Phương hướng

Một phần của tài liệu Tư duy lý luận của đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (qua thực tế ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 66)

Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học - công nghệ, phát triển nguồn lực đáp ứng nhu cầu xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng lực của các thế hệ ngày nay và mai sau. Do đó giáo dục đang được điều chỉnh lại nhằm chuẩn bị nguồn lực có chất lượng của mỗi quốc gia, có thể làm việc trong một môi trường đa văn hóa với ý thức công dân và cơ hội ngang bằng cho tất cả mọi người.

Như đã trình bày ở trên việc nâng cao trình độ tư duy lý luận cho đội ngũ Hiệu trưởng trong giai đoạn hiện nay cũng như bất cứ giai đoạn nào cũng cần phải nâng cao trình độ cho đội ngũ này để quản lý giáo dục đáp ứng đáp ứng được yêu cầu phát triển của giai đoạn đó. Hiện nay, giáo dục đang đứng trước những đòi hỏi phát triển để đáp ứng những nhu cầu đa dạng: thời kỳ hội nhập, phát triển kinh tế tri thức, thời kỳ của công nghệ thông tin và truyền thông… Vì vậy việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này cần tiến hành đồng bộ: mục tiêu, nội dung, phương thức, cách đánh giá, điều kiện đào tạo, bồi dưỡng… Phải có kế hoạch và lộ trình cụ thể của ngành giáo dục Thanh Hóa đối với giáo dục tiểu học nhất là trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý tiểu học nói chung và hiệu trưởng nói riêng. Xuất phát từ nhu cầu của sự nghiệp giáo dục trong thời gian tới cũng như từ sự phân tích đánh giá hạn chế, yếu kém về tư duy lý luận của đội ngũ hiệu trưởng tiểu học tiểu học đã đặt ra những yêu cầu mới đối với việc nâng cao trình độ tư duy lý luận. Do đó, để nâng cao hơn nữa trình độ tư duy lý luận hoàn thành những nhiệm vụ

63

mới trong xu thế hội nhập của đất nước đòi hỏi đội ngũ hiệu trưởng tiểu học phải vươn lên hơn nữa, phát huy những mặt ưu điểm, khắc phục những mặt hạn chế về trình độ tư duy lý luận, góp phần xây dựng sự nghiệp giáo dục của đất nước.

Hiệu trưởng nói chung và hiệu trưởng tiểu học nói riêng phải có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, luôn trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu vì lợi ích cho dân tộc, cho đất nước, cho sự phát triển của xã hội; phải gương mẫu thực hiện các chủ trương, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước đã được trình bày trong các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Quốc hội. Đội ngũ hiệu trưởng cần có đạo đức trong sáng, lối sống giản dị, mẫu mực, mật thiết, gần gũi với đối tượng quản lý, với nhân dân, có tinh thần trách nhiệm với tập thể, trước nhà trường; dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trước cơ quan, đơn vị và cấp trên. Người hiệu trưởng phải là người kiên định, nhất quán trong suy nghĩ và việc làm; nhiệt tình, năng nổ, sáng tạo trong tư duy và trong quản lý, xây dựng khối đoàn kết nhất trí cao, thẳng thắn, trung thực, công bằng và dân chủ trong đánh giá; xây dựng nền nếp, kỉ cương trong cơ quan đơn vị, và động viên, khuyến khích kịp thời, tạo động lực cho sự phát triển, xây dựng tập thể đơn vị có ý thức vươn lên, không chủ quan, tự mãn.

Hiệu trưởng phải có tư duy khoa học. Tư duy khoa học là tư duy sáng tạo, nó thể hiện năng lực sáng tạo trong tư duy - năng lực đó đòi hỏi mỗi chủ thể nhận thức phải có khả năng, thói quen độc lập suy nghĩ một cách chủ động, sáng tạo, tích cực, tự bản thân tìm tòi nắm bắt chân lý. Không thụ động trước quan điểm một chiều, ý kiến của những người khác, phải đạt được sự hiểu biết thực sự chứ không dừng lại ở sự sao chép, máy móc, giáo điều. Tư duy theo lớp quan hệ với những mối quan hệ cơ bản. Với mình, với người, với công việc, gắn liền nó với môi trường hoàn cảnh và tổ chức. Biết vận

64

dụng thuần thục các cặp phạm trù trong việc nhận biết, đánh giá tình hình, thấy được những đặc điểm và xu hướng tình hình của tổ chức, phong trào. Nguyên nhân - kết quả, khả năng - hiện thực, hiện tượng - bản chất...

Trí óc con người đòi hỏi luôn có sự vận động, có như vậy mới linh hoạt, nhạy bén, hoạt động trí tuệ phải diễn ra căng thẳng để phát triển trí thông minh. Tư duy sáng tạo với biểu hiện của nó là năng lực và thói quen độc lập suy nghĩ bao hàm cả năng lực phê phán, tự phê phán trên cơ sở khoa học, biết khắc phục những hạn chế, sai lầm hoặc không còn thích hợp với thực tiễn mới của những tri thức cũ, của một giới hạn hiểu biết cũ vươn tới tri thức mới, đáp ứng đòi hỏi nhu cầu của thực tiễn đời sống mới, ủng hộ cái tích cực và tiến bộ, không phải là sự phủ định sạch trơn, mà là quá trình phủ định biện chứng, có kế thừa, lọc bỏ để phát triển.

Tư duy sáng tạo hướng tới hành động cải tạo thực tiễn chứ không phải dừng lại ở nhận thức, giải thích. Bản chất của nó xa lạ với giáo điều, rập khuôn máy móc. Sáng tạo chính là phát hiện cái mới, tìm tòi những phương pháp mới để giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn và hoạt động thực tiễn đặt ra một cách chính xác khoa học có hiệu quả cao. Những dấu hiệu bản chất của người hiệu trưởng thể hiện ở chỗ, những tri thức mà họ lĩnh hội phải được “xử lý” một cách hợp lý, thực sự biến thành những hiểu biết của chính mình. Tri thức lý luận phải biến thành phương pháp, trên cơ sở đó, dùng phương pháp đó như là công cụ để xử lý các vấn đề mà mình gặp trong nhận thức khoa học, trong hoạt động thực tiễn nói chung. Phải học cái tinh thần, lĩnh hội và phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin, từ đó ứng xử với con người và công việc. Giúp cho người quản lý tự mình giải quyết những vấn đề đặt ra trong những điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Phương pháp sáng tạo là động lực trực tiếp, thúc đẩy tư duy sáng tạo và là kết quả của năng lực sáng tạo của

65

cá nhân cũng như xã hội, chính điều đó thúc đẩy sự đổi mới tư duy như Đảng ta khẳng định ngay từ sự khởi xướng công cuộc đổi mới.

Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục thì vấn đề đào tạo, bồi dưỡng năng cao năng lực và trình độ tư duy lý luận cho đội ngũ đội ngũ hiệu trưởng tiểu học là rất bức thiết, mới tạo ra động lực cho những hoạt động khác có hiệu quả. Từ đó đòi hỏi người hiệu trưởng phải có phong cách tư duy từ những cứ liệu thực tiễn của đơn vị mình quản lý và toàn tỉnh, rộng hơn là toàn quốc để tìm tòi suy nghĩ đi đến xác định tư duy của mình một cách khoa học, khách quan. Trong đó tư duy khoa học thông qua quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng và Nhà nước ta mà hạt nhân là phép biện chứng duy vật để phân tích tình hình thực tế địa phương với những bản chất bên trong của nó như các đặc điểm, mâu thuẫn nội tại, phát hiện ra quy luật vận động của hiện thực khách quan ở cơ sở để đưa sự nghiệp đổi mới, phát triển sự nghiệp giáo dục đạt hiệu quả tốt.

Như chúng ta đã biết, thực tế ở cơ sở nơi hiệu trưởng quản lý có thể có nhiều vấn đề, tình huống phức tạp, bất ngờ xảy ra. Các văn bản từ cấp trên không lường hết để có thể đưa ra hướng dẫn giải quyết cho từng tình huống cụ thể. Vì vậy, đòi hỏi đội ngũ hiệu trưởng phải nâng cao trình độ tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo. Độc lập trên cơ sở không phụ thuộc, bắt chước, theo đuôi, giáo điều. Tự chủ, chủ động trong suy nghĩ của mình. Sáng tạo chính là vận dụng đúng quy luật chung cho phù hợp với cái riêng, cái đặc thù của đơn vị mình quản lý. Cái mới có thể bao hàm giá trị của những cái cũ nhưng vượt lên trên, sáng tạo và bổ sung giá trị mới.

Nâng cao trình độ tư duy cho đội ngũ hiệu trưởng phải giữ được nguyên tắc trong tư duy. Tức năng lực tư duy hệ thống, có ý thức và thói quen xem xét sự vật, sự kiện, tình huống, công việc, con người và tổ chức trên nhiều mặt, nhiều phương diện, nhiều mối liên hệ không rơi vào phiến diện,

66

một chiều hay đơn giản hóa vấn đề. Cách tư duy ấy luôn luôn ở trạng thái động, phát triển chứ không im lặng, cố định, bất biến. Phải nhìn nhận các sự vật, hiện tượng trong tính chỉnh thể của nó. Bên cạnh đó, có quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể, quan điểm thực tiễn, tôn trọng khách quan và hiện thực khách quan. Từ đó, nhìn nhận và đánh giá tình hình mà không phạm vào sai lầm chủ quan, bảo thủ, duy ý chí, tuy nhiên cũng không nên xem nhẹ vai trò của ý chí, nghị lực, sự nhiệt tình của giáo viên, cán bộ công nhân viên trong trường. Hơn nữa, trên cơ sở thực tế của trường phải có năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thống và khái quát hóa để nhận thức đúng bản chất vấn đề, biết gạt bỏ những tính phiến diện, bề ngoài, sai lệch mà tư duy thường ngày dễ mắc phải.

Một yêu cầu quan trọng và rất cần thiết đối với hiệu trưởng tiểu học đó là, trong chỉ đạo thực tiễn phải vừa bám sát thực tiễn vừa có khả năng vượt ra khỏi khuôn khổ không gian trường mình, phóng tầm suy nghĩ trên những vấn đề của cả tỉnh rồi rộng hơn là cả nước. Hơn nữa, phải là con người hành động, là nhà quản lý, phải thường trực thói quen kiểm nghiệm, những điều trăn trở, suy nghĩ, nghiền ngẫm, những suy nghĩ và chính kiến của mình, đã được nhen nhóm hình thành trong thực tiễn làm hiệu trưởng. Ngoài ra người hiệu trưởng còn phải biết điều chỉnh, bổ sung phát triển và hoàn thiện tư duy, suy nghĩ của mình từ hiện thực, đa dạng sống động của nhà trường. Bên cạnh đó, muốn chiến thắng sự thiếu hụt về tri thức không có con đường nào khác là không ngừng học tập nâng cao trình độ về mọi mặt. Coi đó như là một nhu cầu thường nhật “cơm ăn, nước uống”. Đó là nhu cầu về học tập, nghiên cứu,

tổng kết, tạo nên ham thích lý luận, coi trọng lý luận, có thái độ tôn trọng khoa học và chân lý, biết ứng xử đối thoại một cách cởi mở, dân chủ, khách quan. Trách bảo thủ, tự ti. Người hiệu trưởng không chỉ học ở trường mà còn

67

học ở trường đời, vừa hoạt động thực tiễn vừa tự học, vừa tổng kết kinh nghiệm để từng bước đi đến sự hoàn thiện trong tư duy.

Hiệu trưởng tiểu học thường xuất thân từ đội ngũ nhà giáo, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nhưng còn thiếu rất nhiều những kiến thức, nghiệp vụ trong quản lý, lãnh đạo nhà trường. Người hiệu trưởng tổ chức lao động quản lý một cách hợp lý có ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất lao động quản lý. Người hiệu trưởng phải làm sao cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh là đối tượng quản lý của mình hoàn thành thật tốt nhiệm vụ của mình và của mỗi người. Đối tượng quản lý là con người, rất đa dạng và phức tạp, người hiệu trưởng không những có kiến thức về chuyên môn, lý luận về khoa học quản lý mà còn cần sáng tạo, nghệ thuật trong quản lý. Điều này sẽ có và chỉ có ở trình độ tư duy lý luận. Vì vậy, cần phải có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ tư duy lý luận cho đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học. Bản thân người hiệu trưởng cũng phải tự tìm tòi, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau và tự tìm đến cái mới trong tư duy và quản lý của mình. Đáp ứng yêu cầu đặt ra của giáo dục, việc nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ sống còn của mỗi đơn vị trường học. Người hiệu trưởng phải am hiểu những kiến thức của từng môn học, những yêu cầu đặt ra của người dạy và người học; phải nắm bắt những đòi hỏi trong việc thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục. Vào những năm cuối của thế kỉ XX, UNESCO đã đưa ra bốn trụ cột cho phát triển giáo dục là: học để biết, học để làm, học để tồn tại, học để chung sống, thì hiện nay, đầu thế kỉ XXI đã

bổ sung thêm bốn trụ cột mới, đó là học để lãnh đạo, học để sáng tạo, học để

trưởng thành và phát triển, cuối cùng là học để biết cảm thông, chăm sóc. Do vậy, ở người cán bộ quản lý giáo dục nói chung và hiệu trưởng học nói riêng yêu cầu học tập suốt đời là đòi hỏi cần thiết. Để người hiệu trưởng tiểu học có khả năng học tập suốt đời, bên cạnh những kiến thức, kĩ năng chuyên môn

68

ứng với trình độ đào tạo, kiến thức quản lý nhà nước, quản lý giáo dục, cần lưu ý thích đáng trang bị cho người hiệu trưởng năng lực tự học, tự cập nhật kiến thức phục vụ công tác quản lý hiệu quả.

Tư duy lý luận chỉ được phát triển trong thực tiễn hoạt động quản lý, môi trường quản lý càng thuận lợi (không phải là dễ dãi) thì năng lực tư duy lý luận càng phát triển tốt, nếu ngược lại thì năng lực ấy sẽ bị thui chột đi. Cơ chế quản lý của giáo dục chính là thực tiễn cần nghiên cứu để tạo ra thuận lợi và giảm thiểu khó khăn trong việc rèn luyện và phát triển tư duy lý luận của người hiệu trưởng. Như sự phân tích ở các phần trên, cơ chế quản lý hiện nay của bậc giáo dục tiểu học và của các trường tiểu học đang làm cho người hiệu trưởng dễ ỷ lại, lười suy nghĩ, tức là tư duy lý luận ít có cơ hội để phát triển. Do đó phải đổi mới cơ chế quản lý đối với giáo dục tiểu học theo hướng tăng quyền tự chủ cho các nhà trường, tăng thêm dần yêu cầu tự chịu trách nhiệm của hiệu trưởng đưa các nhà trường tiểu học tiếp cận dần dần với môi trường rộng lớn của nền kinh tế thị trường đang phát triển đa dạng.

Dưới đây là một số phương hướng cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng tiểu học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa:

3.1.1. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng tư duy lý luận cho đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học ở Thanh Hóa trong thời kỳ mới

Một phần của tài liệu Tư duy lý luận của đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (qua thực tế ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)