Yếu tố nội dung, cảm xúc, hình tượng nghệ thuật của tác phẩm

Một phần của tài liệu Nhịp điệu trong thơ mới (Khảo sát qua thơ Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên (Trang 28)

7. Bố cục luận văn

1.3.2 Yếu tố nội dung, cảm xúc, hình tượng nghệ thuật của tác phẩm

Như ta đã biết, một tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phải có sự thống nhất cao giữa nội dung và hình thức. Chính vì thế các yếu tố nội dung, cảm xúc, hình tượng nghệ thuật có mối quan hệ qua lại và tác động đến việc tổ chức nhịp điệu của thơ văn. Chẳng hạn để thể hiện cảm xúc buồn, nhà văn không thể sử dụng nhịp điệu nhanh, gấp gáp với những âm tiết cao được. Ngược lại khi ngắt một nhịp người ta

cũng chịu ảnh hưởng của nội dung ý nghĩa. Theo Nguyễn Thế Lịch thì “Nói đến

nghĩa trước hết là nghĩa từ. Từ là đơn vị hai mặt (âm và nghĩa) trong khi âm tiết chỉ có mặt âm. Trong các đơn vị ngôn ngữ, bắt đầu từ từ trở lên là những đơn vị mang nghĩa. Việc ngắt nhịp thể hiện cách hiểu của người cảm thụ, người phân tích. Có cách ngắt nhịp khiến câu thơ vô nghĩa. Đã không có nghĩa thì rõ ràng đó không phải là cách ngắt nhịp đáng có, tuy vậy trường hợp này cũng không phải là hiếm ngặp trong thơ. Có cách ngắt nhịp dẫn tới một nghĩa khác, nghĩa là với cùng một câu thơ có thể có không phải chỉ một cách ngắt nhịp nhưng ngắt nhịp theo cách nào còn tùy thuộc ý nghĩa tạo ra có liên quan với những câu khác như thế nào, tức là phải bảo đảm sự liền mạch về ý tứ, cảm xúc. Không loại trừ trường hợp có nhiều cách ngắt nhịp dẫn tới những ý nghĩa khác nhau mà văn lý vẫn thông, thậm chí có ý

nghĩa rất thú vị mà chính tác giả cũng không ngờ tới” [59].

Đây chính là lý do để trả lời cho câu hỏi tại sao các nhà Thơ mới lại tìm đến thể thơ Tự do. Thể thơ Tự do với những nhịp điệu tự do mới nói hết được cảm xúc, hình tượng mà tác giả muốn thể hiện.

Một phần của tài liệu Nhịp điệu trong thơ mới (Khảo sát qua thơ Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)