Giới thiệu tác giả

Một phần của tài liệu Nhịp điệu trong thơ mới (Khảo sát qua thơ Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên (Trang 73)

7. Bố cục luận văn

3.1.1 Giới thiệu tác giả

Hàn Mặc Tử (1912-1940) được coi là một tài năng thơ ca lạ lùng, phức tạp và đầy bí ẩn trong phong trào Thơ mới 1932-1945. Cuộc đời và thân phận thơ Hàn Mặc Tử gắn chặt với dải đất miền Trung khắc nghiệt, đói nghèo và rất nhiều thi sĩ. Cả cuộc đời ngắn ngủi của mình, ông đã sống miền Trung, chết miền Trung, đau thương ở miền Trung và sáng tạo cũng tại miền Trung. Chế Lan Viên đã không

ngần ngại quả quyết rằng: “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như

một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của

mình” [Chế Lan Viên (1987), Tuyển tập Hàn Mặc Tử, nhà xuất bản Văn học Hà

Nội]. Ngôi sao đi vào cõi vĩnh hằng nhưng ánh sáng của nó vẫn lung linh, huyền ảo. Hàn Mặc Tử sống một cuộc đời tài hoa mà bạc mệnh, tuy ngắn ngủi nhưng đã

để lại một di sản thơ ca độc đáo. “...Mai sau, những cái tầm thường, mực thước sẽ

biến đi và còn lại của cái thời kỳ này, chút gì đáng kể đó là Hàn Mặc Tử” [Chế

Lan Viên, Tạp chí ngày mới, ngày 23/11/1940] và Hàn Mặc Tử “Là người đầu

tiên làm cuộc cách mạng văn chương ở thế kỷ XX” [Trần Thanh Mai (1940), Hàn

Mặc Tử, Tân Việt].

Thơ Hàn Mặc Tử từ Lê Thanh thi tập qua Gái quê, đến Thơ điên (Đau

thương), Xuân như ý, Thượng thanh khí, cuối cùng là Cẩm châu duyên, Duyên kỳ

ngộQuần tiên hội... dường như đã vượt qua một quá trình từ cổ điển qua lãng

mạn tượng trưng chớm đến siêu thực rồi lại trở về lãng mạn. Đời sống và tài năng nghệ thuật của Hàn Mặc Tử đã trở thành hiện tượng văn học kỳ dị, hấp dẫn, gắn liền với một số tâm hồn sáng giá trong thi ca Việt Nam trước năm 1945. Có thể nói, hành trình thơ Hàn Mặc Tử là hành trình đi tới đau thương. Tại đó, bất hạnh của Hàn lên đến cực điểm và sáng tạo của ông cũng lên đến cực điểm. Hàn Mặc Tử đã viết trong đau thương và viết bằng đau thương. Đau thương là dạng thức và cũng là cung bậc tột cùng của cảm xúc thi nhân. Đau thương đến với ông không phải chỉ từ một nguồn bạo bệnh, mà còn là những cuộc tình bất hạnh lê thê, từ chính cái tạng tâm hồn quá nhạy cảm với đau thương, hẫng hụt. Bởi thế trùm lên tất cả những đau đớn thân xác là đau khổ tinh thần. Tất cả những thứ ấy đã đeo đuổi hủy diệt con người tài năng Hàn Mặc Tử.

Âm hưởng chính của giọng điệu thơ Hàn Mặc Tử là rên xiết - đau thương, giọng điệu dân gian trong sáng với âm điệu của ca dao xứ Huế và miền Trung, của các điệu nhạc Nam Ai, Nam Bằng từng nuôi dưỡng hồn thơ Hàn Mặc Tử từ thời ấu thơ.

Hành trình nghiên cứu về Hàn Mặc Tử và nhóm Bình Định đã kéo dài hơn nửa thế kỷ. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một lời giải đáp thật đầy đủ cho vấn đề:

Hàn Mặc Tử anh là ai? Sinh thời ông được suy tôn là một trong những người đứng

đầu Thái Dương văn đoàn, “con Rồng trong nhóm Tứ Linh”, “Vị chúa của trường

Thơ loạn”, “chủ soái” của khuynh hướng thơ vừa lãng mạn, vừa tượng trưng và

chớm đến siêu thực ở Quy Nhơn, Bình Định thời kỳ Thơ mới.

Một phần của tài liệu Nhịp điệu trong thơ mới (Khảo sát qua thơ Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên (Trang 73)