Đặc điểm nhịp điệu trong Thơ mới Xuân Diệu

Một phần của tài liệu Nhịp điệu trong thơ mới (Khảo sát qua thơ Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên (Trang 77)

7. Bố cục luận văn

3.2 Đặc điểm nhịp điệu trong Thơ mới Xuân Diệu

3.2.1. Giới thiệu tác giả

Xuân Diệu (1916 - 1985), quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Sinh ra ở Bình Định và lớn lên tại Quy Nhơn. Xuân Diệu ra đời như một đỉnh cao của phong trào Thơ mới, chiếm hẳn vị trí độc tôn trên thi đàn. Theo Lê Đình

Kỵ: “Sau Tản Đà, Xuân Diệu có lẽ là “thi sĩ” nhất trong số các nhà thơ hiện đại.

Tiêu biểu cho thơ tiền lãng mạn là Tản Đà. Tiêu biểu cho thơ lãng mạn toàn thịnh sau 1930 là Xuân Diệu. Một thời gian sau cách mạng, thơ lãng mạn được coi là nặng khuynh hướng bi quan, thoát ly. Thế nhưng Xuân Diệu đã xuất hiện trong phong trào Thơ mới với tất cả lòng say mê yêu đời, khao khát, cảm thông, đòi yêu và được yêu. Không mải du dương trong cõi tiên như Thế Lữ, lên tiếng chê trách trường phái thơ Loạn đương thời. Xuân Diệu, nói như Thế Lữ trong lời tựa tập Thơ Thơ (1939)” là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông

xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian” [54, tr.235].

Tiếng thơ của Xuân Diệu như luồng gió mát thổi tâm hồn trẻ: Xuân Diệu là nhà thơ đầu tiên của Việt Nam đã áp dụng thuyết hiện sinh vào thi ca. Xuân Diệu

xuất hiện trong phong trào Thơ mới với “bộ y phục tối tân” đã làm ngạc nhiên làng

thơ Việt Nam hồi bấy giờ. Nhưng sau cái ngạc nhiên ban đầu ấy, người ta cũng quen dần đi. Ông là người mang đến cho Thơ mới những cái mới nhất. Những cái mới mà Xuân Diệu và phong trào Thơ mới mang đến cho thơ ca Việt Nam đã góp phần làm thay đổi hẳn diện mạo cho thơ ca dân tộc. Tư tưởng của ông thường quá táo bạo không ngại ngùng e dè, chỉ thích nói lên những gì mình cần nói mà thôi.

Trong bầu không khí sôi nổi giữa tân và cựu, Hoài Thanh thoạt tiên cũng có vẻ hoài nghi đối với sự xuất hiện của Xuân Diệu song Hoài Thanh cũng khẳng định

được vị trí của Xuân Diệu trong văn đàn thi ca: “Ngay lời văn Xuân Diệu cũng có

tiếng Nam. Câu văn tuồng bỡ ngỡ ấy chính là Xuân Diệu hơn người. Dòng tư tưởng quá sôi nổi, không thể đi theo đường có sẵn. Ý văn xô đẩy, khiến câu văn phải lung

lay” [84, tr.105]. Và Hoài Thanh một lần nữa khẳng định chỗ đứng vững chắc của

Xuân Diệu trong phong trào Thơ mới: “Thơ Xuân Diệu chẳng những diễn đạt cái

tình cố hữu của nòi giống. Và chăng tinh thần một nòi giống có cần gì phải bất di bất dịch. Sao lại bắt ngày mai phải giống hệt ngày hôm nay? Thơ Xuân Diệu còn là

một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này” [84, tr.105].

Những bài thơ được yêu thích nhất của Xuân Diệu là thơ tình làm trong khoảng thời gian 1936-1944, thể hiện một triết lý bi quan, tuyệt vọng về tình ái nhưng lại có một mạch ngầm thúc giục, nhiều khi hừng hực sống. Nhờ đó, ông được

mệnh danh là “ông hoàng thơ tình”. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập

Thơ ThơGửi hương cho gió. Hai tập thơ này được giới văn học xem như kiệt tác

của ông ca ngợi tình yêu và qua các chủ đề của tình yêu là ca ngợi sự sống, niềm vui, niềm đam mê sống. Và ca ngợi tình yêu thì làm sao không ca ngợi tuổi trẻ, mùa xuân, ca ngợi thiên nhiên là tổ ấm và cái nôi của tình yêu. Và Xuân Diệu cảm nhận sâu sắc đến đau đớn nỗi thời gian trôi chảy, sự mong manh của đời người cũng như lòng khát khao vĩnh cửu, tất cả đã được diễn tả bằng những câu thơ xúc động, có khi đậm đà triết lý nhân sinh.

Tham gia cách mạng và trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi cách mạng, bút pháp của ông chuyển biến phong phú về giọng vẻ: có giọng trầm hùng, tráng ca, chính luận, tự sự trữ tình. Những tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu

Ngọn quốc kỳ (1945), Một khối hồng (1964), Thanh ca (1982), Tuyển tập Xuân

Diệu (1983). Là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, ông đã để lại khoảng

450 bài thơ, một số truyện ngắn và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học. Và ông đã được Hoài Thanh, Hoài Chân đưa vào cuốn Thi nhân Việt Nam.

3.2.2 Đặc điểm nhịp điệu

a) Dấu câu

a.1 Nhịp điệu câu thơ kết thúc bằng dấu phẩy

Dấu phẩy trong văn bản thường được dùng để ngăn cách các thành phần trong câu. Còn trong một bài thơ, nó được dùng như một tín hiệu báo hiệu câu thơ chưa hết ý. Đọc đến đây chúng ta phải chú ý, dừng nhanh và cũng là tín hiệu để chuyển nhịp giữa các dòng thơ trong một bài thơ. Một câu thơ có thể chia thành

nhiều dòng nhờ dấu phẩy ngắt nhịp ở cuối dòng thơ. Xuân Diệu là nhà thơ mới sử

Xuân Diệu, một nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời. Ông cần đến thơ để thả hồn mình vào thế giới, tìm đến những tâm hồn đồng điệu. Nhưng thơ chưa đủ để thỏa mãn nhu cầu ấy. Nó lớn hơn, rộng hơn thơ ông nên nó tràn ra cả ngoài thơ, thành văn xuôi, bút ký, tùy bút, truyện ngắn... Đây chính là lý do giải thích tại sao khi đọc mỗi bài thơ của Xuân Diệu ta đều thấy ở đó cảm xúc dạt dào, ý thơ dàn trải như muốn bung ra phá vỡ quy luật thơ, một câu thơ chia thành rất nhiều dòng thơ để tìm đến những thể tự do cho việc thể hiện cảm xúc cá nhân là một tất yếu. Ví dụ:

Có lẽ người hoa/ nay đã tươi,// Nghe chiều âu yếm/ lấn vô người,// Tình cờ ngoảnh gặp/ phương tôi đứng,// Mắt vắng đâu xa,/ miệng gởi cười.///

(Gặp gỡ)

Khổ thơ 4 dòng thơ, có đến 3 dòng dùng dấu phẩy kết thúc và dòng thơ cuối cùng sử dụng dấu chấm đánh dấu là hết câu, hết ý. Dấu phẩy ở cuối dòng thơ tạo ra nhịp nhanh, gấp gáp. Một kiểu nhịp thể hiện rất rõ ràng sự vội vàng, cuống quýt của hồn thơ Xuân Diệu.

a.2 Nhịp điệu câu thơ mở đầu và kết thúc bằng dấu gạch ngang

Xuân Diệu là nhà thơ mới duy nhất trong bốn nhà thơ mà chúng tôi nghiên cứu sử dụng dấu gạch ngang kết thúc câu thơ. Tuy số lượng không nhiều nhưng cũng là đặc điểm riêng, đã được ông vận dụng vào tạo nhịp điệu cho thơ của mình: 3 câu thơ. Và số lượng câu thơ sử dụng dấu gạch ngang mở đầu câu để tạo nhịp cũng lớn nhất: 33 câu. Ví dụ:

- Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ Mà vạn vật là muôn đá nam châm;

(Cảm xúc)

Không thể vô tình qua trước cửa, Biết rằng gặp gỡ đã vô duyên?-

(Vì sao)

Dấu gạch ngang mở đầu câu thơ mang tính chất liệt kê, khẳng định hay đưa ra một ý kiến chủ quan mang tính chất nhận xét về một sự vật hiện tượng. Nhịp điệu ở đây nhấn mạnh, dứt khoát và có phần chậm. Còn dấu gạch ngang cuối câu báo hiệu dòng thơ tiếp theo sẽ giải thích cho những nhận định của chính nó.

a.3 Các kiểu nhịp phổ biến hình thành dựa trên sự cắt nhịp của dấu phẩy

Dấu phẩy ngoài chức năng đánh dấu nhịp kết thúc mỗi dòng thơ, chúng còn được các tác giả Thơ mới vận dụng một cách linh hoạt vào trong từng dòng thơ để chia cắt thành nhiều kiểu tiết nhịp khác nhau. Dấu phẩy tạo ra cho dòng thơ Xuân

Diệu những kiểu tiết nhịp phổ biến: nhịp 3/5: 238 câu, nhịp 2/5: 31 câu, nhịp 4/3:

149 câu, nhịp 4/4: 27 câu, nhịp 1/7: 15 câu, nhịp 1/3: 1 câu, nhịp 5/5: 2 câu, nhịp 6/2: 11 câu, nhịp 2/4: 5 câu, nhịp 4/2: 3 câu, nhịp 6/1: 1 câu, nhịp 2/3/3: 1 câu,

nhịp 3/2/2: 2 câu, nhịp 2/2/3: 15 câu. Trong đó, dấu phẩy cắt câu thơ thành nhịp

1/3, 5/5, 6/1, 2/3/3, 3/2/2 chỉ duy nhất thơ Xuân Diệu có. Như vậy, nhịp 3/5 là kiểu

nhịp đặc trưng ưa dùng nhất trong thơ Xuân Diệu. Theo đó, thể thơ 8 âm tiết cũng là thể thơ tiêu biểu phù hợp với cá tính sáng tạo của ông. Thơ 8 tiếng đã phá vỡ lối thơ khuôn sáo, những nhà Thơ mới đưa vào thơ của mình những luồng cảm hứng chân thành xuất phát từ nỗi lòng đa cảm. Nhịp điệu uyển chuyển, với sự không hạn định về số câu và với cách hiệp vần rộng rãi, chính là sự lựa chọn của hồn thơ Xuân Diệu. Ví dụ:

Là thi sĩ,/ nghĩa là ru với gió// (nhịp 3/5)

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây.

(Cảm xúc)

a.4 Các kiểu nhịp hình thành dựa trên sự cắt nhịp của dấu chấm

Hiện tượng dấu chấm ngắt dòng thơ thành nhiều câu thơ phổ biến trong thơ Xuân Diệu. Đây là hiện tượng phá vỡ cấu trúc thơ truyền thống làm nên nét mới trong Thơ mới. Xuân Diệu đã sử dụng dấu chấm ngắt dòng thơ thành nhiều kiểu khác nhau. Phổ biến nhất là ngắt dòng thơ làm đôi nhưng cũng có trường hợp đặc biệt ngắt dòng thơ thành 3 câu. Tương ứng với những chỗ dấu chấm ngắt dòng thơ là nhịp điệu ngắt của chúng. Chúng tôi đã thống kê được 17 dòng thơ sử dụng dấu chấm ngắt nhịp và các kiểu tiết nhịp đó là: 3/5, 2/5, 4/3, 4/4, 5/3 và 3/3/3.

Ví dụ: nhịp 3/3/3

Anh nhớ tiếng./ Anh nhớ hình./ Anh nhớ ảnh. Anh nhớ em, anh nhớ lắm! em ơi!

(Tương tư chiều - Xuân Diệu)

Đây là hai dòng thơ mở đầu khổ thơ cuối, nỗi nhớ từ trong lòng tràn ra bao trùm cả không gian, thời gian của buổi chiều, rồi lại từ cảnh vật lan thấm vào đáy sâu tâm hồn người, đẩy tâm trạng lên đến cao độ. Nỗi nhớ hiện ra thật day dứt, sâu đậm. Nhưng đáng nói hơn là về thi pháp: mỗi câu kia, với từng nhịp ngắt, là một

chuỗi nỗi nhớ kế tiếp hiện lên theo sự tăng dần của cảm xúc: “Anh nhớ tiếng./ Anh

nhớ hình./ Anh nhớ ảnh”. Những đối tượng hướng tới của nỗi nhớ đều là những gì

tạo hóa đã dành riêng cho em và duy nhất chỉ mình em. Ấy là âm thanh ấm áp, trìu mến đã được anh khắc ghi vào tận cõi lòng, ấy là dáng vẻ của em ngày nào bên anh, chia sẻ ngọt bùi đắng cay cùng anh. Xuân Diệu đã khéo léo chẻ nỗi nhớ ra thành nhiều phần nhờ từng dấu chấm. Câu thơ bị cắt rời thành ba nhịp 3/3/3, mà mỗi nhịp vừa là một tiết tấu của câu lớn, vừa là một câu nhỏ có tính độc lập. Biện pháp dùng dấu chấm ngắt rời dòng thơ thành nhiều câu và nhiều nhịp góp phần nhấn mạnh nỗi nhớ da diết đến đau đớn của một tình yêu đã từng có những lúc gắn bó, gần gũi nhưng giờ đã chia xa.

a.5 Các kiểu nhịp hình thành dựa trên sự cắt nhịp củadấu hai chấm

Dấu hai chấm được Xuân Diệu sử dụng linh hoạt để ngắt đôi dòng thơ. Phần sau dấu hai chấm thường là phần thuyết minh, giải thích, nguyên nhân cho phần chủ thể đi trước, cũng có khi hai phần là hai câu độc lập với nhau. Chúng tôi thống kê được trong thơ Xuân Diệu có 29 dòng thơ dùng dấu hai chấm cắt nhịp. Ở từng thể thơ, số lượng âm tiết của mỗi phần mà dấu hai chấm chia cắt không bằng nhau tạo nên những kiểu tiết nhịp khác nhau: 3/5, 2/6, 2/5, 4/3, 5/2, 6/2, 2/3. Ví dụ:

Họ nói:/ thôi mong gặp gỡ gì! Xuân mình tất cả đã trôi đi...

(Những kẻ đợi chờ)

Câu thơ thất ngôn ngắt thành hai tiết nhịp 2/5. Đây là kiểu ngắt nhịp không phổ biến trong thơ thất ngôn. Nhưng chúng vẫn được hòa vào nhịp điệu và âm hưởng chung của toàn bài để vẫn giữ được tính nhịp nhàng, cân đối, hài hòa bên

trong. Phần trước dấu hai chấm nêu chủ đề của sự thuyết minh “họ nói”. Phần sau

thuyết minh nêu rõ xem chủ thể đó nói cái gì, trả lời cho câu hỏi: cái gì, thế nào

“thôi mong gặp gỡ gì”.

a.6 Dấu gạch ngang nối từng từ trong câu thơ và hai từ đơn trong tổ hợp từ ghép

Dấu gạch ngang được sử dụng chia cắt các thành phần trong câu không phải ngẫu nhiên mà do chủ ý của tác giả. Dấu gạch ngang thường dùng để nối các thành phần tương đương với nhau về chức năng nhưng ở đây Xuân Diệu dùng nó để nối từng từ trong câu thơ theo sự xuất hiện của con chữ hay hai từ đơn trong tổ hợp từ ghép nhằm nhấn mạnh, bổ sung ý nghĩa. Khi dùng dấu cách như vậy, ngưòi đọc cũng tách nhịp của câu ra theo từng dấu gạch đó. Chính dấu gạch này tạo nhịp và

tiết tấu trong một câu. Ngoài ra nó còn nối những thành phần câu dường như không có sự liên quan đến nhau về mặt ngữ nghĩa. Ví dụ:

Quá thực thà nên hoá dại khờ,

Bắt đầu người -/ chỉ -/ biết -/ yêu/ lo//

(Giới thiệu)

Các từ trong câu thơ được ngắt ra và nối lại với nhau bởi dấu gạch ngang. Dấu gạch ngang đã chia câu thơ thành nhịp 3/1/1/2. Tác dụng của nó là nhấn mạnh tính chất vô tư, thực thà, ngây thơ của chàng trai trẻ mới bước vào tình yêu, cuộc sống đâu biết rằng cuộc đời này đầy rẫy những cay đắng, khó khăn.

b) Lặp độ dài cấu trúc chủ - vị

Lặp độ dài cấu trúc chủ - vị diễn ra ngay trên một dòng thơ. Việc nhiều cấu trúc lặp lại trong một dòng nhằm tăng hiệu quả kéo dãn, mở rộng dòng thơ. Tần số sử dụng phương thức này xuất hiện nhiều nhất trong thơ Xuân Diệu (17 lần). Ví dụ:

Đêm qua mưa gió lạnh lùng trời, Anh ở,/ em đi,/ lạnh lẽo người.///

(Hết ngày hết tháng)

Ngay trong dòng thơ có sự lặp lại của hai cấu trúc chủ vị “anh ở”“em

đi” về số lượng âm tiết 2/2. Thành phần thông báo của hai chủ thể rất tẻ nhạt. Ở đây còn có sự đối nhau về ý nghĩa giữa hành động “ở”“đi”. Độ dài cấu trúc chủ vị lặp lại nên chỗ ngắt nhịp được tạo nên từ chỗ lặp đó. Mưa gió khiến cho quang cảnh lúc chia tay lạnh lẽo, nhưng cái lạnh càng được nhân lên khi trong khung cảnh đó chứng kiến cuộc chia ly của hai người yêu nhau tha thiết. Cuộc chia tay thấm đẫm nước mắt và cái lạnh thiên nhiên thấm vào lòng người làm cho nỗi đau thêm tê buốt. Câu thơ kéo dãn ra, nỗi buồn, niềm đau chia ly cứ chất chồng lên, và cái lạnh lẽo của sự cô đơn tăng lên gấp bội.

c) Lặp độ dài cấu trúc đoản ngữ

Lặp độ dài cấu trúc đoản ngữ tưởng như chỉ xẩy ra trong những câu văn xuôi. Xuân Diệu đã vận dụng cách thức này để mở rộng thành phần cho dòng thơ. Đoản ngữ danh từ được mở rộng nhằm nhấn mạnh thêm đặc tính, giải thích hay liệt kê chủ đề thông báo của câu thơ còn thành phần động từ mở rộng nhằm chỉ ra các việc làm, tính chất của chủ thể. Trong từng cấu trúc đoản ngữ mở rộng đó, số lượng âm tiết lặp lại bằng nhau. Tính theo tần số xuất hiện, lặp độ dài cấu trúc đoản ngữ danh từ 20 lần, còn lặp độ dài cấu trúc đoản ngữ động từ là 32 lần. Ví dụ:

Ta tiếc theo sau/ những đóa hồng,// Những nàng con gái/ sớm phai bông;// Những cô hây hẩy/ còn đôi tám,// Xô đuổi tình yêu,/ vội lấy chồng.///

(Ngẩn ngơ)

Chủ thể sự tình “ta”, nội dung sự việc “tiếc theo sau”. Toàn bộ phần từ ngữ đi sau giải thích cho nội dung sự việc của chủ thể. Đoản ngữ động từ mở rộng trên 3

Một phần của tài liệu Nhịp điệu trong thơ mới (Khảo sát qua thơ Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên (Trang 77)