Thực chất hoạt động quản lý của người hiệu trưởng tiểu học

Một phần của tài liệu Tư duy lý luận của đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (qua thực tế ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 27)

Theo định nghĩa của từ điển Giáo dục: "Hiệu trưởng trường Tiểu học thủ trưởng trường tiểu học, đại diện cho nhà nước về mặt pháp lý, có trách nhiệm và có thầm quyền cao nhất về mặt hành chính và mặt chuyên môn trong trường, chịu trách nhiệm trước phòng giáo dục và đào tạo về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động của Nhà trường".

Yếu tố có tính quyết định đưa tập thể nhà trường đi đúng hướng, đạt được mục tiêu giáo dục đó là vai trò của người hiệu trưởng. Bởi vì hiệu trưởng trường tiểu học là người điều hành quá trình sư phạm trong một nhà trường theo sự đổi mới khoa học giáo dục và khoa học quản lý giáo dục.

24

Người liên kết sức mạnh cộng đồng và nhà trường thực hiện xã hội hoá giáo dục phát triển sự nghiệp giáo dục tiểu học, người khích lệ, cải tiến đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo. Do đó một trong những yêu cầu quan trọng của người hiệu trưởng phải có trình độ chuyên môn vững vàng mới quản lý và chỉ đạo chuyên môn toàn diện ở tiểu học được. Tuy nhiên, với trình độ chuyên môn không thôi thì chưa đủ để lãnh đạo nhà trường luôn vững mạnh mà người hiệu trưởng cần phải có một tầm nhận thức với một tư duy chiến lược tốt. Người hiệu trưởng không chỉ xử lý những tình huống trong hiện tại mà phải dự báo được xu hướng phát triển, hay nói cách khác người hiệu trưởng phải biết phác thảo một viễn cảnh tương lai cho đơn vị mình. Điều đó đòi hỏi người hiệu trưởng phải luôn đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, luôn cập nhật với những vấn đề giáo dục và phải có năng lực tư duy lý luận.

Có ý kiến cho rằng trong các năng lực quản lý cụ thể của người hiệu trưởng thì có 3 năng lực sau đây là cơ bản và quan trọng nhất:

- Năng lực chỉ đạo, tổ chức thực tiễn các hoạt động của nhà trường để nâng cao hiệu quả đào tạo.

- Năng lực nắm bắt, xử lý thông tin để đưa ra các quyết định quản lý chính xác, kịp thời.

- Năng lực tạo dựng và duy trì mối quan hệ hữu cơ "nhà trường - gia đình - xã hội" để phục vụ cho nhiệm vụ dạy tốt và học tốt của nhà trường.

Ngày nay, trong bối cảnh mới của kinh tế xã hội và xu hướng phát triển tiến bộ của giáo dục và đào tạo thì năng lực quản lý của hiệu trưởng trường học, dù là ở bậc học thấp nhất, phải được nâng cao một cách thực sự, hướng vào yêu cầu đáp ứng đầy đủ và rất năng động, sáng tạo các chức năng quản lý đã được qui định. Về hình thức biểu hiện năng lực quản lý thường được thể hiện ra ở phong cách quản lý của người hiệu trưởng, đó là một sự tích hợp nhiều phong cách quản lý và lãnh đạo:

25

- Của một viên chức hành chính giỏi, biết quản lý hoạt động dạy và học trong nhà trường bằng pháp luật.

- Của một "vị tư lệnh học đường", biết chỉ huy đội ngũ thầy cô giáo và học trò bằng việc ra lệnh, vừa nghiêm vừa sáng, nên không phải là cưỡng bức, áp đặt, mà lại có hiệu quả.

- Của một nhà sư phạm đàn anh, rất sắc sảo trong việc cố vấn sư phạm cho cả người dạy và người học, cùng các gia đình.

- Của một người lãnh đạo cao nhất đơn vị trường học, biết điều khiển các thành viên bằng sự vận động, thuyết phục, giáo dục, bằng sự phát huy dân chủ nội bộ, bằng chính tấm gương của "con chim đầu đàn"…

- Và có thể còn là phong cách của một nhà quản lý kinh tế giáo dục giỏi thời hội nhập quốc tế.

Hoạt động quản lý, do bản chất và yêu cầu của nó, đòi hỏi người quản lý phải có năng lực tư duy tốt. Năng lực tư duy tốt sẽ tạo điều kiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý. Vậy trước hết cần hiểu về bản chất của công tác quản lý:

Quản lý được coi là một nhu cầu xã hội tất yếu của mọi tổ chức. Khái niệm quản lý thường được hiểu "là tác động có tổ chức, có hướng đích của

chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra".

Các chức năng cơ bản của quản lý:

Thứ nhất: chức năng kế hoạch hóa: là chức năng cơ bản nhất của quản

lý, bao gồm xác định mục tiêu, xây dựng chương trình hành động… Tiền đề của kế hoạch hóa là kết quả của dự báo, chẩn đoán.

Thứ hai: chức năng tổ chức cấu trúc: nội dung của chức năng này là

26

và tạo lập sự phối hợp giữa các bộ phận. Phải xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng người, và cơ chế phối - kết hợp trong bộ máy quản lý.

Thứ ba: chức năng chỉ huy, điều hành. Thực chất là xác lập quyền chỉ

huy và sự can thiệp của chủ thể quản lý đối với quá trình quản lý. Bao gồm: chỉ huy, ra lệnh, động viên, theo dõi, giám sát, điều chỉnh… Đây là hoạt động trung tâm và thường xuyên, nên thường mang tính tác nghiệp.

Thứ tư: kiểm tra, đánh giá. Được coi là tai mắt của quản lý, cung cấp

những thông tin cập nhật để chỉ huy, điều hành. Đây là một chức năng đặc thù của quản lý.

Tuy rằng mỗi chức năng đều có tính độc lập tương đối, nhưng giữa chúng luôn có mối liên kết hữu cơ với nhau. Quá trình quản lý là quá trình thực hiện các chức năng nói trên theo một trình tự nhất định.

Năng lực quản lý được hiểu là năng lực vận hành các chức năng quản lý, các phương pháp quản lý, các công cụ quản lý… để đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra. Có thể liệt kê cụ thể ra như: năng lực xác định mục tiêu quản lý; năng lực cụ thể hóa mục tiêu quản lý thành chương trình hành động, thành các phương án xây dựng điều kiện về tổ chức, về nguồn lực ; năng lực sử dụng con người, xây dựng bộ máy quản lý, tạo dựng động lực quản lý; năng lực nắm bắt và xử lý thông tin quản lý; năng lực sử dụng phối hợp các phương pháp quản lý (phương pháp tổ chức - hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp tâm lý - giáo dục), sử dụng các công cụ quản lý (bằng kế hoạch, bằng pháp luật, bằng thi đua khen thưởng, bằng kiểm tra, kiểm soát, bằng đòn bẩy lợi ích kinh tế); năng lực kiểm tra đánh giá, tổng kết kinh nghiệm; năng lực ra quyết định quản lý, chỉ huy, điều hành; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý. Trong đó thì năng lực trung tâm là năng lực quản lý con người. Năng lực khó đạt cấp độ cao là năng lực ra quyết định quản lý.

27 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trình độ quản lý là biểu hiện định lượng của năng lực quản lý, là cấp độ của năng lực quản lý, năng lực nào thì trình độ ấy. Năng lực và trình độ quản lý không phải chỉ được đánh giá qua bằng cấp về nghiệp vụ quản lý, qua các chức vụ quản lý được bổ nhiệm, mà chủ yếu là qua hiệu quả thực tế của hoạt động quản lý, được người lao động và xã hội thừa nhận.

Trường học là thiết chế cơ bản của giáo dục và đào tạo, là tổ chức cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân, là nơi trực tiếp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hoạt động trung tâm quan trọng nhất và có tính đặc thù của nhà trường là dạy và học của thầy và trò.

Quản lý trường học bao gồm quản lý các hoạt động bên trong nhà trường, và phối hợp quản lý các mối quan hệ giữa nhà trường với môi trường xã hội, trong đó cốt lõi là quản lý quá trình dạy và học. Về thực chất, quản lý trường học là quản lý hoạt động dạy và học. Đối tượng của quản lý trường học gồm: tư tưởng giáo dục (quan điểm, đường lối, chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục), con người, quá trình dạy và học, cơ sở vật chất của nhà trường, trong đó đối tượng quản lý chủ yếu và quan trọng nhất là thầy giáo và học trò. Mục tiêu của quản lý trường học là nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo của nhà trường, tạo ra „thương hiệu‟ ngày càng sáng giá trong thị trường dịch vụ giáo dục và đào tạo của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây cũng là căn cứ chủ yếu để đánh giá hiệu quả quản lý của hiệu trưởng. Cần phải nhắc một lưu ý quan trọng khi xem xét các hoạt động quản lý của người hiệu trưởng là: Trong thời đại ngày nay thì quản lý trường học vừa mang tính nhà nước, vừa mang tính xã hội rất rõ ràng.

Trường học phổ thông là đơn vị sự nghiệp, được quản lý theo chế độ thủ trưởng, theo cơ cấu quản lý trực tuyến (không có cấp quản lý trung gian).

28

Thủ trưởng trường học là hiệu trưởng, được nhà nước bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động của nhà trường, trực tiếp bao quát và nắm bắt tất cả các chức năng quản lý trường học.

Chức năng cơ bản và các nhiệm vụ quản lý trường học. Cũng như các hoạt động quản lý kinh tế xã hội khác, hoạt động quản lý trường học phải thực hiện đầy đủ cả 4 chức năng cơ bản như đã nêu ở phần trên: kế hoạch hóa, tổ chức cấu trúc, chỉ huy điều hành, kiểm tra đánh giá. Nhiệm vụ quản lý trường học là quản lý các hoạt động trong trường (hoạt động dạy và học, xây dựng đội ngũ, cơ sở vật chất, tài chính), trong đó trọng tâm là quản lý hoạt động dạy và học.

Năng lực quản lý của hiệu trưởng chính là năng lực vận hành các chức năng quản lý, các phương pháp quản lý, các công cụ quản lý, được qui định cho quản lý trường học, để đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra - chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo của nhà trường. Trong rất nhiều năng lực quản lý cụ thể của hiệu trưởng trường học thì năng lực trung tâm là năng lực quản lý con người trong hoạt động dạy và học.

Một phần của tài liệu Tư duy lý luận của đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (qua thực tế ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 27)