Đặc điểm nhịp điệu trong Thơ mới Huy Cận

Một phần của tài liệu Nhịp điệu trong thơ mới (Khảo sát qua thơ Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên (Trang 84)

7. Bố cục luận văn

3.3 Đặc điểm nhịp điệu trong Thơ mới Huy Cận

3.3.1 Giới thiệu tác giả

“Đời xưa có một người thi sĩ lành như suối ngọt, hiền như cái lá xanh, gần chàng người ta cảm nghe một nỗi hòa vui, như đứng giữa thiên nhiên, tâm hồn thơ thới. Thi sĩ thuở xưa làm những bài thơ bao la như lòng tạo vật. Xưa kia, chàng thương mến cỏ hoa, yêu dấu ân tình. Xưa kia... nhưng không! Chàng sống bây giờ đây, ở “nửa thế kỷ 20” đang đi giữa đường phố kia, mặt ngước lên, mái tóc sau đầu vồng vồng như túp lông con cò, con hạc. Ấy là Huy Cận đó: nhưng một thi sĩ “thiên nhiên như chàng thì ở thời nào cũng được, ở thời nay cũng như ở thời xưa, chàng như không ở trong thời gian mà chỉ ở trong không gian, người ta muốn tưởng linh

hồn Huy Cận là đám mây kia, là nỗi hắt hiu trong cõi trời, là hơi gió nhớ

thương...”. Đây là những lời Xuân Diệu nhận xét về người bạn đồng hành, gắn bó

suốt cuộc đời của mình. Năm 1939, khi những bài thơ đầu tiên của Huy Cận mới

xuất hiện trên thi đàn, Xuân Diệu đã nhận ra cái thần của một hồn thơ: “Thơ Huy

Cận hay tả cái đương dậy, cái đương lên nên có sức mạnh đặc biệt... Cái mạnh của Huy Cận là thế mạnh hóa học, sức mạnh thầm của men, của rượu, của lửa ngầm ngấm, của nắng, của mặt trời. Huy Cận yêu những sự chuyển nao thầm kín nên ông hay nói đến rừng, ông thích đời mang hoa cỏ dại, thiên nhiên, tươi mạnh, xanh tốt

như những người trẻ trai” [87,tr.146].

Huy Cận (1919 - 2005), sinh ra tại Hà Tĩnh. Làm thơ từ năm 1934, được

đăng trên báo từ năm 1936. Năm 1940, ông cho in tập thơ Lửa thiêng (gồm những

bài đã đăng báo khoảng 1936 - 1940) và trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của phong trào Thơ mới lúc bấy giờ. Bao trùm Lửa thiêng là một nỗi buồn mênh mang, da diết. Thiên nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, đẹp nhưng buồn. Nỗi buồn đó dường như vô cớ, siêu hình nhưng xét đến cùng chủ yếu là buồn thương về cuộc đời, kiếp người, về quê hương, đất nước. Hồn thơ ảo não đó, bơ vơ đó vẫn cố tìm được sự hài hòa và mạch sống âm thầm trong tạo vật và cuộc đời.

Một số tập thơ của Huy Cận sau cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng

(1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (1967), Những năm sáu mươi (1968), Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973)...

Huy Cận là một trong những nhà thơ quan chức cuối cùng còn sót lại của một thời đại mà đời thơ trùng với đời quan. Huy Cận đã dùng thi ca phục vụ chính trị một cách đắc lực và cuối cùng chính con đường quan lộ ấy đã tàn sát thi ca của ông. Ngày nay, Huy Cận hiện diện và chiếm lĩnh tình cảm bạn đọc chính là ngọn

Lửa thiêng mà ông đã thổi bùng lên từ thời 20 tuổi: “Huy Cận đi lượm lặt những

chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não. Người đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cái bụi tầm thường thi nhân lại có thể đúc thành bao nhiêu châu ngọc. Ai có thể ngờ những bước chân đã tan trên đường kia còn ghi lại

trong văn thơ những dấu tích hẳn không bao giờ tan được?” [84, tr.120].

3.3.2 Đặc điểm nhịp điệu

a) Dấu câu

a.1Các kiểu loại nhịp hình thành dựa trên sự cắt nhịp củadấu hỏi

Trong thơ Huy Cận có cái sầu bàng bạc của không gian và thời gian. Nhà thơ thường có những suy nghĩ siêu hình về vận mệnh của con người trước vũ trụ. Tình

yêu tha thiết của ông đối với cuộc sống thường giấu đi sau những giòng lệ đau buồn, đượm tình đời và tình người. Thơ Huy Cận kín đáo, thường nặng về băn khoăn, suy nghĩ những vấn đề siêu hình. Và đó là lý do khiến trong thơ ông chứa đựng những câu thơ dùng dấu hỏi ngay trong câu. Dấu hỏi ngắt câu thơ thành hai vế, có khi là hai câu thơ độc lập trong một câu thơ lớn nhưng cũng có khi là tách phần chủ đề thông báo với nội dung thông báo. Tổng số 7 câu thơ sử dụng dấu hỏi vừa là dụng ý nghệ thuật vừa là chỗ ngắt nhịp cho câu thơ. Kiểu câu thơ này thường có dáng điệu là đi lên, vút cao ở giữa câu nơi có dấu hỏi và phần sau dấu hỏi lại đi xuống dần.

Ví dụ:

Ai chết đó?/ Nhạc buồn chi lắm thế!

...

Chim vui đâu?/ Cây đã gẫy vài cành.

...

Ai chết đó?/ Trục xoay và bánh đẩy,

...

Trần gian sao?/ Đây thành phố đang quen,

...

Ai chết đó?/ Nhạc buồn chi lắm thế!

... (Nhạc sầu)

Trong 37 câu thơ có đến 5 câu thơ sử dụng dấu hỏi cắt câu thơ thành 2 nhịp với số lượng âm tiết mỗi nhịp bằng nhau 3/5. Câu hỏi cất lên như vô tình, như muốn quên đi tiếng lòng mình đang buồn thương đến thắt nghẹn. Niềm giao cảm đã mất, tình yêu không bền, chết đi trong tiếng thở dài của cô đơn, trong sự lạnh lùng vô cảm của cuộc đời, để rồi khúc nhạc sầu có lúc dịu đi có lúc bùng lên réo rắt, đau thương. Câu hỏi cất lên là lời tự vấn cho nỗi niềm riêng tư hay tự vấn chính cuộc đời bạc bẽo. Tình riêng chẳng bền lâu, tình người chẳng còn là nơi để bám víu, những khúc nhạc sầu từ cõi lòng băn khoăn, trăn trở cứ thế vang lên rợn ngợp.

a.2Các kiểu loại nhịp hình thành dựa trên sự cắt nhịp củadấu chấm phẩy

Dấu chấm phẩy được dùng để phân chia các thành phần tương đẳng, độc lập với nhau trong câu phức hoặc câu đơn mở rộng thành phần. Tương đương với chỗ đặt dấu chấm phẩy là một nhịp cắt tạo nhịp điệu. Sau dấu chấm phẩy sự ngừng nhịp sẽ lâu hơn dấu phẩy và nhanh hơn dấu chấm. Đây là kiểu sử dụng dấu câu tạo nhịp

tương đối phổ biến trong thơ Huy Cận. Dấu chấm phẩy đã tạo cho thơ Huy Cận 4 kiểu tiết nhịp: 4/2, 4/3, 4/4, 3/5. Ví dụ:

Nắng chia nửa bãi;/ chiều rồi… Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu.

(Ngậm ngùi)

b) Mở đầu và kết thúc câu thơ thanh điệu Bằng - Bằng

Mở đầu và kết thúc câu thơ luân phiên nhau bằng thanh điệu bằng - bằng giữ vai trò là giàn khung giữ cho nhịp điệu chung của toàn bài thơ ổn định, nhịp nhàng. Bằng - bằng là kiểu nhịp điệu nổi bật trong thơ Huy Cận, có đến 384 câu thơ nhịp này chiếm 40,3%. Thanh điệu câu thơ cùng chung thanh điệu của Thơ mới: thanh bằng sử dụng nhiều hơn thanh trắc. Cũng như màu sắc, đường nét, âm thanh trong nghệ thuật, thanh điệu thơ phần nào đã biểu hiện được nội dung cảm hứng của thơ: một âm điệu trầm trầm, đều đều.

Ví dụ:

(B)Mưa rơi trên sân.(B)

(T)Mái nhà nghiêng dần…(B)

(B) Ôi buồn trời mưa!(B)

...

(B)Mưa rơi đều đều (B)

(B)Trên từng ngói kêu,(B)

(B)Trên từng ngói vang…(B)

(B)Trên từng ngói xanh (B)

(B)Lê rêu muôn hàng.(B)

(Điệu buồn)

Những câu thơ mở đầu và kết thúc bằng thanh bằng sử dụng liên tiếp, dày đặc trong cả bài thơ tạo nên một âm hưởng đậm buồn, theo một điệu buồn đúng như tên bài thơ. Hơn nữa, với hình thức 4 tiếng/1 dòng, nhịp điệu của bài thơ mang dáng dấp của nhịp điệu đồng dao.

Nhịp điệu bằng - bằng kết hợp với lặp cấu trúc câu, trùng điệp về tiết nhịp, là nền tảng cho một âm hưởng buồn mênh mang.

c) Sử dụng danh từ viết hoa trong câu thơ

Thủ pháp viết hoa nhằm nhấn mạnh ý tưởng của người viết cũng là cách mà Huy Cận thường dùng. Điều đáng chú ý ở đây là trong tổng số 18 danh từ được sử

dụng thì có đến 12 danh từ nói về đấng cao siêu như: “Chúa”, “Thượng đế”,

“Người”. Huy Cận, trong tập Lửa thiêng than thân thì ít mà góp tiếng khóc với đời

thì nhiều. Huy Cận có lòng tin tưởng ở đấng tối cao. Lòng tin tưởng ấy lai láng trong gần hết các bài thơ và ông đã diễn tả với một tâm hồn nghệ sĩ. Những quan điểm của ông về thiên nhiên, nhân loại là một kiểu quan điểm đặc trưng của người buồn rầu và biết tin tưởng ở trời, trông cậy ở trời. Ví dụ:

Tôi sẽ đến/ trước mặt Người,/ Thượng đế!///

(Trình bày)

Nếu/ Chúa biết/ bao nhiêu lòng hốt hoảng//

(Thân thể)

Tìm/ Sớm Mai/ mà xin một nụ cười!///

(Vỗ về)

Một phần của tài liệu Nhịp điệu trong thơ mới (Khảo sát qua thơ Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)