Lặp theo độ dài của cấu trúc

Một phần của tài liệu Nhịp điệu trong thơ mới (Khảo sát qua thơ Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên (Trang 54)

7. Bố cục luận văn

2.2.3 Lặp theo độ dài của cấu trúc

Lặp theo độ dài cấu trúc gồm lặp độ dài của đoản ngữ, lặp độ dài cấu trúc đề - thuyết theo mô hình trùng điệp trên nhiều dòng thơ và lặp độ dài cấu trúc chủ - vị ngay trong một dòng thơ. Như vậy, vừa có lặp lại độ dài của cả câu thơ vừa có lặp lại một đoạn trong câu thơ. Độ dài câu thơ là số lượng âm tiết có trong một câu thơ còn độ dài đoản ngữ là số lượng âm tiết có trong một đoản ngữ.

Chính kết cấu âm thanh nòng cốt được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong cả một khổ thơ góp phần làm cho mạch thơ có xu hướng dài ra, tuôn trào bất tận với những cảm xúc mãnh liệt, say sưa, dồi dào, ... Đây là những cảm xúc đặc trưng của các nhà Thơ mới.

a) Lặp độ dài cấu trúc đề - thuyết theo mô hình trùng điệp

Ngay trong một cấu trúc đề thuyết thì số lượng âm tiết cũng được lặp lại. Cấu trúc đề - thuyết là loại cấu trúc câu phân bố theo kiểu cũ - mới. Cái cũ (đề) là cái biết rồi, cái mới (thuyết) là cái chưa biết. Cái cũ đi trước chờ sự bùng nổ thông tin do cái sắp nói ra đưa lại (thuyết). Những phát ngôn là cấu trúc đề - thuyết là những phát ngôn có quá nhiều thông tin mới đến mức gây cảm giác bội thực. Sự lặp lại của các cấu trúc đề - thuyết dồn dập trong nhiều dòng thơ, tiết nhịp từng dòng thơ lặp lại giống nhau, số lượng âm tiết trong mỗi nhịp và cả cấu trúc cũng bằng nhau. Cấu trúc đề - thuyết có thể lặp lại trên gần chục dòng thơ. Những câu thơ có khi đầy đủ thành phần đề - thuyết nhưng có khi lại khuyết thành phần đề. Chúng tôi đều xếp chung vào cấu trúc đề - thuyết, vì có khi thành phần đề đã xuất hiện ở những dòng thơ trên rồi nên những cấu trúc lặp tiếp theo ở những dòng thơ dưới không nhắc lại nữa.

Bảng 2.14: Thống kê tần số xuất hiện của cấu trúc đề - thuyết

Tác giả Xuân Diệu Huy Cận Hàn Mặc Tử Chế Lan Viên

Tần số xuất hiện 82 20 83 76

Như vậy có tất cả 261 lần hiện tượng lặp độ dài cấu trúc đề - thuyết xuất hiện. Ví dụ 1.

Em xé toang/ hơi gió// Em bóp nát/ tơ trăng// Em túm/ muôn trời lại// Em cắn vỡ/ hương ngàn.../// Em cười/ thì sao rụng// Em khóc/ thì đá bay// Em nhớ chàng/ quá trí// Mà chàng/ vẫn chẳng hay!/// (Em điên - Hàn Mặc Tử)

Bài thơ này chỉ có 8 câu thơ chia thành 2 khổ thơ, mỗi khổ 4 câu. Thế nhưng cấu trúc đề - thuyết được lặp lại trên 7 câu thơ. Bảy cấu trúc đề - thuyết được lặp lại:

“em... gió”, “em... trăng”, “em... lại”, “em... hương ngàn”, “em... rụng”, “em...

bay”, “em... quá trí”. Cái cũ, cái đã biết là chủ thể của hành động: “em”, còn cái

mới cái chưa biết được bộc lộ dần ở từng hành động của các cấu trúc đề - thuyết tiếp theo. Hàng loạt động từ mạnh được sử dụng để thể hiện khát vọng tình yêu của chủ thể “xé toang, bóp nát, túm, cắn vỡ, cười, khóc, nhớ”. Một khối lượng thông tin mới cứ tăng tiến dần, chồng lấn lên nhau theo cảm xúc của chủ thể. Số lượng âm tiết ở các câu đều là 5. Nhịp điệu được tổ chức dựa trên sự trùng lặp, nó đi liền với các phép điệp từ, điệp ngữ, điệp kiểu câu... Kết cấu âm thanh được sử dụng nhiều lần, nhấn đi nhấn lại trong các nhịp điệu. Mỗi câu thơ đều được ngắt thành 2 tiết nhịp với số lượng âm tiết trong mỗi nhịp là 3/2 hoặc 2/3.

Một ví dụ khác:

... Ta gặp Nàng/ trên một/ vì sao nhỏ// Ta hôn Nàng/ trong bóng núi/ mây cao// Ta ôm Nàng/ trong những/ nguồn trăng đổ// Ta ghì Nàng/ trong những/ suối trăng sao///

b) Lặp độ dài cấu trúc chủ - vị (kiểu nòng cốt câu)

Ngay trong cấu trúc chủ - vị cũng có sự lặp lại số lượng âm tiết. Cấu trúc chủ - vị là loại cấu trúc đơn điệu, tạo nên những thông báo tẻ nhạt nhưng bền vững. Cái trật tự êm ả của chủ ngữ đi trước và vị ngữ đi sau có thể làm người nhận mất ý thức thường trực trong việc tiếp nhận thông tin. Lặp cấu trúc chủ - vị diễn ra chủ yếu ngay trong một dòng thơ, không như kiểu lặp cấu trúc đề - thuyết là trên nhiều dòng thơ. Cùng một dòng thơ, cấu trúc chủ - vị lặp lại nhiều lần góp phần kéo dãn, khiến câu thơ có vẻ dài ra, nhịp điệu ngắt thành nhiều tiết nhịp với số lượng âm tiết từng nhịp bằng nhau.

Bảng 2.15: Thống kê tần số xuất hiện của cấu trúc chủ - vị

Tác giả Xuân Diệu Huy Cận Hàn Mặc Tử Chế Lan Viên

Tần số xuất hiện 17 6 9 12

Tổng số lần xuất hiện của cấu trúc chủ - vị mà 4 nhà Thơ mới đã sử dụng trong 268 bài thơ là 44 lần. Ví dụ 1:

Gió thầm,/ mây lặng,/ dáng thu xa.//

Mới tạnh mưa trưa,/ chiều đã tà.///

(Thu - Xuân Diệu) Ví dụ 2:

Tôi vụng về,/ tôi ngơ ngác,/ nên chi//

Người bên tôi/ mà tôi/ để người đi,///

(Tình mất - Huy Cận) Ví dụ 3:

Chao ôi! Chúng tôi rú lên vì kinh động

Vì/ trăng ghen,/ trăng ngã,/ trăng rụng/ xuống mình hai tôi.///

(Rượt trăng - Hàn Mặc Tử) Ví dụ 4:

Thời gian chảy,/ đá mòn,/ sông núi lở,//

Lòng ta luôn còn mãi vết thương đau!

(Thời oanh liệt - Chế Lan Viên)

c) Mở rộng thành phần đoản ngữ kết hợp với lặp độ dài của đoản ngữ

Trong đoản ngữ danh từ hoặc động từ, việc mở rộng thành phần khá phổ biến. Trong những cấu trúc đoản ngữ mở rộng, độ dài âm tiết lặp lại có thể dài ngắn

khác nhau (tính bởi số lượng âm tiết có trong từng nhịp) nhưng số lượng âm tiết của câu thơ chứa đoản ngữ và đoản ngữ được mở rộng là bằng nhau. Nhờ đó, các câu thơ trong khổ thơ cũng như cả bài thơ luôn cân đối, nhịp nhàng.

Chúng tôi khảo sát và thống kê các hiện tượng này theo tần số xuất hiện của chúng ở hai kiểu đoản ngữ: Đoản ngữ danh từ và đoản ngữ động từ.

Bảng 2.16: Thống kê tần số xuất hiện của mở rộng đoản ngữ

Tác giả Xuân Diệu Huy Cận Hàn Mặc Tử Chế Lan Viên

Đoản ngữ danh từ 20 13 13 17

Đoản ngữ động từ 32 17 21 16

Tổng số lần đoản ngữ danh từ được mở rộng và có sự lặp lại về số lượng âm tiết là 63 lần, còn đoản ngữ động từ là 86 lần.

Dưới đây là một ví dụ:

Em/ phải nói,/ phải nói,/ và/ phải nói:// Bằng lời riêng/ nơi/ cuối mắt,/ đầu mày,// Bằng nét vui,/ bằng vẻ thẹn,/ chiều say,// Bằng đầu ngả,/ bằng miệng cười,/ tay riết,// Bằng im lặng,/ bằng chi/ anh có biết!///

(Phải nói - Xuân Diệu)

Năm dòng thơ trong một khổ thơ dày đặc các cấu trúc đoản ngữ được lặp lại. Nhịp điệu nhanh dồn dập cùng với hàng loạt cấu trúc mở đã tạo nên sự thúc giục mạnh mẽ phải bộc lộ nỗi lòng của cô gái đang yêu. Chỉ một dòng thơ không thể diễn tả hết được những tâm tư, suy nghĩ chất chứa trong lòng cô gái trẻ. Hết sức vội vàng, giục giã và cuống quýt bởi tình yêu không phải chỉ là sự im lặng thụ động chờ đợi. Chủ thể được tác giả nhắc tới là “em”, động ngữ “phải nói” được lặp lại 3 lần ngay trong một dòng thơ với số lượng âm tiết bằng nhau 2/2/2. Ở 4 dòng thơ tiếp theo, cấu trúc “bằng …..” được lặp lại liên tiếp: “bằng lời riêng”, “bằng nét vui”, “bằng vẻ thẹn chiều say”, “bằng đầu ngả”, “bằng miệng cười, tay riết”, “bằng im

lặng”. Đi liền với đó là hàng loạt nhịp được ngắt rất ngắn: 1/2/2/1/2 -> 3/1/2/2 ->

3/3/2 -> 3/3/2 -> 3/2/3. Người ta hình dung sự dồn nén bung ra mạnh bạo bằng

hàng loạt từ ngữ, hình ảnh, hành động vừa cuồng nhiệt, say đắm vừa lặng lẽ nhẹ nhàng, cuốn hút, …

Một phần của tài liệu Nhịp điệu trong thơ mới (Khảo sát qua thơ Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)