7. Bố cục luận văn
2.2.2 Luân phiên thanh điệu bằng trắc
Để tạo nên nhịp người ta có thể dùng sự lặp lại, luân phiên thanh điệu bằng (B), trắc (T) trong các cấu trúc ngôn từ.
Trên một dòng thơ, sự luân phiên thanh điệu ở những âm tiết đầu dòng và cuối dòng, tức là ở nhịp mở dầu và nhịp kết thúc, có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự hòa âm. Đây chính là lý do để chúng tôi tiến hành khảo sát sự phân bố của thanh bằng và thanh trắc ở những vị trí này.
Bảng 2.13: Thống kê số lƣợng câu thơ có nhịp mở đầu và kết thúc theo sự luân phiên thanh điệu Bằng - Trắc
Tác giả
Thanh điệu Xuân Diệu Huy Cận Hàn Mặc Tử Chế Lan Viên
Bằng - Bằng 825 384 522 230
Trắc - Trắc 292 128 193 157
Bằng - Trắc 523 223 303 285
Trắc - Bằng 572 218 350 221
Tổng 2.212 953 1.368 893
Theo bảng thống kê các bài thơ của 4 tác giả Thơ mới, trong tổng số 5.426 câu thơ thì hình thức mở đầu tiết nhịp thanh bằng và kết thúc tiết nhịp cũng là thanh
bằng (B-B) có số lượng lớn nhất: 1.961 câu thơ, chiếm 36,1%; nhịp T-T là 770 câu,
chiếm số lượng ít nhất 14,1%; nhịp B-T là 1334 câu, chiếm 24,5%; nhịp T-B là 1.361 câu, chiếm 25.3%. Như vậy, số lượng câu thơ có nhịp B-B lớn gấp 2.5 lần so
với những câu thơ có nhịp T-T.Ví dụ:
(B) Thuyền qua, mà nước cũng trôi, (B)
(T) Lại thêm mây bạc trên trời cũng bay; (B)
(B) Tôi đi trên chiếc thuyền này,(B)
(T) Cái bay không đợi cái trôi;(B)
(B) Từ tôi phút trước, sang tôi phút này...(B)
(Đi thuyền - Xuân Diệu)
Trong 6 dòng thơ, có đến 4 dòng mở đầu tiết nhịp và kết thúc tiết nhịp là nhịp B-B, còn 2 dòng là nhịp T-B. Vì là thể Lục bát nên kết thúc tiết nhịp của cả 6 dòng thơ đều là thanh bằng. Việc sử dụng thanh bằng kết thúc tiết nhịp góp phần tạo cảm giác rộng lớn, mênh mang gợi ra một miền sông nước phẳng lặng, yên tĩnh nên thơ, ở đó cảm xúc của tác giả được tự do bay bổng, trôi theo dòng thời gian vô tận. Hai dòng thơ mang nhịp trắc bằng xen kẽ vào 4 dòng thơ nhịp bằng bằng, nhằm thay đổi nhịp đi đều đều của thuyền, nước, mây bạc, giòng mơ tơ tưởng, gọi con người quay trở về với thực tại.