Đặc điểm nhịp điệu trong Thơ mới Chế Lan Viên

Một phần của tài liệu Nhịp điệu trong thơ mới (Khảo sát qua thơ Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên (Trang 88)

7. Bố cục luận văn

3.4 Đặc điểm nhịp điệu trong Thơ mới Chế Lan Viên

3.4.1 Giới thiệu tác giả

Chế Lan Viên (1920), tại Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Trong lịch sử thơ ca Việt Nam ông đã xác lập cho mình một vị trí riêng, khá đặc biệt, bên cạnh tên tuổi của hàng loạt những nhà thơ khác. Cho đến nay, hầu hết các ý kiến đều đánh giá ông là một cây đại thụ lừng lững trong nền thi ca hiện đại Việt Nam thế kỷ XX. Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất

bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ

thuật của Trường thơ loạn. Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương

thời gọi là “Bàn thành tứ hữu” của Bình Định.

Trước cách mạng tháng tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa

“trường thơ loạn”: “Kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn với xương, máu, sọ

người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm”. Những tháp Chàm điêu tàn là một

nguồn cảm hứng lớn đáng chú ý của Chế Lan Viên. Qua những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị trong thơ Chế Lan Viên, ta thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son cùng với nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ. Sau cách mạng, thơ ông đã đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, đậm chất chính luận và tính thời sự.

Phong cách thơ Chế Lan Viên là chất suy tưởng triết lý mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông

minh, tài hoa. Hầu hết những vấn đề lớn của triết học nhân loại đều được ông đề cập đến trong tác phẩm.

Hoài Thanh và Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam đã nhận xét về Chế Lan

Viên: “Tôi cầm bút viết bài này thì văng vẳng bên tai tôi giọng ca Nam Bình đưa

sang từ nhà bên cạnh. Giọng ca âm thầm, ai oán, mỗi lần tôi nghe lại khiến lòng tôi bồn chồn, chân tay tôi rời rã. Cũng lạ! Bị chinh phục đến tiêu diệt mà cảm được lòng những kẻ đã diệt mình một cách sâu sắc như thế dễ chỉ có dân tộc Chiêm Thành. Những nhạc công của chúng ta luôn luôn ca nỗi oán hờn của họ. Chúng ta lại còn dành riêng cho họ một nhà thơ, để vì họ giải dùm cho những uất ức bao nhiêu năm như nghẹn ngào trên núi sông này. Vong linh đau khổ của nòi giống họ đã nhập vào Chế Lan Viên, cho nên dẫu không phải người họ Chế, Chế Lan Viên vẫn là một nhà thơ Chiêm Thành. Quyển Điêu tàn đã đột ngột xuất hiện ra giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị. Nó dựng lên một thế giới đầy sọ dừa, xương máu cùng yêu ma. Chỗ này một yêu tinh nghe tiếng trống cầm canh chợt nhớ

nơi trần thế” [84, tr.194].

Một số tác phẩm tiêu biểu: Điêu tàn (1937), Gửi các anh (1954), Ánh sáng

và phù sa (1960), Hoa ngày thường (1967), Chim báo bão (1967), Những bài thơ đánh giặc (1972)...

3.4.2 Đặc điểm nhịp điệu

a) Dấu câu

a.1 Nhịp điệu cảm xúc của câu thơ kết thúc bằng dấu chấm than

Dấu chấm than thường đặt ở cuối mỗi phát ngôn để bộc lộ cảm xúc, tình cảm hay cầu khiến, khuyên ngăn, mệnh lệnh. Đặc điểm này cũng đã được Chế Lan Viên vận dụng linh hoạt vào thơ để tạo nên một kiểu nhịp điệu cảm xúc rất riêng cho những vần Thơ mới. Ở thơ Chế Lan Viên có đến 125 câu thơ kết thúc bằng dấu chấm than, chiếm 14,3%. Dấu chấm than kết thúc câu thơ thường tạo ra một kiểu nhịp điệu cảm xúc xuất phát từ chính tâm trạng đau xót, giận hờn, chua chát một cách say mê của tác giả. Cái đau thương của Chế Lan Viên nặng về sự vật vã của tinh thần, của một đầu óc khát khao hiểu biết, trằn trọc suy tư một cách tuyệt vọng. Chế Lan Viên không hát mà hét, không mơ mà mê, không khóc mà gào. Khả năng thính giác được ông vận dụng triệt để trong Điêu tàn. Vì ở thế giới đó, bóng tối nhiều hơn ánh sáng, hoàng hôn nhiều hơn ban mai nên chỉ có nghe mới có thể nhận thấy được tiếng khóc lóc của hồn ma, tiếng kêu rên của xương máu. Nỗi buồn thương luôn được đặt trong thế tương phản hoàn toàn với cảnh vật. Cảnh vật càng

tươi sáng tràn đầy sự sống thì lòng người càng u ám, trĩu nặng đau buồn. Cái buồn vì thế có chiều sâu da diết hơn. Tất cả những điều đó tìm đến một biện pháp hình thức thể hiện là câu cảm thán như một tất yếu. Ví dụ:

Ta muốn cắn mi ra từng mảnh nhỏ!

Muốn điên cuồng nuốt cả khối xương khô! Để nếm lại cả một thời xưa cũ

Cả một giòng năm tháng đã trôi xa!

(Cái sọ người)

Trong 4 câu thơ thì có đến 3 câu sử dụng dấu chấm than kết thúc. Dấu chấm than giúp tác giả thể hiện rõ nét nhất cảm xúc tức giận muốn chiếm lĩnh và thống trị thế giới cô hồn. Và khi đọc, giọng điệu cũng có phần càng nhanh, gấp rút và vút cao về cuối câu.

Không chỉ thế, dấu chấm than còn được vận dụng triệt để vào việc chia cắt câu thơ thành các ngữ đoạn dài ngắn khác nhau. Những chỗ chia cắt câu thơ này trùng với chỗ đánh nhịp cho thơ (41 câu thơ). Các kiểu tiết nhịp được hình thành dựa trên sự cắt nhịp của dấu chấm than là: nhịp 3/5, nhịp 4/3, 4/4, 2/5, 3/6, 1/7,

1/2/5, 2/2/3, 3/3/2, 2/2/2/2/. Ví dụ:

Hy vọng!/ Nghi ngờ!/ Điên cuồng!/ Cảm hứng!// Biển nằm nghe thổn thức giữa tâm can///

(Biển cả)

Dấu chấm than ngắt dòng thơ 8 âm tiết thành nhịp 2/2/2/2 với mỗi số lượng âm tiết ở mỗi đoạn nhịp bằng nhau. Một kiểu câu rất lạ, chỉ có trong thơ Chế Lan

Viên. Trong thế giới của biển, từ “biển cả” hiện hữu với những con sóng đến “biển

lòng” vô hình của con người đều dữ dội và chứa đựng rất nhiều thần bí. Mang đặc

điểm của tâm tư, tình cảm con người vào nói biển nhưng cũng chính là đang nói cho mình. Chiều hướng vận động tình cảm đi theo đúng chiều thuận của suy nghĩ. Từ

“Hy vọng” -> “Nghi ngờ” -> “Điên cuồng” -> “Cảm hứng”. Sau 3 quá trình vận

động, chúng hợp lại thành “Cảm hứng” mà lắng nghe tiếng “thổn thức” từ chính

“tâm can” của lòng biển. Nhịp 2 do dấu chấm than tạo nên ở đây rõ ràng khắc họa

nhịp sóng liên tiếp của cõi lòng.

a.2 Nhịp điệu câu nghi vấn kết thúc bằng dấu hỏi

Trong 45 bài thơ của Chế Lan Viên, chúng tôi thống kê được 72 câu thơ kết thúc bằng dấu hỏi, chiếm 8,2%. Dấu chấm hỏi thường đặt cuối câu nghi vấn với mục đích để hỏi và cần lời giải đáp, khi đọc những câu thơ có dấu hỏi cuối câu thì

ngữ điệu thường lên cao. Thông thường dấu hỏi dùng trong đoạn văn đối thoại có người hỏi, có người đáp, có trường hợp tự đặt ra câu hỏi và tự trả lời, hoặc một vế của câu ghép được được cấu tạo theo kiểu câu nghi vấn nhưng không phải để hỏi mà để nêu tiêu đề, thậm chí là một câu hỏi vang lên ném vào khoảng không im lặng để mỗi cá nhân tự trả lời cho mình.

Thoát ly vào thơ và làm cho thơ thoát ly hiện thực là đặc điểm cốt lõi nhất

của phong trào Thơ mới nói chung và Chế Lan Viên nói riêng. Trong Điêu tàn, ta

không thấy ông đứng yên ở một nơi nào cố định. Khi thì ngủ trong sao, khi thì tắm trăng, khi thì ngồi trên bờ bể, có khi chui vào cả nắp hòm săng và những chiếc mộ không. Cái tôi đơn độc, lý trí tưởng tượng phiêu lưu dắt đi khắp mọi nơi từ bầu trời

về mặt đất, giờ đây bắt đầu thấy mệt mỏi. Từ “Muôn xa” trở về nó mang theo trong

mình hàng ngàn câu hỏi về vũ trụ bao la, về thời gian vĩnh viễn, và cái khổ đau bất tận của kiếp người. Đây chính là một hành trình thoát ly khỏi thực tại đầy đau khổ, sau một chuyến đi dài trở về mang theo bao nỗi niềm cần lời giải đáp. Trở đi trở lại

trong những trang thơ của tập Điêu tàn là những trăn trở, băn khoăn. Dường như,

với ông bất kỳ vấn đề gì khi đưa ra đều phải đặt một câu hỏi về nó. Tựa tập Điêu

tàn, Chế Lan Viên có viết: “Thấy giòng sông Linh quằn quại trong thơ tôi, thấy người Dũng - Sĩ vùng vẫy trong sách tôi. Người ta hỏi: sông Linh ở đâu? Người Dũng sĩ ăn mặc ra thế nào? Hãy nghĩ lại! Ai có thấy, vào buổi chiều, rụng ở trong Tháp một viên gạch cũ mà hỏi: Viên gạch ấy chu vi, diện tích bao nhiêu? Đúc từ đời nào? ở đâu? bởi ai? và để làm gì? Điêu tàn có riêng gì cho nước Chiêm Thành yêu mến của tôi đâu? Kia kìa nó đang đục sọ dừa anh. Tiếng xương rạn vỡ dội thấu

đáy hồn tôi”. Ví dụ:

Giòng tư tưởng dần trôi trong Lầm Lạc Hồn say sưa vào khắp cõi Trời Mơ, Ai kêu ta/ trong cùng thẳm/ Hư Vô? Ai réo gọi/ trong muôn sao/, chới với? - Nàng, nàng, nàng, thôi chính nàng đương

Mong đợi.

(Ngủ trong sao)

Đang mải mê miên man vào cõi “Lầm Lạc”, “Trời Mơ” bỗng vang lên trong

“thẳm Hư Vô”, “trong muôn sao” một tiếng kêu, tiếng réo vô định. Một khoảng

không rất xa đã khiến nhà thơ mất phương hướng không định ra được chủ thể của

hành động lặp lại, mô hình nhịp điệu giống nhau với số lượng âm tiết từng tiết nhịp bằng nhau 3/3/2 và điệp lại đường nét âm điệu. Giọng điệu về cuối câu vút cao lên mang theo bao sự hoài nghi tìm kiếm, hỏi đấy nhưng cũng tự trả lời ngay đấy.

“Nàng, nàng, nàng” chính là chủ thể của tiếng kêu, tiếng gọi mà tác giả gọi bằng

đại từ phiếm chỉ “ai”.

a.3 Các kiểu nhịp tạo thành nhờ dấu phẩy

Dấu phẩy ngắt các câu thơ thành từng ngữ đoạn. Tương ứng với mỗi chỗ ngắt là một lần đánh nhịp. Theo đó, dấu phẩy mang lại cho thơ Chế Lan Viên những

kiểu tiết nhịp sau: nhịp 5/3: 12 câu thơ, nhịp 7/1: 1 câu thơ, nhịp 3/6: 4 câu thơ,

nhịp 6/3: 3 câu thơ, nhịp 1/1/1/6: 1 câu thơ, nhịp 2/1/1/4: 1 câu thơ, nhịp 1/3/3/2: 1 câu thơ, nhịp 1/2/2/3: 2 câu thơ, nhịp 2/1/2/3: 1 câu thơ, nhịp 3/2/3: 27 câu thơ,

nhịp 1/4/3: 1 câu thơ, nhịp 3/3/3: 4 câu thơ, nhịp 1/2/5: 6 câu thơ. Ví dụ:

Hỡi muôn người,/ hãy xa giòng Quên Lãng// Để sầu,/ lo,/ buồn,/ giận đắm say lòng// Cứ yêu thương,/ cứ nhớ tiếc,/ mơ mòng!///

(Đừng quên lãng)

Câu thơ mà dấu phẩy chia thành 4 tiết nhịp khá nhiều trong thơ Chế Lan Viên. Dấu phẩy kết hợp với biện pháp liệt kê, lặp cấu trúc mang lại cho người đọc cảm giác câu thơ dài ra, cung cấp số lượng thông tin lớn. 3 câu thơ là 3 kiểu tiết nhịp, câu 1: 3/5, câu 2: 2/1/1/4, câu 3: 3/3/2. “Sầu”, “lo”, “buồn”, “giận” là những từ thể hiện các trạng thái tình cảm khác nhau của con người. Từng từ này có thể đứng riêng và độc lập với nhau về ý nghĩa. Nhờ dấu phẩy mà từng cảm xúc này được phân cắt một cách rõ ràng.

b) Nhịp điệu mở đầu và kết thúc câu thơ bằng thanh Trắc - Trắc

Mở đầu câu thơ là thanh trắc và kết thúc câu thơ cũng là thanh trắc nhằm khắc họa tâm trạng nhiều tầng lớp sóng cồn cào đang gào, khóc, quay cuồng, giằng xé tâm can tác giả. Bởi lẽ, tâm trạng chủ đạo của ông không phải là cái yêu thương mơ màng hay là cái buồn man mác mà là nỗi đau xót giận hờn, chua chát. Nỗi đau thương của Chế Lan Viên chứa đựng sự vật vã về tinh thần với những khát khao, trằn trọc một cách tuyệt vọng giữa thế giới thực - hư, ma - tiên - người lẫn lộn. Chúng tôi thống kê được 157 câu thơ nhịp điệu trắc - trắc, có số lượng lớn nhất so với 3 tác giả còn lại. Kết thúc câu thơ bằng thanh trắc rất phù hợp với việc sử dụng những dấu hỏi, dấu chấm than cuối mỗi câu thơ. Ví dụ:

(T)Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh,(T)

(T)Một vì sao trơ trọi cuối trời xa!(B)

(T)Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh(T)

(T)Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo!(B)

(Những sợi tơ lòng)

Bốn câu thơ của khổ thơ kết thúc bài thơ có sự luân phiên về thanh điệu: T-T

-> T-B -> T-T -> T-B. Cái tôi của Chế Lan Viên trước vũ trụ không có được cái kỳ

vĩ như cái tôi của Huy Cận mà thật nhỏ bé, cô đơn. Khao khát hiểu đến tận cùng bản chất của vũ trụ, nhưng không sao hiểu thấu, nhà thơ cảm nhận được sự rợn ngợp, tương phản rõ rệt giữa cái nhỏ nhoi của con người với cái mênh mông vô tận của đất trời, để rồi ông đi trốn cái cô đơn của cuộc đời bằng một cô đơn khác muôn

lần lạnh lẽo hơn “tinh cầu giá lạnh”. Câu thơ 1: từ mở đầu là một động từ mang

tính chất cầu khiến, ra lệnh. Kết thúc bằng thanh trắc khiến nơi mà tác giả muốn đến trốn tránh sự đời càng trở nên lạnh lẽo, cô độc, trơ trọi hơn. Và câu 4 cũng vậy, nhịp

trắc - trắc một lần nữa khẳng định quyết tâm rời xa thực tại, trốn tránh những “ưu

phiền”, “đau khổ”, “buồn lo”. Nhịp điệu trắc - trắc luân phiên với trắc - bằng, mục

đích của tác giả nhằm thay đổi nhịp điệu đều đều toàn bài thơ tạo nên ấn tượng mới, nhịp trúc trắc, gồ ghề, đẩy nhịp cao mãi lên ở cuối câu. Mở đầu nhịp là thanh bằng và kết thúc nhịp là thanh trắc gây ấn tượng với người đọc bởi nhịp dàn trải ở phần đầu nhịp và nhịp đi lên dần và cao vút bởi thanh trắc ở nhịp kết thúc để chuẩn bị bước sang nhịp mới.

c) Sử dụng danh từ viết hoa trong câu

Những danh từ chung vốn chỉ viết hoa sau dấu chấm câu chứ không như danh từ tên riêng. Thế nhưng, Chế Lan Viên đã cho chúng một khả năng mới là tự viết hoa, có chỗ danh từ ghép thì từ đi trước viết hoa nhưng cũng có khi là cả hai từ

cùng viết hoa. Chế Lan Viên là nhà thơ sử dụng danh từ viết hoa ở trong câu thơ

nhiều nhất so với 3 nhà thơ còn lại: 57 danh từ. Như chúng tôi đã phân tích ở

chương trước, những danh từ viết hoa này không phải vô ý, mà thực sự là một dấu ấn nghệ thuật. Dấu hiệu đó không chỉ có tác dụng nhấn mạnh vào chính từ đó, người đọc phải suy nghĩ đằng sau chúng ý nghĩa là gì, mà còn là chỗ ngắt nhịp cho câu thơ. Trong 57 danh từ chúng tôi thống kê được, chúng đều thuộc vào phạm trù chỉ vũ trụ, không gian, thời gian, tồn tại, hư vô, sống và chết. Chẳng hạn như từ “Cõi Chết” nhắc lại 3 lần, “Cõi Sống” 2 lần, “Cõi Ta”, “Hư Vô” 4 lần, “Trần Gian” 4 lần, “Thời Gian” 3 lần, “Dĩ Vãng” 4 lần, “Hiện Tại” 2 lần... Ví dụ:

Cả Dĩ Vãng/ là chuỗi mồ/ vô tận,//

Cả Tương Lai/ là chuỗi huyệt/ chưa thành.///

Hiện Tại,/ biết cùng chăng/ hỡi bạn,//

Cũng đương chôn/ lặng lẽ/ chuỗi ngày xanh!///

(Những nấm mồ)

“Dĩ Vãng”, “Tương Lai”, “Hiện Tại” đều là những danh từ ghép thuộc

phạm trù chỉ thời gian. Đây là mốc chia dòng chảy khôn cùng của thời gian thành những đoạn, và mỗi một đoạn ấy người ta có tên gọi riêng cho nó. Điều đáng nói ở

Một phần của tài liệu Nhịp điệu trong thơ mới (Khảo sát qua thơ Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)