Vận dụng và phát triển các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người, về vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ngày càng quan tâm chú ý đến việc xây dựng, củng cố khối đại đồn kết dân tộc.
Trong q trình đổi mới tư duy, nhận thức của Đảng ta về đại đoàn kết dân tộc đã có những phát triển mới với tư tưởng bao trùm là “lấy dân làm gốc”. Đại hội VI của Đảng đã nêu lên 4 bài học kinh nghiệm lớn, trong đó có bài học thứ nhất là: “Trong tồn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triêt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động” [11, tr.56]. Đảng đã nhận thấy lợi ích chính đáng của quần chúng nhân dân đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết, do đó cần phải có chính sách phù hợp với từng đối tượng, cụ thể là giai cấp cơng nhân, nơng dân, tầng lớp trí thức, thanh niên, phụ nữ, đối với các dân tộc thiểu số cũng như người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, Hội nghị Trung ương VIII của Đảng đã ra Nghị quyết số 8B (ngày 27-3-1990) về đổi mới công tác quần chúng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, nhấn mạnh quan điểm cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Với quan điểm đó, Đảng ta nhận thức ngày càng rõ hơn, sâu sắc hơn về vị trí vai trị của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội
Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, năm 1991, Đảng ta khẳng định rằng liên minh cơng - nơng - trí thức là
nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc. Đến Đại hội lần thứ VIII, Đảng ta khẳng định những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Nhờ có sự hưởng ứng của nhân dân đối với đường lối đổi mới, dũng cảm phấn đấu vượt qua bao khó khăn thử thách, vì vậy mà cơng cuộc đổi mới trong những năm qua chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, Đảng ta tiếp tục khẳng định đại đoàn kết toàn dân là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và là động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam. Đại hội IX của Đảng đã khẳng định đoàn kết và đại đoàn kết dân tộc “là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [17, tr.23]. Đường lối chiến lược đó nhằm “thực hiện đại đồn kết các dân tộc, tơn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngồi Đảng, người đang cơng tác và người nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay ở nước ngoài” [17, tr.123]. Văn kiện của Đại hội chỉ rõ nguyên tắc để xây dựng khối đại đoàn kết là “phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước, ý chí tự cường và lịng tự hào dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng; tôn trọng ý kiến khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc, xố bỏ mặc cảm, định kiến, không phân biệt, đối xử về giai cấp, thành phần, xây dựng một tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hướng tới tương lai” [17, tr.123-124]. Đảng ta còn nhấn mạnh: “động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa cơng nhân với nơng dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hồ các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội” [17, tr.23]. Như vậy, cùng với các động lực khác, đại đoàn kết dân tộc là động lực tổng hợp, có ý
nghĩa quyết định đảm bảo sự thắng lợi và bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng đã nhấn mạnh vấn đề phát huy sức mạnh tồn dân tộc, coi đó là một trong bốn thành tố của chủ đề đại hội. Những tư tưởng cơ bản về đại đoàn kết dân tộc trong Văn kiện Đại hội X có thể trình bày một cách vắn tắt trên một số điểm sau:
Thứ nhất, đại đoàn kết dân tộc dựa trên nền tảng của liên minh công nhân với nơng dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Thứ hai, đại đoàn kết dân tộc là là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định đảm bảo thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ ba, lấy mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, tôn giáo, các tầng lớp nhân dân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Thứ tư, xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp, những ý kiến khác nhau khơng trái với lợi ích dân tộc, đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định và phát triển đất nước.
Cũng trong văn kiện này, Đảng ta còn khẳng định đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, cho nên Đảng, nhà nước và các đoàn thể nhân dân cần có những giải pháp cụ thể đối với từng giai cấp, tầng lớp và từng cộng đồng người Việt Nam để xây dựng khối đại đồn kết đó. Chẳng hạn khi nói về đồn kết với các đồng bào tơn giáo, Đảng ta khẳng định: “Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tơn giáo bình thường theo pháp luật. Đồn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo” [20, tr.42].
Tiếp tục đường lối đã được xác định trong các Đại hội trước, tại Đại hội lần thứ XI, Đảng ta khẳng định: “Đại đoàn kết dân tộc là một đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [21, tr.28]. Đồng thời, Đảng ta cũng đưa ra những quan điểm chỉ đạo trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Cụ thể như sau:
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong bối cảnh mới.
Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hịa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng… để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung của dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội.
Đại đoàn kết toàn dân phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hịa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội.
Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc [21, tr.239-240].