Tư duy lý luận phụ thuộc vào đặc tính bẩm sinh của từng người (hệ thần kinh, gen), có thể đo đếm được qua chỉ số IQ. Nhờ đó mà ở mỗi người có sự khác nhau về năng khiếu, sự thông minh, trí nhớ, khả năng trực giác, nhạy cảm. Đó là tiền đề của năng lực trí tuệ nói chung và trình độ tư duy lý luận nói riêng, nhưng không phải là yếu tố quyết định một cách tuyệt đối. Tố chất bẩm sinh này phải được khơi dậy, giữ gìn, được rèn luyện thường xuyên thì mới có tác động tích cực đến tư duy lý luận. Có thể nói tư duy lý luận chỉ có thể phát triển qua giáo dục và đào tạo. Như Ph.ăngghen đã viết: "Tư duy lý
luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của con người đó mà thôi, năng lực ấy cần phải được rèn luyện và phát triển’’ [78, tr.487].
Quá trình giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng trực tiếp mạnh mẽ đến tư duy lý luận. Quá trình giáo dục và đào tạo không chỉ cung cấp tri thức, mà quan trọng hơn là trang bị năng lực tư duy cho con người, với đỉnh cao là tư duy lý luận. Có trình độ học vấn, con người không những trang bị những hành trang tri thức cần thiết, tạo nên những thành tố quan trọng trong ý thức con
74
người, mà còn tạo nên nội dung tư duy, đồng thời điều đặc biệt là tạo nên một phương pháp, phong cách tư duy khoa học cho con người, làm tiền đề để tiếp cận những tri thức khoa học, hơn nữa làm cho bộ óc con người ngày một hoàn thiện, có nhiều "nếp nhăn", "chất xám", thông minh hơn. Trên cơ sở nền tảng trình độ học vấn, con người trau dồi tri thức, mài giũa khả năng tư duy, rèn luyện năng lực, phong cách tư duy nhạy bén, sáng tạo hơn. Nếu con người hạn hẹp về tri thức, hạn chế về trí tuệ thì nhất định không thể có một năng lực, trình độ tư duy lý luận cao. Do vậy, giáo dục suốt đời trở thành đòi hỏi bắt buộc của mỗi hiệu trưởng.