mang nội hàm con người nói chung ngoài hai trường hợp đặc biệt ở vào hai thời điểm đặc biệt rất có ý nghĩa. Trường hợp đầu tiên, đó là trong Tuyên ngôn của Hội liên hiệp thuộc địa, đăng trên trang nhất số báo đầu tiên báo Người cùng khổ và trong trường hợp thứ hai, trong Di chúc của Người.

Trong Tuyên ngôn của Hội liên hiệp thuộc địa có câu chỉ ra rằng người bản xứ thiếu hẳn các quyền gắn liền với “phẩm giá con người”. Lời kêu gọi của báo Người cùng khổ viết rằng, sứ mệnh của báo là “giải phóng con người”. Còn trong Di chúc người viết rằng: “đầu tiên là công việc đối với con người”.

Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, Người sử dụng nhiều thuật ngữ khác khác nhau về con người như: người, con người, người ta, quần chúng, dân chúng, dân, nhân dân, đồng bào… theo nhiều nghĩa khác nhau. Do đó, phải theo tinh thần biện chứng, trên cơ sở đặc điểm về phương pháp tư duy Hồ Chí Minh thì mới có cách hiểu đúng đắn quan niệm của Hồ Chí Minh con người.

Hồ Chí Minh thường dùng những cụm từ: nhân dân, dân, quần chúng, đồng bào, cán bộ, đảng viên… tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh, nội dung cụ thể để đạt tới sự giản dị, dễ hiểu nhưng rất chính xác, tinh tế theo đúng tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin khi nói về con người trong lĩnh vực chính trị - xã hội.

Còn khi nói tới những vấn đề của con người trong văn hóa, đạo đức, triết học, Hồ Chí Minh thường dùng các từ: người, con người.

Chúng ta có thể thấy rằng, khái niệm con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao hàm một số nội dung sau:

Thứ nhất, con người với tư cách là con người xã hội

Trong tư tưởng Hồ chí Minh không có con người chung chung, trừu tượng mà chỉ có con người cụ thể, là thành viên của những cộng đồng xã hội nhất định.

Với ý nghĩa đầy đủ nhất, đó là mỗi người có cuộc sống riêng của họ, có những mối quan hệ riêng của họ gắn với gia đình, người thân, với quê hương, làng xóm, với tập thể, đồng bào trong cộng đồng dân tộc và cao hơn là đối với nhân loại. Đó là người bản xứ, người cùng khổ, người nô lệ... là người da trắng, da vàng hay người da đen..; là người Việt Nam, người Pháp hay người Mỹ... Vì vậy Người đã đưa ra một định nghĩa rất độc đáo về con người: “chữ Người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước.

Rộng nữa là cả loài người” [51, tr.644]. Với cách hiểu này, con người là có tính xã hội, là con người xã hội, là thành viên của một cộng đồng nhất định. Cộng đồng đó như nhân dân ta thường quan niệm từ lâu, đó là cộng đồng với ba cấp độ nhà - làng- nước; còn Hồ Chí Minh lại chỉ ra một cách cụ thể hơn đó là: gia đình, họ tộc, làng xóm, đất nước cho đến cả nhân loại.

Nét độc đáo trong quan hệ cộng đồng của người Việt Nam là quan hệ

“đồng bào”, cộng đồng cùng một nguồn gốc “con rồng, cháu tiên”. Những quan hệ ấy đã tạo nên tính cộng đồng bền vững của người Việt Nam được bồi đắp qua trường kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước. Từ đó hình thành chủ nghĩa yêu nước truyền thống, chủ nghĩa dân tộc chân chính mà Hồ Chí Minh có khi coi là “động

lực vĩ đại”, thậm chí là “động lực duy nhất” thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Điều này cắt nghĩa vì sao Hồ Chí Minh rất coi trọng sức mạnh cộng đồng của người Việt Nam, tìm cách để bồi dưỡng, phát huy sức mạnh đó trong tiến trình cách mạng. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn cho Đảng, nhà nước ta đề ra đường lối và chính sách đại đoàn kết dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Khi nghiên cứu về con người, bản chất con người chủ nghĩa Mác đặt con người trong lịch sử sản xuất vật chất để xem xét và đã khẳng định lao động là điều kiện chủ yếu quyết định sự hình thành và phát triển con người, làm biến đổi điều kiện tồn tại tự nhiên của con người, biến đổi bản chất tự nhiên của con người đồng thời hình thành và phát triển bản chất xã hội của con người. Tiếp thu quan điểm đó của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh cho rằng con người trước hết là người lao động, nhân dân lao động, là công nhân, nông dân, trí thức, bộ đội...chính họ là những chủ thể của công cuộc xây dựng xã hội mới. Vì vậy người khẳng định rằng: “trong bầu trời này không có gì quý bằng nhân dân”.

Người luôn dạy cán bộ, đảng viên phải biết ơn nhân dân vì chúng ta có cơm ăn, áo mặc... là do công sức sáng tạo của nhân dân. Đồng thời phải luôn chăm lo đến đời sống mọi mặt của nhân dân, cán bộ phải thực sự là công bộc của nhân dân.

Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh con người không phải là những cá thể biệt lập tồn tại ngoài xã hội. Chỉ có trong các quan hệ xã hội, trong hoạt động thực tiễn con người mới có lao động, ngôn ngữ, tư duy, chế tạo công cụ lao động... mới thực sự trở thành con người để phân biệt với các loài động vật khác.

Thứ hai, con người là sự thống nhất giữa con người cá nhân và con người xã hội.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người không phải là con người chung chung, trừu tượng mà là những con người cụ thể, là thực thể đơn nhất có phẩm chất, năng lực, có nhân cách riêng. Đối với Người mọi người đều có tính cách, sở trường riêng, đời sống riêng của gia đình và bản thân mình. Nhưng con người

không thể tồn tại riêng biệt mà tồn tại trong sự thống nhất, đó là xã hội. Trong xã hội, con người vừa thoả mãn những nhu cầu cho sự tồn tại và phát triển của bản thân vừa mang những phẩm chất của các cá nhân khác trong xã hội như ý thức, ngôn ngữ, tính giai cấp, dân tộc... trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội, văn hoá đặc trưng cho xã hội cho dân tộc. Trong một xã hội nhất định, cụ thể là xã hội Việt Nam, con người Việt Nam mang những phẩm chất của truyền thống dân tộc, đó là con người có lòng yêu nước, yêu lao động, ý chí tự lực, tự cường, lòng căm thự giặc... Người chỉ rừ: “Đồng bào ta, gỏi cũng như trai, trẻ cũng như già, cho đễn các cháu nhi đồng cỏn con, ai cũng nồng nàn yêu nước, ai cũng hăng hái kháng chiến, ai cũng có gắng giết giặc” [51, tr.679].

Sự thống nhất giữa con người cá nhân và con người xã hội thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa cái chung với cái đặc thù và cái riêng. Trong mọi trường hợp khi nhấn mạnh và coi trọng cá nhân thì Hồ Chí Minh cũng khẳng định vai trò của con người với tư cách là tập thể, cộng đồng xã hội. Ngược lại, khi nói đến những con người tập thể, xã hội thì cũng bao hàm trong đó những con người cụ thể. Vì vậy, Hồ Chí Minh khẳng định chủ nghĩa xã hội không hề phủ nhận cá nhân, chà đạp lên lợi ích cá nhân, mà ngược lại, hơn hẳn bất kỳ một chế độ xã hội nào trong lịch sử, chủ nghĩa xã hội luôn tôn trọng lợi ích cá nhân, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển tự do và toàn diện cá nhân. Không chỉ trong tư tưởng, lý luận mà cả trong hoạt động thực tiễn, Người luôn quan tâm đến mỗi người cụ thể. Người luôn sâu sát tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, chia sẻ niềm vui và thấu hiểu những nhu cầu lợi ích của các tầng lớp nhân dân từ thanh niên đến các phụ lão, các cháu nhi đồng.

Chính vì nhận thấy được sự thống nhất giữa con người cá nhân và con người xã hội mà Hồ Chí Minh luôn đề cao, kêu gọi sự đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong chỉ đạo hoạt động thực tiễn, Người luôn động viên phát huy tinh thần tập thể, chủ nghĩa anh hùng đồng thời khơi

dậy những phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người cụ thể trong khối đại đoàn kết dân tộc.

Sự thống nhất giữa con người cá nhân và con người xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, lợi ích xã hội, giữa lợi ích chung và lợi ích riêng. Cụ thể là sự thống nhất giữa lợi ích của mỗi cá nhân với lợi ích của Đảng, của dân tộc.Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh lên án chủ nghĩa cá nhân một cách quyết liệt. Người coi chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù không đội trời chung với đạo đức xã hội chủ nghĩa. Nhưng Người lại rất tôn trọng quyền lợi chính đáng của cá nhân, luôn quan tâm không phải đến con người nói chung mà là từng con người cụ thể. Người chỉ phê phán chủ nghĩa cá nhân khi cá nhân đó tách khỏi tập thể mưu cầu lợi ích riêng có hại cho lợi ích tập thể. Người cho rằng đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là “giày xéo lên lợi ích cá nhân”. Giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể có cơ sở thực tế để phân biệt là lợi ích tập thể mà tập thể ở đây là dân tộc, tổ quốc, đoàn thể, quần chúng xung quanh mình.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam Người luôn quan tâm giải quyết đúng đắn mối quan hệ về lợi ích. Người đã kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, lợi ích gần, lợi ích xa, lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần... tạo nên động lực to lớn thúc đẩy sự nghiệp cách mạng của Đảng của nhân dân ta.

Thứ ba, con người là sự thống nhất giữa con người giai cấp, dân tộc và nhân loại

Khi đề cập đến con người Hồ Chí Minh không chỉ nói nhiều đến người công nhân, nông dân, trí thức - những người thuộc các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau Người còn đề cập đến “người phương Đông”, “người châu Á”,

“người châu Âu”...mà còn đề cập một cách cụ thể hơn “người da vàng”, “người da trắng”, “người da đen”, “người Đông Dương”, “người Pháp”, “người Việt

Nam”... để khẳng định con người bao giờ cũng thuộc về một dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, một quốc gia nhất định.

Gần mười năm hoà mình vào cuộc sống của những người lao động làm thuê, sống với những người lao động ở nhiều nước khác nhau, đi khắp năm châu bốn biển, Hồ Chí Minh đã nhận thấy rằng ở đâu cũng có những người tốt và những kẻ hung ác, vô nhân đạo, ở đâu cũng có người thiện kẻ ác. Khi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã rút ra một kết luận quan trọng: “vậy là, dù có màu da khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: Giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một tình hữu ái là thật thôi: tình hữu ái vô sản” [47, tr.266]. Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh con người không chỉ thuộc về một dân tộc, một quốc gia nào đó mà còn thuộc về một giai cấp nhất định: giai cấp bóc lột hay bị bóc lột. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong xã hội có giai cấp con người bao giờ cũng thuộc về một giai cấp nhất định. Những người chiếm đoạt những tư liệu sản xuất chủ yếu xã hội trở thành giai cấp thống trị, bóc lột. Ngược lại những người bị chiếm đoạt tư liệu sản xuất bị bần cựng hoỏ trở thành giai cấp bị búc lột, bị thống trị. Với sự phõn biệt rừ ràng, rành mạch Hồ Chớ Minh đó phõn biệt rừ ai là bạn, ai là thự. Chớnh vỡ vậy, khi tham gia sáng lập tờ báo “Người cùng khổ”, Người đã đặt mình về phía những người lao động, giai cấp bị thống trị nói lên tiếng nói phản đối áp bức, bóc lột, bênh vực, bảo vệ và đấu tranh giải phóng họ khỏi áp bức nô dịch của giai cấp thống trị.

Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là con người giai cấp, dân tộc mà còn là con người nhân loại. Con người dù thuộc dân tộc nào, giai cấp nào thì cũng đều có đặc điểm chung là sinh ra phải được bình đẳng, tự do và được mưu cầu hạnh phúc, phải được hưởng các quyền con người.

1.2.2. Con người là vốn quý nhất, yếu tố quyết định thành công của cách mạng

Đối với Hồ Chí Minh khái niệm con người luôn được nhắc đến như mục tiêu thiêng liêng, cao cả của sự nghiệp cách mạng mà mình theo đuổi. Tư tưởng về con người, về giải phóng con người, coi con người là nhân tố quyết định thành công của của cách mạng luôn quán xuyến gần như toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Người và của dân tộc ta. Tư tưởng ấy đã được Người vận dụng và phát triển trong suốt cuộc đời Người nói: “nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời này không có gì quý bằng nhân dân” [54, tr.276]; “chúng ta phải quý trọng con người, nhất là công nhân, vì công nhân là vốn quý nhất của xã hội” [55, tr.373];

“phải biết quý trọng sức người là vốn quý nhất của ta” [56,tr.313].

Hồ Chí Minh coi “con người là vốn quý nhất” ở ba cấp độ: nhân dân nói chung; công nhân, nông dân, trí thức, bộ đội; một con người cụ thể, tức là quần chúng nhân dân lao động.

Tư tưởng coi “con người là vốn quý nhất” có nhiều điểm tương đồng với các tư tưởng của triết học Trung Hoa cổ đại, đặc biệt là Nho giáo. Đó là tư tưởng

“lấy dân làm gốc - dân vi bản” của Quản Trọng, tư tưởng “nhân là yêu người - Nhân giả nhân ái” của Khổng Tử, thuyết “Kiêm ái” của Mặc Tử, tư tưởng “lấy dân làm quý - dân vi quý” của Mạnh Tử .... Tuy nhiên, những tư tưởng đề cao vai trò của nhân dân trong triết học Trung Hoa cổ đại thực chất là đề cao vai trò của giai cấp thống trị, nhân ái của giai cấp thống trị chứ không phải là đối với nhân dân lao động. Ở Hồ Chí Minh con người được coi là chủ thể tích cực sáng tạo ra lịch sử, vai trò của con người được quy về vai trò của quần chúng nhân dân trong mối quan hệ với vai trò của cá nhân, lãnh tụ trong lịch sử. Tư tưởng này xuất phát từ những giá trị truyền thống của dân tộc, từ quan niệm chung một nguồn cội “con lạc cháu hồng”, tư tưởng “còn người, còn của”, “một mặt người hơn mười mặt của”, “người ta là hoa của đất”... của chủ nghĩa nhân ái Việt Nam được đặt trên cơ sở khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Như vậy, khái niệm con người được Hồ Chí Minh sử dụng đồng nghĩa và cùng một bậc với khái niệm nhân dân, quần chúng nhân dân theo lập trường cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nói đến con người là nói đến công, nông, binh, trí thức... tức “dân”. Hồ Chí Minh đã đem lại nội dung khoa học mới cho khái niệm dân. Trong bài Dân vận Hồ Chí Minh viết: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương đều do dân cử ra. Đoàn thể từ trung ương đến xã do dân cử ra. Nói tóm lại quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” [51, tr.689]. Dân vừa là người chủ, vừa là người thực hiện việc làm chủ, vừa là người lãnh đạo vừa bị lãnh đạo, vừa là chủ thể, vừa là khách thể, vừa là lực lượng, động lực vừa là mục tiêu của cách mạng Việt Nam. Theo người trong mọi hoạt động của mình, đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà, xây đời sống mới, tiến lên chủ nghĩa xã hội, phải bắt đầu từ vốn người. Nếu xem khinh việc sử dụng vốn người sẽ là một sai lầm rất to lớn, rất có hại, có quan hệ tới thành bại của sự nghiệp cách mạng.

Như vậy, có dân là có tất cả. Đây là một nguyên lý, tiền đề, hình thành nên các nguyên tắc hoạt động cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người.

Con người được coi là giá trị cao nhất trong thang giá trị xã hội. Con người là một nhân cách, thể hiện bản chất nhân tính, nhân đạo, nhân văn của nó trong các quan hệ xã hội, trong các thể chế chính trị, kinh tế, văn hoá. Từ đó đòi hỏi phải có thái độ đối xử với con người theo ý nghĩa tốt đẹp nhất, xứng đáng với con người là chủ thể của lịch sử.

Vai trò của con người được thể hiện tập trung ở vai trò của quần chúng nhân dân, là người sáng tạo chân chính ra lịch sử chứ không phải ở vài ba cá nhân anh hùng nào. Thông qua hoạt động thực tiễn cơ bản nhất: lao động sản xuất, đấu tranh chính trị - xã hội và sáng tạo ra các gía trị văn hoá tinh thần. Hồ Chí Minh nói: “Vì chúng ta quên một lẽ rất đơn giản và dễ hiểu: tức là vô luận điều gì đều do con người làm ra, từ nhỏ đến to, từ gần đến xa đều thế cả” [51,

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc (Trang 27 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)