Cấu trúc lặp vòng

Một phần của tài liệu Nhịp điệu trong thơ mới (Khảo sát qua thơ Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên (Trang 58)

7. Bố cục luận văn

2.2.4Cấu trúc lặp vòng

Khi khảo sát Thơ mới chúng tôi thấy một hiện tượng đáng được chú ý đó là việc sử dụng cấu trúc lặp vòng, nghĩa là dòng đầu tiên của bài thơ được lập lại, thậm chí được lặp lại ở cả dòng cuối cùng. Hình thức này đã thấy có ở ca dao Việt Nam. Vào thời kỳ Thơ mới, nó được “nhân lên” và gây ấn tượng khá mạnh.

Qua 268 bài thơ của 4 tác giả, chúng tôi đã thống kê ra được 28 bài thơ có sử dụng phương thức này.

Bảng 2.17: Thống kê số lƣợng bài thơ sử dụng cấu trúc lặp vòng

Tác giả Xuân Diệu Huy Cận Hàn Mặc Tử Chế Lan Viên

Tổng số 18 3 5 2

Xuân Diệu: 18 bài thơ (Nụ cười xuân, Trăng, Yêu, Xa cách, Phải nói, Biệt ly

êm ái, Với bàn tay ấy, Ca tụng, Lời thơ vào tập gửi hương, Mười yêu, Giục giã,

Buổi chiều, Tình thứ nhất, Đêm thứ nhất, Sương mờ, Kỷ niệm, Yêu mến, Đi dạo).

Huy Cận: 3 bài (Đi giữa đường thơm, Nhạc sầu, Lời dịu).

Hàn Mặc Tử: 5 bài (Tôi không muốn gặp, Nhớ thương, Mơ, Thao thức,

Lang thang).

Chế Lan Viên: 2 bài (Trên đường về, Bóng tối).

Một ví dụ về cấu trúc lặp vòng là bài thơ “Thao thức” của Hàn Mặc tử:

Lạnh quá/ ánh trăng/ không sáng mấy, Cho nên/ muôn dặm/ ở ngoài kia, ... Lạnh quá/ ánh trăng/ không sáng mấy Cho nên/ chăn chiếu/ vẫn so le

(Thao thức - Hàn Mặc Tử)

Tình yêu nam nữ cũng là một chủ đề lớn trong thơ Hàn Mặc Tử. Bài thơ là nỗi nhớ mong của một cô gái xa người yêu. Chính vì xa nhau nên cô gái cũng hồ

nghi sự chung thủy của người yêu mình. Mở đầu bài thơ là “Lạnh quá/ ánh trăng/

không sáng mấy/ Cho nên/ muôn dặm/ ở ngoài kia” đến khổ thơ cuối kết thúc bài

thơ “Lạnh quá/ ánh trăng/ không sáng mấy/ Cho nên/ chăn chiếu/ vẫn so le”, có sự

lặp lại theo cấu trúc vòng tròn cả về mô hình, ý nghĩa và nhịp điệu. Trong đêm lạnh cô gái nhớ, mong mỏi, bứt rứt muốn trở về, nhưng không biết ở khoảng cách xa xôi người yêu có đang vui cười với ai không. Chỉ nghĩ thế thôi nhưng cũng khiến cô gái tức tối lạ, hồ nghi mãi giận không thôi. Nỗi nhớ da diết người yêu như sợi chỉ đỏ

xuyên suốt toàn bài thơ, móc xích, xâu chuỗi các câu, các khổ thành một vòng khép kín. Nhịp 2/2/3 làm cho nhịp câu thơ trở nên chậm chạp và nặng nề. Nó như điểm nhấn, khắc sâu hơn nỗi cô đơn của cô gái trong đêm lạnh.

Một phần của tài liệu Nhịp điệu trong thơ mới (Khảo sát qua thơ Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên (Trang 58)