Chương 2: Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở VIỆT
2.1. Vị trí, vai trò của việc củng cố xây dựng khối đại đoàn kết ở Việt Nam hiện nay
2.1. Vị trí, vai trò của việc củng cố xây dựng khối đại đoàn kết ở Việt Nam hiện nay
2.1.1. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về đại đoàn kết dân tộc Vận dụng và phát triển các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người, về vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ngày càng quan tâm chú ý đến việc xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
Trong quá trình đổi mới tư duy, nhận thức của Đảng ta về đại đoàn kết dân tộc đã có những phát triển mới với tư tưởng bao trùm là “lấy dân làm gốc”.
Đại hội VI của Đảng đã nêu lên 4 bài học kinh nghiệm lớn, trong đó có bài học thứ nhất là: “Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triêt tư tưởng
“lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”
[11, tr.56]. Đảng đã nhận thấy lợi ích chính đáng của quần chúng nhân dân đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết, do đó cần phải có chính sách phù hợp với từng đối tượng, cụ thể là giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức, thanh niên, phụ nữ, đối với các dân tộc thiểu số cũng như người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, Hội nghị Trung ương VIII của Đảng đã ra Nghị quyết số 8B (ngày 27-3-1990) về đổi mới công tác quần chúng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, nhấn mạnh quan điểm cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Với quan điểm đó, Đảng ta nhận thức ngày càng rừ hơn, sõu sắc hơn về vị trớ vai trũ của cỏc tầng lớp nhõn dân trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội
Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, năm 1991, Đảng ta khẳng định rằng liên minh công - nông - trí thức là
nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc. Đến Đại hội lần thứ VIII, Đảng ta khẳng định những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Nhờ có sự hưởng ứng của nhân dân đối với đường lối đổi mới, dũng cảm phấn đấu vượt qua bao khó khăn thử thách, vì vậy mà công cuộc đổi mới trong những năm qua chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta tiếp tục khẳng định đại đoàn kết toàn dân là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và là động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam. Đại hội IX của Đảng đã khẳng định đoàn kết và đại đoàn kết dân tộc “là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [17, tr.23]. Đường lối chiến lược đó nhằm “thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và người nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay ở nước ngoài” [17, tr.123]. Văn kiện của Đại hội chỉ rừ nguyờn tắc để xõy dựng khối đại đoàn kết là “phỏt huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước, ý chí tự cường và lòng tự hào dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng; tôn trọng ý kiến khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc, xoá bỏ mặc cảm, định kiến, không phân biệt, đối xử về giai cấp, thành phần, xây dựng một tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hướng tới tương lai” [17, tr.123-124]. Đảng ta còn nhấn mạnh: “động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội” [17, tr.23]. Như vậy, cùng với các động lực khác, đại đoàn kết dân tộc là động lực tổng hợp, có ý
nghĩa quyết định đảm bảo sự thắng lợi và bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng đã nhấn mạnh vấn đề phát huy sức mạnh toàn dân tộc, coi đó là một trong bốn thành tố của chủ đề đại hội. Những tư tưởng cơ bản về đại đoàn kết dân tộc trong Văn kiện Đại hội X có thể trình bày một cách vắn tắt trên một số điểm sau:
Thứ nhất, đại đoàn kết dân tộc dựa trên nền tảng của liên minh công nhân với nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Thứ hai, đại đoàn kết dân tộc là là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định đảm bảo thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ ba, lấy mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, tôn giáo, các tầng lớp nhân dân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Thứ tư, xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp, những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích dân tộc, đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định và phát triển đất nước.
Cũng trong văn kiện này, Đảng ta còn khẳng định đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, cho nên Đảng, nhà nước và các đoàn thể nhân dân cần có những giải pháp cụ thể đối với từng giai cấp, tầng lớp và từng cộng đồng người Việt Nam để xây dựng khối đại đoàn kết đó. Chẳng hạn khi nói về đoàn kết với các đồng bào tôn giáo, Đảng ta khẳng định: “Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo” [20, tr.42].
Tiếp tục đường lối đã được xác định trong các Đại hội trước, tại Đại hội lần thứ XI, Đảng ta khẳng định: “Đại đoàn kết dân tộc là một đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [21, tr.28]. Đồng thời, Đảng ta cũng đưa ra những quan điểm chỉ đạo trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Cụ thể như sau:
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong bối cảnh mới.
Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng… để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung của dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội.
Đại đoàn kết toàn dân phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội.
Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc [21, tr.239-240].
2.1.2. Một số vấn đề đặt ra đối với sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay
Truyền thống đại đoàn kết dân tộc đã được thử thách trong lịch sử. Tuy nhiên, ở bối cảnh đất nước và quốc tế hiện nay, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế, đang xuất hiện những nhân tố có khả năng tác động tiêu cực đến khối đại đoàn kết dân tộc.
Để phát huy sức mạnh toàn dân tộc, không ngừng củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, chúng ta phải nhìn thẳng vào các nhân tố đó, cảnh giác đề phòng, có biện pháp hạn chế, đẩy lùi tác động tiêu cực của các nhân tố đó.
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương IX đã đưa ra nhận định:
“Khối đại đoàn kết dân tộc, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân chưa
thật bền chặt và đang đứng trước những thách thức mới” [18, tr.10]. Trong những thách thức đó, có những yếu tố khách quan do hoàn cảnh kinh tế - xã hội gây ra, có những nhân tố do sai lầm, khuyết điểm chủ quan mà chúng ta chưa khắc phục được. Các nhân tố đó có thể khái quát như sau:
Thứ nhất, do tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế, có sự quản lý của Nhà nước, bên cạnh những tác động tích cực, làm cho sản xuất, kinh doanh phát triển, phát huy được tiềm năng của các đất nước, xã hội trở nên năng động hơn,… nhưng cũng làm nảy sinh những nhân tố có tác động tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đến sự cố kết xã hội nói riêng.
Mục tiêu “dân giàu, nước mạnh” là mẫu số chung được mọi người Việt Nam thừa nhận, đó là cơ sở cho sự đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng hiện nay.
Nhưng làm giàu cho bản thân, gia đình và cho xã hội không phải lúc nào cũng tương hợp. Làm giàu chính đáng được khuyến khích nhưng không phải ai cũng có khả năng và điều kiện để làm giàu, nhất là đồng bào trong diện chính sách, đồng bào vùng sâu, vùng xa… Trong cơ chế thị trường một bộ phận nhờ những lợi thế nhất định, đã giàu lên nhanh chóng dẫn đến phân tầng xã hội ngày càng mạnh, tạo ra sự đối lập giàu nghèo, mà khoảng cách này đang dần dãn ra ngày càng xa. Cùng với sự phân hoá giàu nghèo là sự phân hoá tầng lớp, giai cấp;
người chủ, người làm thuê và kéo theo là những nhận thức khác nhau về tư tưởng, lối sống và khoảng cách ngày càng xa giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng đồng bằng với trung du, miền núi về mọi phương diện, nhất là về kinh tế và văn hoá. Đó là những nguyên nhân làm phân rã cố kết xã hội và là trở ngại đối với sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Kinh tế thị trường là nền kinh tế khuyến khích lợi ích cá nhân, là động lực thúc đẩy sự năng động, sáng tạo của cá nhân. Nhưng nếu qua chạy theo lợi ích cá nhân, kể cả lợi ích cá nhân hợp pháp, con người vẫn có xu hướng ích kỷ, nghĩa
là chỉ biết đến mình, sự quan tâm đối với xã hội, đối với người khác, thậm chí đối với người thân cũng trở nên suy giảm. Kinh tế thị trường cũng tạo ra tâm lý chạy theo đồng tiền, cạnh tranh không lành mạnh, làm phai nhạt truyền thồng tình nghĩa, tương thân, tương ái trong cộng đồng dân tộc. Có thể nói tình thương, trách nhiệm giữa con người với con người dường như là một cái gì xa lạ trong điều kiện kinh tế thị trường. Nhận xét về tình trạng này, nhà văn Elie Wiesel, người nhận giải thưởng Nôben về hoà bình năm 1986, cho rằng, nghịch lý của xã hội hiện đại là ở chỗ: con người đi lên tận mặt trăng nhưng không nhích gần lại đồng loại của mình. Con người thăm dò đáy biển và giới hạn của vũ trụ trong khi người láng giềng liền cửa của mình vẫn là người xa lạ. Tương tự như vậy một tác giả vô danh đã nhận xét trên Intrernet rằng, ngày nay chúng ta có những con đường cao tốc dài rộng, nhưng quan điểm lại hẹp hòi hơn, có căn nhà to nhưng gia đình lại nhỏ đi, số của cải tăng lên nhưng giá trị của mình lại giảm xuống, lợi nhuận tăng lên những quan hệ giữa con người rất hời hợt, con người thích những hoạt động cộng đồng nhưng lại quên đi người thân đang ốm.
Ở Việt Nam sự suy giảm tình cảm đang là vấn đề nổi cộm. Nó vừa là nguyên nhân vừa là biểu hiện của tình trạng xuống cấp về mặt đạo đức diễn ra khá phổ biến. Trong kinh tế, đó là việc làm ăn phi pháp, trốn thuế, lừa đảo, làm hàng giả...; trong cơ quan đó là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí…;
trong gia đình, đó là tình trạng bạo lực và tình trạng vô trách nhiệm. Những sự suy giảm này cũng được phản ánh trong sự xuống cấp của dư luận xã hội. Dư luận xã hội dường như thờ ơ hơn với các hiện tương tiêu cực. Tất cả những điều đó cho thấy tình cảm, sự quan tâm lẫn nhau, trách nhiệm giữa con người với con người và xã hội đang có có một sự suy giảm đáng lo ngại. Vì vậy mà “không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp” [17, tr.46]. Sự suy giảm tình thương, trách nhiệm giữa con người với con người không chỉ phản ánh sự xuống cấp về nhân cách con người mà còn là tác nhân quan trọng dẫn đến sự chia rẽ cộng đồng,
ảnh hưởng bất lợi đến sự đồng thuận xã hội, đến khối đại đoàn kết dân tộc trong quá trình phát triển đất nước.
Kinh tế thị trường còn gây ra nhiều tệ nạn xã hội: buôn lậu, móc ngoặc, trốn thuế, mại dâm, ma túy… làm nhức nhối trong toàn xã hội khiến lòng dân không yên.
Thứ hai, tình trạng mất dân chủ
Giành được độc lập rồi, xây dựng một chế độ dân chủ là mục tiêu cơ bản của cách mạng, là nguyện vọng tha thiết của nhân dân, đồng thời cũng là ngọn cờ tập hợp đoàn kết toàn dân trong quá trình xây dựng đất nước. Cùng với công cuộc đổi mới, nhân dân ta đã phát huy quyền làm chủ của mình trên nhiều lĩnh vực; được góp ý kiến vào xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước; tiếp xúc, chất vấn các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân về những vấn đề thiết thân của mình… Bộ máy Nhà nước đã từng bước chuyển đổi cơ chế điều hành các lĩnh vực đời sống xã hội. Các bộ phận hành pháp, tư pháp, lập pháp được điều chỉnh một bước đáng kể, phát huy các mặt tích cực hạn chế các mặt tiêu cực, giải phóng lực lượng sản xuất, các khả năng tiềm năng của đất nước…. Bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn bộc lộ nhiều yếu kém, tiêu cực trong quá trình dân chủ hóa xã hội: ở nhiều nơi tình trạng mất dân chủ không chỉ ở cấp trên mà cả ở cấp cơ sở, nơi chính quyền ở trong dân, tình trạng dân chủ bị vi phạm nghiêm trọng làm cho nhân dân lao động thấy mình không phải là người chủ xã hội, những bức xúc của nhân dân không được giải quyết kịp thời làm mâu thuẫn, xung đột xã hội có nguy cơ tăng lên. Mặt khác, còn diễn ra tình trạng tham ô, lãng phí, quan liêu cửa quyền… gây bất bình trong dư luận xã hội làm giảm lòng tin của nhân dân vào chế độ.
Tình trạng mất dân chủ hay dân chủ hình thức là môi trường thuận lợi cho bất công xã hội có điều kiện gia tăng. Sự gia tăng bất công trong xã hội, cộng với những sai lầm, khuyết điểm trong việc đề ra đường lối chính sách làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền, làm rạn nứt niềm tin của nhân
dân với chủ trương đại đoàn kết của Đảng. Trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng ta khẳng định: “Quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên một vài lĩnh vực còn bị vi phạm. Vệc thực hành dân chủ còn mang tính hình thức; có tình trạng lợi dụng dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội” [21, tr.171].
Nghiêm trọng hơn là một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức quyền đã lợi dụng quyền lực do Đảng và nhân dân giao cho để vơ vét làm giàu một cách bất chính. Một số ít trong số họ cấu kết với gian thương, những người làm ăn phi pháp, xã hội đen, nhận hối lộ, phá hoại kỷ cương, phép nước. Sự lộng hành của cán bộ thoái hoá, biến chất ở địa phương cũng là nguyên nhân dẫn đến các khiếu kiện đông người, có lúc có nơi gay gắt tạo kẽ hở cho kẻ thù lợi dụng, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Thứ ba, sự biến đổi cơ cấu giai cấp
Trước thời kỳ đổi mới, nước ta chủ yếu có các giai cấp và tầng lớp xã hội như: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức… Hiện nay cơ cấu giai cấp có nhiều thay đổi. Nhiều tầng lớp mới xuất hiện, nhiều tầng lớp xuất hiện từ lâu nhưng nay mới phát huy được vai trò của mình, do đó tập trung được sự quan tâm của xã hội. Nghị quyết Đại hội X của Đảng đưa ra định hướng chính sách đối với các giai cấp và tầng lớp xã hội để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Theo tinh thần của nghị quyết này các giai cấp, tầng lớp xã hội ở nước ta bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, các nhà doanh nghiệp, cựu chiến binh, người cao tuổi, các dân tộc thiểu số, đồng bào các tôn giáo, đồng bào định cư ở nước ngoài.
Sự phân hóa cơ cấu xã hội thành nhiều giai cấp, tầng lớp cho thấy tính phức tạp trong quan hệ giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội. Nền kinh tế thị trường dựa trên cơ sở tồn tại nhiều thành phần kinh càng phát triển thì tất yếu dẫn đến sự biến đổi cơ cấu giai cấp. Mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp có địa vị, lợi ích