Một vài nhận xét khái quát

Một phần của tài liệu Nhịp điệu trong thơ mới (Khảo sát qua thơ Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên (Trang 96)

7. Bố cục luận văn

3.5 Một vài nhận xét khái quát

Cùng một phương thức tạo nhịp, mỗi một tác giả Thơ mới lại phát huy sở trường riêng, tạo nên hệ phương thức riêng của mình để hình thành nên kiểu nhạc tính riêng của tác phẩm. Một phong cách cá nhân đặc trưng cho từng tác giả được cấu thành từ đó.

Mỗi một tác giả lại có một kinh nghiệm khác nhau về việc sử dụng vốn từ ngữ và cấu trúc cú pháp riêng mà có những sáng tạo nhất định trong sáng tác văn chương. Và những đặc điểm nổi trội đó trong tạo nhịp cũng góp phần hình thành nên phong cách tác giả.

Thơ Xuân Diệu đi sâu vào cái tôi nhỏ bé, cô đơn, cá nhân chủ nghĩa. Những chủ đề trong thơ ông là cái rợn ngợp của cá thể trước không gian, lòng mê say ngoại giới, nỗi lo sợ, hốt hoảng của cái tôi hưởng thụ trước sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian và nhiều nhất là tình yêu say đắm. Tâm hồn Xuân Diệu là một tâm hồn nồng cháy si mê. Thi sĩ đi vào thế giới của những cảm giác, thanh âm, đầy hương hoa và màu sắc. Xuân Diệu có một lối nói duyên dáng, ví von so sánh giàu hình tượng và khá gợi cảm. Với Xuân Diệu, đó là khuynh hướng lặp độ dài cấu trúc chủ - vị cùng với việc mở rộng thành phần đoản ngữ có sự lặp lại cấu trúc mở rộng, cấu trúc lặp vòng trong khuôn khổ một bài thơ để tạo nên thế trùng điệp của ngôn từ. Chính nhờ thế trùng điệp này mà thơ Xuân Diệu thường dài, dàn trải cảm xúc, nhịp điệu nhanh gấp gáp thể hiện một hồn thơ yêu đời, say mê với sự sống, tình yêu đến gấp gáp, vội vàng. Đó cũng là cách ưa dùng dấu phẩy, dấu gạch ngang kết thúc câu thơ và sử dụng dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm tách câu thơ thành các ngữ đoạn tạo nên nhiều kiểu tiết nhịp khác nhau. Dấu gạch ngang nối các từ trong câu và nối hai từ đơn trong tổ hợp từ ghép cũng là một kiểu tạo nhịp điệu đặc trưng riêng có ở Xuân Diệu.

Huy Cận và Xuân Diệu vốn là đôi bạn chí thân, tuy nhiên mỗi người vẫn có một phong cách riêng, hoàn toàn khác nhau. Thơ Huy Cận có một cái sầu bàng bạc không gian và thời gian, phong cảnh thường bay hết sắc màu. Nhà thơ thường có những suy nghĩ siêu hình về vận mệnh con người trước vũ trụ hết sức kín đáo, thường nặng về băn khoăn suy nghĩ. Tình yêu tha thiết của ông với cuộc sống thường được giấu đi sau những giọt lệ đau buồn, đượm tình đời và tình người. Luân phiên thanh điệu bằng - bằng nhờ mở đầu và kết thúc bởi thanh bằng là khuynh hướng tạo nhịp riêng của Huy Cận. Kiểu nhịp này rất hợp với hồn thơ trầm lắng, suy tư, e dè, kín đáo của ông. Tạo nên giọng điệu thơ nhẹ nhàng, đằm thắm ân tình,

thiết tha giao cảm ngậm ngùi. Nhịp điệu khẳng định mang âm hưởng toàn tập thơ chúng tôi khảo sát được hình thành cũng bởi việc sử dụng hàng loạt dấu chấm kết thúc với những câu hỏi vang lên đầy băn khoăn bởi sự cắt nhịp của dấu hỏi, dấu chấm phẩy.

Định mệnh, số phận nghiệt ngã đã xô đẩy Hàn Mặc Tử đến vực thẳm cô đơn, dường như cách ly hoàn toàn với xã hội. Nhà thơ luôn luôn sống trong cảm giác bị vây hãm, bủa vây trong cái không gian trời sâu, giếng thẳm khiến tác giả càng cảm thấy cô độc khủng khiếp. Ở nơi đó, tác giả ngóng về một tình yêu vô vọng. Trong con mắt yêu đương của ông thì bất kỳ nơi đâu trong không gian cũng luôn thấm đẫm cái nhìn về điểm hẹn ái tình. Đó là những miệt vườn xanh mát xứ Huế, đã đi vào trong thơ ông và hiện ra bằng bức tranh thiên nhiên đầy trinh tiết và thanh sắc. Hồn thơ đau đáu niềm thương đó đã tìm đến những câu thơ không dấu như một nốt lặng câm nín của cuộc đời bất hạnh. Độ dài cấu trúc đề - thuyết được lặp lại trên nhiều dòng thơ tạo nên một khối lượng thông tin đồ sộ. Sử dụng danh từ tên riêng ở vị trí mở đầu và kết thúc câu thơ là phương thức tạo nhịp phổ biến cho thơ Hàn Mặc Tử.

Chế Lan Viên trong Điêu tàn lại là một hồn thơ muốn thoát ly hiện thực, đi

khắp nơi trong vũ trụ không cùng, rồi trở về mặt đất mang theo mình hàng ngàn câu hỏi về vũ trụ bao la, về thời gian vĩnh viễn, và cái khổ đau bất tận của kiếp người. Nên những câu thơ kết thúc bằng dấu hỏi và dấu chấm than được ông tận dụng triệt để khắc họa tâm trạng và nỗi băn khoăn trong lòng ông. Kéo theo đó, khuynh hướng câu thơ mở đầu và kết thúc bằng nhịp trắc - trắc là kiểu nhịp cho phép ông dễ dàng thể hiện những cung bậc tình cảm có lúc vui tươi, lúc đau đớn, lúc gào thét... Danh từ và tính từ viết hoa mang dụng ý nghệ thuật trong câu đều thuộc về phạm trù chỉ vũ trụ, không gian, thời gian, cõi sống, cõi chết, hư vô, tồn tại cũng là một trong những kiểu tạo nhịp phổ biến của Chế Lan Viên.

KẾT LUẬN

1. Giàu nhịp điệu là đặc trưng nổi bật của văn học nói chung và thơ ca nói riêng. Nhịp điệu là nhân tố vô cùng quan trọng, nếu không nói là quan trọng nhất, góp phần tạo ra tính nhạc cho thơ ca Việt Nam. Các câu thơ sở dĩ để lại ấn tượng trong tâm trí người đọc không phải chỉ bởi sự xúc tích, hấp dẫn của nội dung mà còn bởi âm thanh, nhịp điệu của chúng. Nhịp điệu gợi ra những điều mà từ ngữ không thể nói hết, góp phần làm sáng tỏ những khía cạnh tinh vi của tình cảm con người. Do vậy tạo nhịp đã trở thành một biện pháp tu từ ngữ âm nhằm tăng tính hiệu quả cho sự diễn đạt của ngôn ngữ nghệ thuật.

Nhịp điệu là một khái niệm có thực và đã được xem xét từ lâu. Tuy nhiên để có cách hiểu chuẩn xác về mặt khoa học thì cũng cần làm sáng tỏ bản chất của nó và những khái niệm liên quan.

Một cách tổng quát, nhịp điệu được hiểu là cách thức diễn ra của các hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội theo kiểu lặp lại đều đặn, tuần hoàn trong những khoảng cách cân bằng hay chu kỳ nhất định. Nhịp điệu nói chung được phân thành hai loại là nhịp điệu tự nhiên và nhịp điệu nhân tạo.

Từ cách hiểu chung nêu trên, nhịp điệu trong văn học được nhận thức là hình thức tổ chức các phương tiện ngôn ngữ dựa trên cơ chế của sự lặp lại đều đặn, tuần hoàn các yếu tố cùng loại theo những khoảng cách cân bằng hay chu kỳ nhất định.

Nhịp điệu gồm hai yếu tố cấu thành là nhịp và điệu. Nhịp là những khoảng đều đặn được nối tiếp và lặp lại nhiều lần theo một chu kỳ nhất định của một hiện tượng ngôn ngữ nào đó trong tác phẩm. Mỗi nhịp được đánh dấu ở chỗ tách rời và luân phiên giữa hai khoảng cân bằng của hiện tượng. Điệu là đường nét vận động hay tính chất của nhịp. Điệu làm nên dáng vẻ, sắc thái riêng của nhịp điệu.

Nhịp điệu thơ được thể hiện ở cách tổ chức ngôn ngữ đặc biệt như: phân dòng, chia khổ, tạo ra những dải phân cắt đều đặn các chiết đoạn âm thanh và ở đó có sự lặp lại đều đặn cách ngắt nhịp, gieo vần, hòa thanh, lặp các âm có cùng trường độ, cao độ... Nhịp điệu thơ thường có chu kỳ ngắn và lặp lại những khuôn hình tương tự nhau.

Một số tiêu chí để nhận diện và miêu tả nhịp điệu trong ngôn ngữ thơ văn Việt Nam là: các loại dấu câu, ngừng - ngắt nhịp, trường độ, cao độ, tốc độ, cường độ, điểm nhấn, đường nét, hiệp vần (hòa âm), phối hợp thanh điệu (hòa thanh).

2. Phong trào Thơ mới là “thời đại” đặc biệt trong dòng chảy chung của thơ

ca dân tộc. Thơ mới được đánh giá là một “phong trào thơ” có nhiều thành tựu nổi

bật, đặc biệt là về hình thức biểu hiện. Đóng góp vào sự thành công của Thơ mới, người ta phải kể đến sự có mặt của nhiều yếu tố, trong đó có vai trò không thể phủ nhận của nhịp điệu. Để góp phần nhỏ bé của mình vào việc tìm hiểu giá trị của Thơ mới từ việc sử dụng nhịp điệu, chúng tôi đã khảo sát nhịp điệu thi ca của bốn nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới, đó là Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên.

Để tạo nhịp, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên đã sử dụng nhiều phương thức khác nhau. Nhưng điểm chung của các phương thức này là ở chỗ tất cả đều sử dụng dấu câu như một dấu hiệu hình thức để chế định nhịp, mô hình luật bằng trắc như một giàn khung giăng mắc các dòng thơ vào những cấu trúc nhịp bài thơ theo những lối đi riêng. Phép lặp cũng là một trong những phương thức quan

trọng để tạo nên nhịp của các bài Thơ mới: lặp từ vựng; lặp cấu trúc ngữ đoạn (Lặp

độ dài cấu trúc đoản ngữ, độ dài cấu trúc đề - thuyết và độ dài cấu trúc chủ - vị);

phép lặp vòng trong phạm vi tổ chức một bài thơ. Hiện tượng vắt dòng (dòng thơ trên tràn xuống dòng thơ dưới); sử dụng các danh từ riêng ở những vị trí đặc biệt và danh từ, động từ, tính từ được viết hoa một cách hữu ý trong câu thơ cũng là những phương thức vô cùng quan trọng góp phần hình thành nên những kiểu nhịp điệu riêng của Thơ mới.

3. Qua khảo sát nhịp điệu trong thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế

Lan Viên, bước đầu chúng tôi cũng đã thấy được “dấu ấn” của từng tác giả trong

việc tạo nhịp.

Với Xuân Diệu, đó là khuynh hướng lặp độ dài cấu trúc chủ - vị cùng với việc mở rộng thành phần đoản ngữ có sự lặp lại cấu trúc mở rộng, cấu trúc lặp vòng trong khuôn khổ một bài thơ để tạo nên thế trùng điệp của ngôn từ. Đó cũng là cách ưa dùng dấu phẩy, dấu gạch ngang kết thúc câu thơ và sử dụng dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm tách câu thơ thành các ngữ đoạn, tạo nên nhiều kiểu tiết nhịp khác nhau. Dấu gạch ngang nối các từ trong câu và nối hai từ đơn trong tổ hợp từ ghép cũng là một kiểu tạo nhịp thường thấy trong thơ Xuân Diệu.

Luân phiên thanh điệu bằng - bằng ở âm tiết mở đầu và âm tiết kết thúc dòng thơ là khuynh hướng tạo nhịp riêng của Huy Cận. Kiểu nhịp này rất hợp với hồn thơ trầm lắng, suy tư, e dè, kín đáo của ông. Nó góp phần tạo nên giọng điệu thơ nhẹ

nhàng, đằm thắm ân tình, thiết tha giao cảm ngậm ngùi. Nhịp điệu được hình thành bởi việc sử dụng hàng loạt dấu hỏi, dấu chấm phẩy, …ở giữa và cuối câu thơ cũng là một đặc điểm nổi trội trong thơ Huy Cận.

Hồn thơ đầy đau thương Hàn Mặc Tử đã tìm đến những câu thơ không dấu như một tất yếu. Độ dài cấu trúc đề - thuyết được lặp lại trên nhiều dòng thơ tạo nên một khối lượng thông tin đồ sộ. Sử dụng danh từ tên riêng ở vị trí mở đầu và kết thúc câu thơ cũng là phương thức tạo nhịp phổ biến cho thơ Hàn Mặc Tử.

Chế Lan Viên là một hồn thơ muốn thoát ly hiện thực trong vũ trụ không cùng, rồi trăn trở với hàng ngàn câu hỏi về vũ trụ bao la, về thời gian vĩnh viễn, và cái khổ đau bất tận của kiếp người. Chính vì vậy mà những câu thơ kết thúc bằng dấu hỏi và dấu chấm than được ông tận dụng triệt để để khắc họa tâm trạng và nỗi băn khoăn trong lòng ông. Khuynh hướng câu thơ mở đầu và kết thúc bằng nhịp trắc - trắc là kiểu nhịp cho phép ông dễ dàng thể hiện những cung bậc tình cảm có lúc vui tươi, lúc đau đớn, thét gào... Danh từ và tính từ viết hoa mang dụng ý nghệ thuật trong câu đều thuộc về phạm trù chỉ vũ trụ, không gian, thời gian, cõi sống, cõi chết, hư vô, tồn tại cũng là một trong những kiểu tạo nhịp phổ biến của Chế Lan Viên.

Một số đặc điểm trong việc sử dụng nhịp điệu nêu trên chắc chắn sẽ là một trong những yếu tố góp phần làm nên phong cách của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên - bốn ngôi sao sáng trong bầu trời Thơ mới Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU TRÍCH DẪN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thị Anh (2005), Sự tiếp thu về mặt thi pháp của thơ mới đối với thơ đường, Nghiên cứu văn học, (Số 11), tr. 111-122.

2. Phạm Thị Kim Anh (2002), Hình thức ngôn ngữ và ý nghĩa biểu trưng của tín

hiệu thẩm mỹ “liễu” trong thơ mới, Ngôn ngữ, (Số 7), tr.63-74.

3. Diệp Quang Ban (1998), Ngữ pháp tiếng Việt tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Diệp Quang Ban (2002), Ngữ pháp truyện và một vài biểu hiện của tính mạch

lạc trong truyện, Ngôn ngữ, (Số 10).

5. Diệp Quang Ban (2003), Giao tiếp, văn bản, mạch lạc, liên kết, đoạn văn, Nxb Khoa học Xã hội.

6. Diệp Quang Ban (2005), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

7. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Nguyễn Đại Bằng (2001), Khuôn vần tiếng Việt và sự sáng tạo từ, Nxb Văn

hóa thông tin.

9. Trần Văn Bính, Hà Minh Đức, Nguyễn Xuân Nam (1973), Có sở lý luận văn

học: loại thể văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Đỗ Hữu Châu (2003), Đại cương ngôn ngữ học, ngữ dụng học, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

11. Vũ Thị Sao Chi (2005), Một số vấn đề nhịp điệu trong ngôn ngữ thơ văn Việt

Nam, Ngôn ngữ,(Số 3).

12. Vũ Thị Sao Chi (2004), Một số kiểu tổ chức nhịp điệu trong văn chính luận

của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ngôn ngữ, (Số9).

13. Vũ Thị Sao Chi (2008), Nhịp điệu trong văn chính luận Hồ Chí Minh trên nền

nhịp điệu thơ văn Việt Nam, Luận án tiến sỹ ngữ văn, Viện ngôn ngữ học.

14. Mai Ngọc Chừ (1984), Mấy suy nghĩ về nguyên tắc ngừng nhịp trong thơ ca

Việt Nam, Ngôn ngữ, (Số 1), tr.5-7.

15. Mai Ngọc Chừ (1986), Tìm hiểu vần thơ Việt Nam, Luận án PTS, ĐHTH Hà Nội.

16. Mai Ngọc Chừ (1991), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, Nxb

Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

17. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Ngọc Phiến (2001), Cơ sở ngôn ngữ

học và tiếng Việt, tái bản lần thứ tư, Nxb Giáo dục.

19. Hoàng Cao Cương (1984), Nhận xét về một đặc điểm ngữ âm các từ láy đôi tiếng Việt, Ngôn ngữ, (Số 4), tr. 29-35.

20. Hoàng Cao Cương, Nguyễn Thu Hằng (1985), Thanh điệu trong từ láy đôi,

Ngôn ngữ, (Số 4), tr. 17-18.

21. Hoàng Cao Cương (2007), Cơ sở nối kết lời tiếng Việt, Ngôn ngữ, (Số 8+9),

tr. 1-13 + 31-49.

22. Phan Huy Dũng (2001), Nhận dịp nhịp điệu thơ trữ tình, Ngôn ngữ, (Số 16),

tr.16-20.

23. Phan Huy Dũng (2003), “Mộng” của Huy Cận trong tập Lửa thiêng, Ngôn

ngữ, (Số 6), tr. 38-41.

24. Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức (1979), Nhà văn Việt Nam 1945-1975, Nxb Đại

học và Trung học chuyên nghiệp.

25. Hữu Đạt (1996), Đặc điểm phong cách ngôn ngữ của thơ và ca dao, Ngôn ngữ, (Số 4), tr.58-63.

26. Hữu Đạt (2005), Nhận xét về sự phân bố từ vựng và phong cách trong truyện

ngắn của một vài nhà văn Việt Nam nửa sau thế kỷ XX, Ngôn ngữ, (Số 11).

27. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục.

28. Phan Cự Đệ (1982), Phong trào thơ mới, Nxb Khoa học Xã hội.

29. Hà Minh Đức chủ biên (1993), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.

30. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb

Giáo dục.

31. Nguyễn Thiện Giáp (1978), Từ vựng tiếng Việt, Đại học Tổng hợp Hà Nội.

32. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

Một phần của tài liệu Nhịp điệu trong thơ mới (Khảo sát qua thơ Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên (Trang 96)