Trước hết, đó là đa phần những hiệu trưởng có ưu điểm trên được đào
tạo tương đối bài bản. Đa số đội ngũ hiệu trưởng tiểu học ở Thanh Hóa đã được đào tạo tương đối hệ thống, cơ bản, họ đã được giáo dục, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp về nghề nghiệp, được rèn luyện trong môi trường sư phạm, cho nên đội ngũ hiệu trưởng có ý thức trách nhiệm cao, kiên định đường lối đổi mới và định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng.
Trong tổng số 1726 cán bộ quản lý (trong đó có 729 hiệu trưởng) có 45% có trình độ đại học, thạc sỹ. Thêm vào đó, họ đều sinh ra và trưởng thành ở xứ Thanh - vùng đất có truyền thống hiếu học. Chính truyền thống của quê hương là động lực giúp họ quyết tâm phấn đấu trong học tập và công tác.
Thứ hai, sự nỗ lực chủ quan, tự vươn lên, tự học tập và tự rèn luyện của đội ngũ hiệu trưởng tiểu học. Phần lớn xuất phát điểm là trình độ trung học sư phạm sau đó học dần lên cao đẳng, đại học, cao học. Nhiều người trong số họ công tác ở vùng sâu vùng xa, điều kiện khó khăn, người dân tộc ít người (chiếm 11,3%) nhưng vẫn cố gắng quyết tâm theo học. Trong số 105 hiệu trưởng có 42 người đã học qua các lớp quản lý giáo dục, 22 người được học các lớp về lý luận chính trị. Nhiều hiệu trưởng là nữ (chiếm 50,3%), giỏi việc trường vừa đảm việc nhà các chị vừa đảm nhận thiên chức làm vợ, làm
44
mẹ, làm nhà quản lý nhưng vẫn rất nỗ lực để thu xếp mọi việc chu toàn tham gia đầy đủ các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý.
Trong tổng số 1726 cán bộ quản lý (trong đó có 729 hiệu trưởng) có tới 94,7% là Đảng viên. Do được bổ túc nâng cao trình độ học vấn, trình độ lý luận, do được rèn luyện trong môi trường sư phạm, nên đội ngũ hiệu trưởng ở Thanh Hóa có khả năng nắm bắt được thực chất quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách của nhà nước. Từ đó họ biết huy động kiến thức vốn có của mình để áp dụng vào hoạt động quản lý của mình.
Thêm vào đó, phần lớn số hiệu trưởng này đều có thâm niên công tác. Họ trưởng thành từ cơ sở bởi thế họ hiểu được tâm tư nguyện vọng của cán bộ giáo viên, hiểu được đặc điểm, tình hình của từng địa bàn mình phụ trách, trực tiếp xử lý nhiều tình huống cụ thể. Do đó, họ là những người tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn phong phú, tạo ra khả năng phát hiện nhanh chóng các vấn đề và giải pháp giải quyết các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, đặc biệt là những giải pháp mang tính chất tình huống.
Thứ ba, do sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy Đảng và
chính quyền của tỉnh Thanh Hóa về nâng cao trình độ tri thức, trí tuệ, lý luận và năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ quản lý cấp tiểu học. Trong bối cảnh chung của công cuộc đổi mới phát triển toàn diện sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đồng thời quán triệt sâu sắc Nghị quyết Trung ương 2 Khóa VIII của Đảng, những năm gần đây, được sự quan tâm của ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa đã thực sự được tăng cường và phát triển cán bộ giáo viên của ngành, trong đó đặc biệt được chú ý đến đội ngũ hiệu trưởng tiểu học. Vì ủy ban nhân dân tỉnh xác định quản lý nhà trường có vai trò quyết định trực tiếp trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo. Nhà trường tiểu học lại là một mắt xích quan
45
trọng, mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện định hướng chiến lược phát triển giáo dục.
2.2. Năng lực tư duy lý luận của đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học ở Thanh Hóa hiện nay - Hạn chế và nguyên nhân tiểu học ở Thanh Hóa hiện nay - Hạn chế và nguyên nhân