Vai trò của tư duy lý luận đối với hoạt động quản lý của hiệu trưởng

Một phần của tài liệu Tư duy lý luận của đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (qua thực tế ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 32)

trong đơn vị, có nhiệm vụ thực thi các yêu cầu của Nhà nước, của cộng đồng đặt ra cho Nhà trường, vì vậy hiệu trưởng phải hành động xử lý thế nào để đồng nghiệp, học trò, cha mẹ học sinh đều “khẩu phục - tâm phục”. Hiệu trưởng một nhà trường ngày nay đương nhiên là một nhà sư phạm, song bên cạnh vai trò này, còn phải là một nhà kinh tế, nhà hoạt động xã hội. Hay nói như Perter Drucker: “Hiệu trưởng vừa phải có phong cách làm việc của chỉ

huy quân đội, lại có phong cách của một nhạc trưởng, phong cách của huấn luyện viên bóng đá”.

1.2.2. Vai trò của tư duy lý luận đối với hoạt động quản lý của hiệu trưởng tiểu học trưởng tiểu học

29

Tư duy lý luận ngày càng đóng vai trò quan trọng, trong hoạt động thực tiễn.

Vai trò của tư duy lý luận đối với hoạt động của đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay được thể hiện ở một số điểm sau:

Một là, tư duy lý luận là cơ sở để nâng cao năng lực, trình độ hiểu biết

chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước của đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học.

Quá trình đổi mới đất nước đòi hỏi yêu cầu cao về trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và tư duy lý luận nói riêng nâng lên một tầm cao nhất định đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đời sống xã hội. Thực tế cho thấy người hiệu trưởng là người quản lý toàn bộ các hoạt động diễn ra trong một trường học bao gồm chuyên môn, về chính trị, tư tưởng, về tài chính, an ninh… Người hiệu trưởng tiểu học thường xuyên tiếp nhận những thông tin về lý luận và thực tiễn. Nếu trình độ tư duy lý luận thấp thì người hiệu trưởng tiểu học sẽ lúng túng, mò mẫm trong nhận thức cũng như trong việc triển khai, vận dụng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ngành vào điều kiện cụ thể của trường mình. Đối với hiệu trưởng các trường tiểu học, để hoàn thành tốt chức năng của mình, trước hết họ phải nắm chắc bản chất cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như phương pháp luận biện chứng Mác - xít để nhận thức xem xét, đánh giá đúng đắn và xử lý những vấn đề mới của thực tiễn đặt ra một cách thực sự khoa học. Trình độ tư duy lý luận thấp làm cho tầm nhìn, tầm suy nghĩ bị hạn chế sẽ là con đường dẫn tới “lối suy nghĩ tự nhiên chủ nghĩa, tức là suy nghĩ

sai” [1, tr.77]. Đồng thời, người hiệu trưởng phải biết cách truyền đạt, phổ

biến, tuyên truyền, triển khai cho đối tượng quản lý của mình nắm bắt được cái cơ bản, nội dung quan trọng của vấn đề. Từ đó, hoạt động quản lý mới đạt hiệu quả.

30

Trình độ tư duy lý luận còn giúp người hiệu trưởng biết cách động viên, khuyến khích tổ chức, giáo dục, tuyên truyền, thuyết phục cán bộ giáo viên trong trường đoàn kết “đồng lòng nhất trí”, xây dựng niềm tin vào

Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Giáo dục, thuyết phục, khuyến khích, động viên tập hợp cán bộ giáo viên trong nội bộ trường tiểu học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động quản lý. Hiệu trưởng trường tiểu học phải luôn là người công tâm, liêm khiết, có uy tín cao; đồng thời, họ thực sự có trình độ tư duy lý luận, am hiểu thực tiễn sâu sắc. Bởi vì, chỉ có tư duy lý luận, hiệu trưởng trường tiểu học mới biết ứng xử, biết giải thích, vận động, thuyết phục cán bộ giáo viên để học hiểu được chủ trương chính sách của Ngành.

Có thể thấy rằng, công việc của hiệu trưởng khá phức tạp, đôi khi căng thẳng và nhiều áp lực. Mỗi ngày hiệu trưởng phải giải quyết những vấn đề thực tế về giảng dạy, sinh hoạt và ứng xử phức tạp, giải quyết yêu cầu và mâu thuẫn từ phụ huynh và học sinh.

Cả nước nói chung, Thanh Hóa nói riêng đang đặt cho hiệu trưởng tiểu học trách nhiệm lớn lao. Tư duy lý luận của đội ngũ hiệu trưởng đang là vấn đề có tính thời sự - cần được giải quyết trên cơ sở những giải pháp hợp lý, cụ thể.

Hai là, tư duy lý luận giúp cho người hiệu trưởng tiểu học vận dụng

một cách sáng tạo lý luận, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ngành vào thực tiễn trường học.

Bằng tư duy lý luận người hiệu trưởng tiểu học nhìn nhận, giải quyết các vấn đề diễn ra ở đơn vị mình quản lý một cách khách quan, khoa học, biết lựa chọn những yếu tố, mối liên hệ mang tính bản chất, tính quy luật của sự vật hiện tượng. Hằng ngày, hiệu trưởng tiểu học phải tiếp xúc và xử lý quan hệ với hàng trăm người. Vì vậy, nhờ có tư duy lý luận, thông qua phương

31

pháp biện chứng khoa học Mác-xít, người hiệu trưởng tiểu học đề ra chủ trương khoa học phù hợp với thực tiễn nơi mà họ đang trực tiếp quản lý. Tư duy lý luận còn giúp người hiệu trưởng phát hiện ra những mâu thuẫn, những vấn đề mới và giải quyết hợp lý mâu thuẫn ấy. Biết so sánh, kháI quát những vấn đề mang tính phổ biến cũng như phát huy những thế mạnh riêng có của địa phương mình. Nhờ đó, hoạt động quản lý mới đi vào quỹ đạo, tạo thành một guồng máy hoạt động suôn sẻ và hiệu quả. Trình độ tư duy lý luận còn thể hiện ở năng lực tổ chức thực tiễn, vận dụng những cái chung một cách hợp lý, đúng đắn vào những việc cụ thể, đưa lý luận vào cuộc sống một cách sáng tạo. Người quản lý tốt không chỉ nhiệt tình mà cần những tri thức rất đa dạng ở nhiều lĩnh vực, không chỉ là những hiểu biết lý luận mà còn ở phương pháp tiếp cận thực tiễn, triển khai toàn bộ những “công đoạn” của hiện thực trên cơ sở hệ thống, một lý luận tiên tiến phát triển. Vì vậy, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã lưu ý: “Lý luận không là việc bàn cãi giữa các nhà lý luận mà

thực chất là giải quyết quan điểm và năng lực chỉ đạo thực tiễn” [23, tr.41].

Ba là, tư duy lý luận giúp người hiệu trưởng tiểu học tăng cường khả

năng tiếp nhận, xử lý thông tin một cách đúng đắn và ra những quyết định chính xác, khoa học, kịp thời.

Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ, đặc biệt là sự đột phá sâu rộng của thông tin đã tác động đến nhiều mặt, yếu tố của đời sống xã hội. Đứng trước tình hình đó, người hiệu trưởng tiểu học phải biết điều chỉnh mình để khắc phục tình trạng mò mẫm khi chưa có lý luận soi đường. Đồng thời, người hiệu trưởng phải biết phân tích, xử lý thông tin, điều chỉnh, bổ sung những quyết định quản lý đúng đắn, khoa học. Chính khâu xử lý thông tin góp phần quan trọng để cải tạo thực tiễn hiệu quả, vì thực tiễn cung cấp những thông tin, dữ liệu để là “nguyên liệu” khái quát hóa thành lý luận.

32

Bốn là, tư duy lý luận giúp hiệu trưởng tiểu học nâng cao khả năng tổ

chức thực tiễn, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận.

Khả năng phân tích, tổng hợp là biết rút ra những thông tin cơ bản, xây dựng bổ sung phát triển lý luận thì sự hỗ trợ của tư duy có ý nghĩa quan trọng. Nhất là đặc điểm trong công việc của hiệu trưởng là họ không được đào tạo ra để trở thành hiệu trưởng nên họ vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm trong quá trình công tác. Khả năng này thể hiện trong định hướng công tác, tổng kết thực tiễn trên cơ sở phương pháp luận khoa học, rút ra những bài học kinh nghiệm, tiếp thu cái mới, tạo điều kiện cho cái mới, cái tích cực phát triển, giải quyết mâu thuẫn trên cơ sở tôn trọng quy luật khách quan và khoa học. Thông qua sự đa dạng, phong phú của thực tiễn, của tập hợp những ngẫu nhiên để nhờ tư duy lý luận mà tổng hợp, khái quát để nắm bắt bản chất, từ đó đưa ra quyết định một cách đúng đắn, kịp thời.

Với những nội dung trên vừa phân tích, một lần nữa thấy được tầm quan trọng của tư duy lý luận, nó là một trong những phương tiện quan trọng để đảm bảo cho hoạt động quản lý của người hiệu trưởng nói chung, và hiệu trưởng tiểu học nói riêng đạt kết quả cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

33

Chương 2

Thực trạng tư duy lý luận của đội ngũ hiệu trưởng các trường Tiểu Học ở Thanh Hoá hiện nay

2.1. Năng lực tư duy lý luận của đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học ở Thanh Hóa hiện nay - Ưu điểm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tư duy lý luận của đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (qua thực tế ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 32)