Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng tư duy lý luận cho đội ngũ hiệu trưởng

Một phần của tài liệu Tư duy lý luận của đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (qua thực tế ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 72)

Hoạt động quản lý trường học luôn phải dựa trên tư duy lý luận. Tri thức về nghiệp vụ quản lý giáo dục chỉ có thể được vận dụng tốt thông qua tư duy lý luận. Do đó việc bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục phải rất chú ý gắn liền lý thuyết nghiệp vụ với rèn luyện tư duy lý luận, đừng hiểu máy móc phương châm thiết thực trong việc này. Quản lý trường học không phải là loại công việc có thể huấn luyện theo kiểu "cầm tay chỉ việc", mà là loại hoạt động nghiệp vụ luôn gắn liền với tiềm năng trí tuệ, trong đó cái cốt lõi là tư duy lý luận.

69

Phải tạo ra tiềm năng trí tuệ ban đầu (bao gồm tri thức và tư duy lý luận) đủ mức độ tối thiểu để làm nền cho việc học tập, rèn luyện, nâng cao tư duy lý luận trong quá trình làm cán bộ quản lý. Do đó việc chọn cử hiệu trưởng phải có tiêu chí để đánh giá được thực chất tiềm năng này ở mỗi người. Phải thống nhất nhận thức: người không có tư duy lý luận hoặc có trình độ tư duy lý luận quá thấp thì không thể quản lý được trường học. Giúp họ có tầm nhìn xa, vượt ra khỏi "tường rào của ngôi trường làng", vượt lên trên vốn kiến thức quá ít ỏi của ông giáo làng "chỉ biết dạy cho lũ con nít dăm ba chữ để làm người", để có một cách nhìn, một tầm hiểu biết vừa rộng, vừa sâu của một vị hiệu trưởng trường tiểu học thời đất nước hội nhập với thế giới, của một nhà quản lý giáo dục thời hiện đại.

Sự phát triển của nhà trường bây giờ luôn gắn với sự biến động của môi trường nền kinh tế thị trường, nhà trường cũng phải tạo ra thương hiệu. Do đó tư duy quản lý của người hiệu trưởng không thể cứng nhắc, vừa phải biết thích ứng với những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của cơ chế thị trường, vừa phải bảo đảm định hướng giáo dục xã hộ chủ nghĩa. Bản lĩnh của người hiệu trưởng thời nay phải đạt được cấp độ cao hơn hẳn, và luôn được xem xét một cách biện chứng trong bối cảnh đã khác nhiều so với trước đây.

Vấn đề đặt ra là người hiệu trưởng phải có năng lực suy nghĩ thấu đáo về sự vật, hiện tượng, trên cơ sở nắm bắt bản chất, quy luật của hiện thực khách quan. Biết phân tích, tổng hợp và khái quát từ những hiện tượng sinh động, đa dạng sinh động của cuộc sống, ngày càng tích lũy dần mà khái quát thành lý luận. Phải biết vượt qua những kinh nghiệm thông thường, vụn vặt để không rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm thực dụng. Hơn nữa, nhờ có năng lực phân tích, mô tả, nhận biết trực quan, cảm tính về hiện tượng vô số rồi vươn lên phân tích, hệ thống hóa, phát hiện ra bản chất, quy luật của chúng. Đó chính là sự hiểu biết ở trình độ tư duy khoa học với các thao tác tư duy

70

đúng đắn theo con đường trừu tượng hóa, khái quát hóa khoa học. Sự phát triển của năng lực tư duy ở mỗi người, nhất là người hiệu trưởng, thực chất là sự phát triển về năng lực trí tuệ.

Để có được năng lực trí tuệ, để nó hình thành và trưởng thành là cả một quá trình học tập, lĩnh hội tri thức, tiếp thu học vấn, rèn luyện phương pháp, biết dựa vào phương pháp để tự mình chiếm lĩnh những tri thức mới. Là quá trình tự học, tự đào tạo bản thân trong quá trình công tác, trong môi trường hoạt động thực tiễn xã hội.

3.1.2. Định hướng đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng để thực hiện nâng cao tư duy lý luận cho đội ngũ các Hiệu trưởng tiểu học

Khoản 2, Điều 54 Luật giáo dục đã ghi: “Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học”.

Điều lệ trường Tiểu học cũng chỉ rõ: “Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng được dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ quản lý”.

Chỉ thị 40 - CT/TW của Ban bí thư “Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hóa”.

Quyết định 09/2005/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng…”; “Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuyên nghiệp hóa”.

ở Việt Nam, trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, hiện đang tồn tại 2 loại chương trình: chương trình đào tạo (dài hạn) và chương trình bồi dưỡng. Chương trình bồi dưỡng cũng đang tồn tại 2 loại chương trình: chương trình bồi dưỡng cơ bản và chương trình bồi dưỡng cập nhật (hoặc nâng cao) về trình độ, về nhận thức. Cụ thể:

71

Về bồi dưỡng tư tưởng chính trị: nên cập nhật đường lối, chủ trương

chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển về phát triển giáo dục. Nội dung chương trình phải gắn liền với thực tiễn giáo dục Việt Nam nói chung và đặc biệt là giáo dục tỉnh nhà nói riêng; người học được bồi dưỡng bằng thực tế và qua thực tế. Dành cho một thời lượng thích đáng cho khảo sát học tập và vận dụng thực tế. Cụ thể:

- Đối với hệ đào tạo nên xây dựng 2 phần: Phần lý luận cơ bản và phần nghiệp vụ quản lý.

+ Về phần lý luận cơ bản nên rút gọn 1/2 số tiết ở mỗi môn hiện nay theo hướng nhanh gọn, tránh sự trùng lặp, dàn trải.

+ Về nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng, cần xây dựng từ đầu bao gồm: lý thuyết nghiệp vụ quản lý của từng chuyên ngành và những bài tập tình huống lãnh đạo được tổng kết công phu, nghiên cứu từ thực tiễn trong nước và ngoài nước. Như vậy mới tạo khả năng rèn luyện tư duy, tính linh động trong suy nghĩ góp phần nâng cao trình độ tư duy lý luận.

Công tác giáo dục Lý luận chính trị trong giai đoạn hiện nay phải hướng vào xây dựng bản lĩnh tư duy chính trị mới. Bản lĩnh tư duy chính trị phải được hiểu: là trong học tập nghiên cứu, cũng như trong công tác phải luôn bám sát thực tiễn và trên cơ sở thực tiễn để tìm tòi, khơi dậy những vấn đề nảy sinh, và tìm những giải pháp thích hợp. Đối với người hiệu trưởng tiểu học thì đó là thực tiễn giáo dục, trường lớp, giáo viên, học sinh, giáo án, chương trình… Từ đó, nhằm khắc phục tình trạng giáo điều, sách vở, xa rời cuộc sống thực tiễn của công tác lý luận chính trị cũng như khắc phục khoảng cách trong lý luận và giảng dạy lý luận, khắc phục lỗi tư duy một chiều, giản đơn.

Cần phải đầu tư hơn nữa để có những chương trình, giáo trình theo hướng rèn luyện và nâng cao trình độ tư duy lý luận cho người hiệu trưởng

72

tiểu học. Bổ sung các chương trình như logic học hình thức, lịch sử triết học, nhằm nâng cao khả năng vận dụng khái niệm và tri thức triết học cơ bản. Các chương trình, giáo trình lý luận dùng cho hiệu trưởng tiểu học cần phải tinh gọn, xúc tích, câu chữ gần gũi nhưng vẫn mang nội dung khoa học. Hơn nữa, phải xuất phát từ nhu cầu của đối tượng để cấu trúc, tránh dùng một chương trình mà sử dụng cho mọi đối tượng.

Điều này góp phần đáp ứng yêu cầu, nâng cao trình độ tư duy lý luận cho đội ngũ hiệu trưởng tiểu học. Hiện nay do điều kiện hạn chế, nên hiệu trưởng tiểu học ít có cơ hội tiếp xúc, mở mang tầm nhìn. Do đó phải đưa họ đi thực tế, tham gia vào các hoạt động thực tiễn. Chính từ thực tiễn đa dạng phong phú đó sẽ góp phần mở mang kiến thức, làm cho tư duy lý luận được nâng lên.

Một phần của tài liệu Tư duy lý luận của đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (qua thực tế ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 72)