Một số đặc điểm cơ bản của tư duy lý luận

Một phần của tài liệu Tư duy lý luận của đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (qua thực tế ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 24 - 27)

Chương 1. Tư duy lý luận và vai trò của tư duy lý luận đối với hoạt động quản lý của đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học

1.1. Tư duy lý luận - khái niệm và đặc điểm

1.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của tư duy lý luận

Nếu xét theo lĩnh vực phản ánh, lĩnh vực nhận thức thì có nhiều loại hình tư duy: tư duy hình tượng, tư duy kỹ thuật, tư duy thực hành, tư duy lý thuyết. Nếu xét theo mức độ nông sâu, rộng hẹp của quá trình và kết quả tư duy thì thường có 2 cấp độ: tư duy kinh nghiệm và tư duy lý luận, khác nhau về chức năng, đối tượng, phương pháp. Sau đây là đặc điểm cơ bản của tư duy lý luận:

Thứ nhất: Tư duy lý luận phản ánh thế giới hiện thực một cách gián tiếp, khái quát cao. Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, nảy sinh trên cơ sở nhận thức cảm tính. Đặc trưng chung của tư duy là sự phản ánh khái quát, trừu tượng hoá. Tư duy lý luận là trình độ cao của tư duy, nên tư duy lý luận có đặc điểm là phản ánh khái quát, trừu tượng cao khách thể hiện thực. Nếu tư duy kinh nghiệm có đối tượng là những khách thể hiện thực riêng lẻ tồn tại trong không gian, thời gian với sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, giữa đặc thù và phổ biến… thì tư duy lý luận có đối tượng là những khách thể trừu tượng, những khái niệm, những phạm trù, những quy luật. Từ những cái trừu tượng, tư duy lý luận tiến hành tổng hợp, khái quát thành cái cụ thể trong tư duy. Bởi thế, sản phẩm, kết quả mà tư duy lý luận có được là sự phản ánh khái quát, trừu tượng cao đối với khách thể hiện thực.

Chủ tịch Hồ Chớ Minh đó nờu rừ:“Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử” [62, tr.497].

21

Tuy nhiên, do phản ánh khái quát và trừu tượng nên tư duy lý luận dễ xa rời thực tế, dễ sa vào ảo tưởng. Bởi vậy muốn xác định tính chân lý của các tư tưởng thì lý luận phải gắn liền với thực tiễn.

Thứ hai: Tư duy lý luận phản ánh một cách sâu sắc bản chất của sự vật hiện tượng. Tư duy kinh nghiệm do giới hạn phản ánh ở từng lĩnh vực, từng sự kiện riêng lẻ nên tư duy kinh nghiệm thường dừng lại ở mô tả, phân loại các dữ liệu thu nhận được từ quan sát và thí nghiệm, tư duy kinh nghiệm tuy đã mang tính trừu tượng và khái quát, song mới chỉ là bước đầu còn nhiều hạn chế. Tư duy lý luận mang tính trừu tượng và khái quát cao, chủ yếu hướng vào phân tích, tổng hợp, khái quát chủ yếu tìm ra mối liên hệ bên trong quy định sự tồn tại, vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng, nên tư duy lý luận đem lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất, về tính quy luật của các sự vật khách quan. Vì vậy, tư duy lý luận có khả năng đưa ra những dự báo khoa học, định hướng cho hoạt động thực tiễn. V.I.Lênin khẳng định: “Không có lý luận cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng” [3, tr.30].

Thứ ba: Tư duy lý luận phản ánh sự vật hiện tượng trong tính chỉnh thể, hệ thống. Thế giới khách quan tồn tại rất đa dạng, phong phú nhưng bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào cũng tồn tại trong một chỉnh thể thống nhất giữa cái nên trong ổn định, bản chất, bị che đậy với cái bên ngoài phong phú, sinh động, ngẫu nhiên, hiện tượng. Nhiệm vụ của tư duy lý luận không dừng lại ở nhận thức hiện tượng, bề ngoài mà phải đi sâu vào bản chất, gạt bỏ cái ngẫu nhiên, bề ngoài để nắm bắt cái tất yếu, cái quy luật. Tư duy lý luận dựa trên các khái niệm, phạm trù, quy luật và bằng các thao tác tư duy. Các khái niệm, phạm trù, quy luật của một lĩnh vực nào đó đựơc sắp xếp theo một trật tự lôgíc nhất định. Bằng cách đó, tư duy lý luận tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của khách thể nghiên cứu với toàn bộ các mặt và các quan

22

hệ tất yếu, bản chất, những quy luật vận động, phát triển của nó tạo thành một hệ thống lý luận phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan.

Thứ tư: Tư duy lý luận có khả năng đưa ra các dự báo khoa học nhằm điều chỉnh hành vi của con người trong hoạt động thực tiễn. Tư duy lý luận cũng như tư duy nói chung đều có tính năng động, sáng tạo. Bản chất của tư duy là sáng tạo. Nhưng tính năng động, sáng tạo của tư duy lý luận không chỉ là năng động, sáng tạo trong hiện thực, mà còn là và chủ yếu trên cơ sở những tri thức đã có, tư duy lý luận có khả năng tạo ra những mối liên hệ giữa các tri thức, sáng tạo ra những tri thức mới, dự báo về xu hướng vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng đã và đang diễn ra, nhờ những số liệu thu thập qua hoạt động thực tiễn. Tư duy lý luận trên cơ sở phản ánh đúng quá khứ, hiện tại và với tất cả những yếu tố, những điều kiện đã biết tư duy lý luận thực hiện các thao tác theo quy luật của tư duy. Chưa bao giờ con người lại cần đến dự báo khoa học của tương lai như ngày nay. Có tư duy lý luận con người mới có khả năng phản ánh và dự báo đúng xu hướng vận động của hiện thực khách quan trong một khoảng thời gian dài, thậm chí rất dài và quy mô rất to lớn. Vì vậy tư duy lý luận có chức năng dự báo, định hướng, dẫn đường cho hoạt động thực tiễn. Hồ Chí Minh nói: “Lý luận là đem lại thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong cuộc sống tranh đấu, xem xét, so sánh thật kĩ lưỡng, rừ ràng làm thành kết luận. Rồi đem nú chứng minh với thực tế. Đú là lý luận chân chính,lý luận như kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế’ [38, tr.8].

Tóm lại: Tư duy lý luận là cấp độ tư duy ở trình độ phản ánh các sự vật, hiện tượng một cách khái quát, trừu tượng cao, nhưng sâu sắc, đầy đủ về mối liên hệ bản chất, tính tất yếu, tính quy luật của sự vật, hiện tượng. Vì thế, tư duy lý luận có vai trò rất to lớn trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, tư duy lý luận có khả năng phát hiện bản chất, quy luật. Do đó, tư

Một phần của tài liệu Tư duy lý luận của đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (qua thực tế ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)