Các tiểu từ tình thái cuối câu biểu thị tình thái phản thực hữu thường xuất hiện trong các câu nhằm bác bỏ một nội dung đã nói trước đó. Xét về cấu tạo, có thể gặp ba cấu trúc khái quát khi dùng các tiểu từ tình thái phản thực như sau:
a) Cấu trúc kết hợp các tiểu từ tình thái phản thực và vị từ tồn tại “có”: Cấu trúc này bác bỏ theo phương thức chất vấn về sự tồn tại của (P). Trong các cấu trúc này, cấu trúc phổ biến nhất để biểu thị tình thái phản thực của các tiểu từ tình thái cuối câu là cấu trúc: có...đâu, kế đến là có...gì (đâu).
Có+ [(P) + đâu, nào, sao, ư , chứ, gì]
Ví dụ:
1) Anh chán, thì tôi cũng chịu. Có phải tại lỗi ở tôi đâu. [36. 251] 2) Tôi có chối cãi gì đâu ? [ 46. 277]
3) Nhưng thực ra anh có hồi hộp gì đâu. [37. 54] 4) Tôi có buồn đâu nào.
5) Cô có đứa con tật nguyền như tôi sao? ( Mà hiểu được nỗi đau của tôi) 6) Nó thì có giỏi giang gì chứ ?
7) Nó có năng lực đến thế ư? (Mà muốn được giao công việc đó)
b) Các tiểu từ tình thái phản thực cuối câu kết hợp trực tiếp với (P) và cũng để bác bỏ (P) theo phương thức chất vấn về sự tồn tại của (P).
khả năng kết hợp trực tiếp với (P) để chỉ ra nét nghĩa phản thực của (P) khi không có các đơn vị khác (đặc biệt là phó từ phủ định không, chưa, chẳng) đi kèm.
(P)+ đâu, sao, ư , chứ, gì, nào.
Ví dụ:
1) Ô, mà lúc đó bé đã biết nói đâu.[49. 32]
2) Mới chập choạng tối chứ đã khuya khoắt gì? [34. 971]
3) Anh ấy là chồng của cô hay sao? (Mà điều khiển cô như vậy)
4) Cháu mà cũng đòi làm việc ư? (Cháu còn nhỏ quá không làm được) 5) Cô ta thì đẹp cái nỗi gì chứ !(Cô ta không đẹp)
c) Cấu trúc dùng tiểu từ tình thái phản thực cuối câu kết hợp với các phó từ phủ định “không, chưa, chẳng” trong câu phủ định. Cấu trúc này bác bỏ (P) theo phương thức phủ định trực tiếp (P). Dạng Không+ [ (P)+ đâu, sao, ư , chứ, gì] có tần số xuất hiện cao nhất, sau đó là Chẳng+ [ (P)+ đâu, sao, ư , chứ, gì].
Không, chưa, chẳng, chả +[ (P)+ đâu, sao, ư , chứ, gì, nào] Ví dụ:
1) Con không lấy ông ta đâu. [38. 193] 2) Anh chẳng nhìn thấy nó đâu. [49. 13]
3) Nhưng cái vẻ “con gái” của anh thì vẫn vậy, không khác tí nào! [36. 6] 4) Chúng mình cũng chẳng lợi tí nào đâu. [33. 53]
5) Chị chẳng hiểu thêm chút nào nữa. [38. 241]
6) Giá đôi lạng vàng chứ chưa vị tất đã bán đâu, anh Huân ạ. [38. 131] 7) Công việc ra sao rồi? Ông đã tiến thêm một bước nào chưa?
- Chưa thêm được gì cả. Không có gì lạ sất. [37. 156] 8) Anh ta không tỏ thái độ gì mới lạ chứ?
9) Lẽ nào việc bà khuyên chúng chia tay là không đúng ư. 10) Cả hai cùng sượng sùng, chả biết nói gì. [38. 114]
các phó từ phủ định như “không, chưa, chẳng”, do vậy cũng có thể gặp các kết hợp phó từ phủ định đâu, nào và các tiểu từ tình thái phản thực cuối câu.
Đâu/ Nào (phó từ phủ định) +[ (P)+ sao, ư , chứ, gì..] Ví dụ:
1) Nó đâu có hé miệng nói câu nào. [49. 97] 2) Em đâu có sao. [44. 193]
3) Em nhìn thấy họ nhưng nào có ích gì đâu. [37. 88] 4) Cô ấy đâu cần cậu giúp đỡ theo kiểu đó chứ.
e) Cũng có khi gặp những kết hợp “không và tiểu từ tình thái cuối câu” trong các kiểu nói “Chứ không+ đâu”.
Ví dụ:
1) Mấy trăm bạc dẫn cưới, chứ tao có lấy không đâu. [36. 81]
2) Nhưng tôi đã cho vay hai lần rồi chứ có phải không đâu. [36. 268]
f) Sự kết hợp giữa các tiểu từ tình thái chỉ tình thái phản thực hữu với nhau: Các tiểu từ tình thái ư, đâu, nào, sao, chứ, gì, trong chức năng biểu thị tình thái phản thực hữu có thể kết hợp với nhau tạo thành các kết hợp hai hoặc ba thành tố mà chúng ta có thể gọi là “kết hợp đôi” hoặc “kết hợp ba”: đâu nào, đâu chứ, gì đâu, gì đâu chứ, gì đâu nào...Nguyên do ngữ nghĩa và vị thế của mỗi tiểu từ phản thực trong các kết hợp hai hoặc ba thành tố như vậy sẽ được chúng tôi lí giải khi tìm hiểu các đặc trưng ngữ nghĩa- ngữ dụng của chúng.