Cải thiện môi trường kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Tư duy lý luận của đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (qua thực tế ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 78)

Môi trường kinh tế xã hội, môi trường văn hóa, khoa học của xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến năng lực tư duy lý luận.

Trình độ tư duy lý luận của con người đặc biệt phụ thuộc vào nền tảng văn hóa, khoa học mà xã hội đạt được. Trình độ dân trí, bề dày văn hóa dân tộc, sự phát triển của khoa học và công nghệ, đã và đang chi phối trực tiếp đến việc rèn luyện tư duy lý luận và nâng cao trình độ tư duy lý luận. Chính vì vậy việc nâng cao tư duy lý luận phải thực hiện cho được yêu cầu kép: nâng cao trình độ tri thức khoa học, tức là tạo ra cái "phông" văn hóa, "phông" hiểu biết, đi liền với rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, nhất là phương pháp tư duy biện chứng.

Trước đây trong môi trường kinh tế tập trung quan liêu bao cấp kéo dài, con người rất dễ mắc căn bệnh lười suy nghĩ, ngại tìm tòi, dễ nảy sinh tư tưởng thụ động, trông chờ, ỷ lại, do đó tư duy lý luận thiếu cả động lực và cả điều kiện để phát triển. Bây giờ, chúng ta đang sống trong môi trường sôi động của kinh tế thị trường, trong xu thế rộng lớn của hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế, trong điều kiện khoa học và công nghệ phát triển rất nhanh và mạnh, thì con người lại buộc phải trăn trở, tìm tòi, phải cạnh tranh, phải chịu

75

nghĩ và dám nghĩ, phải đổi mới. Bối cảnh mới đòi hỏi và cũng tạo ra cơ hội để hình thành một phong cách năng động - sáng tạo, một năng lực tư duy lý luận ở tầm cao hơn.

Trong môi trường hiện nay, có thể chúng ta thử mạnh dạn đổi mới trong công tác quản lý bằng việc thực hiện phân cấp quản lý, giao quyền chủ động hoàn toàn cho các hiệu trưởng trong việc quản lý tài chính, quản lý nhân sự, tổ chức quá trình dạy học.

Bên cạnh đó cần xây dựng và triển khai đồng bộ hệ thống thông tin giáo dục chính xác, đầy đủ, minh bạch, cập nhật làm cơ sở để cấp trên giám sát việc thực hiện của hiệu trưởng.

Đồng thời, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho các trường, kết hợp với việc tập huấn kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị, kỹ thuật tiên tiến và ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục.

Mặt khác, tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, xây dựng và triển khai thực hiện các quy trình hành chính theo chế độ một cửa, tin học hóa công tác quản lý ở các cấp quản lý giáo dục từ Sở đến các trường Tiểu học qua hệ thống thông tin của Ngành và mạng internet, mạng nội bộ.

Một phần của tài liệu Tư duy lý luận của đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (qua thực tế ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 78)