˜ Tôi có biết chuyện đó một tí nào đâu 15) Tôi đâu có biết chuyện đó.
3.3 Một số câu có chứa các động từ thái độ mệnh đề chỉ tình thái phản thực: Tôi tƣởng (P), tôi ngỡ (P).
thực: Tôi tƣởng (P), tôi ngỡ (P).
3.3.1 Khái niệm
Trong tiếng Việtmột số câu chứa các động từ thái độ thái độ mệnh đề chỉ tính thái phản thực: Tôi tưởng (P), tôi ngỡ (P) hầu như chưa được nghiên cứu như một đối tượng riêng biệt ở bất cứ cứ công trình nào. Thông thường, các nhà nghiên cứu chỉ đề cập đến phạm vi từ vựng ngữ nghĩa của tất cả các động từ chỉ thái độ mệnh đề nói chung . Nhưng trong phạm vi từ vựng thì các các động từ thái độ mệnh đề hay “động từ trong ngoặc” cũng mới chỉ được miêu tả như một đơn vị từ vựng khá đơn giản. Ngay cả chuyên luận và công trình đề cập nhiều nhất đến động từ thái độ mệnh đề (gọi tắt là động từ thái độ- ĐTTĐ) của tác giả Nguyễn Ngọc Trâm cũng dừng lại ở khía cạnh mô tả ĐTTĐ dựa vào ý nghĩa từ vựng và sắc thái tình thái khá phổ quát. Tính tầng bậc chuyên sâu và ý nghĩa tình thái mang tính bản chất dụng học của ĐTTĐ vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Khái niệm động từ thái độ mệnh đề thường được hiểu là những động từ kết hợp với mệnh đề trong câu với tư cách là bộ phận của tình thái chủ quan và có các
- Động từ thứ nhất trong câu có ít nhất hai động từ, với chủ ngữ ngôi thứ nhất, số ít.
- Vốn là động từ tâm lí tinh thần nhưng nghĩa đã bị hư hoá.
- Có hàm ý từ phía người nói về tính đúng, tính có căn cứ của mệnh đề p trong phát ngôn.
Cũng theo Nguyễn Ngọc Trâm [2002, tr 132] , bảng danh sách các ĐTTĐ như vậy thường gồm các đơn vị: (Tôi)/ (Rất) Tiếc là, mừng là, vui là, là; đáng sợ là, đáng buồn là, đáng tiếc là, đáng mừng là, không ngờ là; mong là, hy vọng là; tin là, hi vọng là, ngờ là, sợ là, e là, tưởng là, ngỡ là.
Thoạt nhìn, bảng đơn vị và đặc điểm nhận diện này có tính hợp lí cho các đơn vị nhưng khi khảo sát riêng đối với các ĐTTĐ chỉ tình thái phản thực tưởng, ngỡ
thì theo chúng tôi có rất nhiều điểm cần xem xét lại.
Thứ nhất, tác giả Nguyễn Ngọc Trâm mặc dù đã chỉ ra hai nét nghĩa từ vựng của động từ “tưởng” là: “nghĩ tới, để tâm tới” (Chẳng tưởng gì tới công việc) và “nghĩ và tin chắc một điều không đúng thực tế” (Tưởng anh đi vắng nên tôi không đến) nhưng theo tác giả đây chỉ là những nét nghĩa từ vựng của động từ tưởng là đơn vị từ vựng. “ Ngược lại, khi tưởng được dùng với tư cách là động từ thái độ mệnh đề thì Tôi tưởng (P) có nghĩa là (P) có nội dung đúng, đồng thời (P) cũng là điều người nói không muốn khẳng định nhằm phác nhẹ nhàng, tế nhị” (tr124). Có thể hiểu và minh họa cho nhận định trên bằng ví dụ: Tôi tưởng là chúng ta nên giải quyết vấn đề này sớm thì hơn (Nội dung mệnh đề sau tưởng là (P) đúng- Nên giải quyết vấn đến này sớm).
Nhận định này của tác giả trái ngược với những khảo sát qua tư liệu thực tế của chúng tôi, nói khác đi nét nghĩa tác giả đề cập chỉ là một nét nghĩa hạn chế của ĐTTĐ Tưởng, các nét nghĩa chỉ tình thái phản thực của ĐTTĐ tưởng chưa được đề cập đến nên kết luận của tác giả có phần khiên cưỡng và khiếm khuyết. Trên thực tế, tưởng có những cách xuất hiện sau:
2) Anh tưởng em không tới. [49. 52]
(Nhưng thật may là em đã tới- em không tới là phi hiện thực hay (P) phản thực hữu)
3) Và bà tưởng chúng sẽ thân mật với nhau lâu. Nhưng chỉ hôm sau chúng lại chửi bới, đánh đập nhau. [33. 450] (Chúng không thân mật với nhau lâu, (P) phản thực hữu)
4) Nó tưởng con sợ nó. [33. 453] (Con không sợ nó, (P) phản thực hữu) Trong các phát ngôn từ 2- 4, ĐTTĐ được dùng với nét nghĩa sự tình (P) là không có thật, hay (P) phản thực- dùng để chỉ tình thái phản thực (nét nghĩa 2 của các kết cấu câu dùng tưởng). Theo khảo sát của chúng tôi, trong ngôn liệu, tần số sử dụng tưởng có nét nghĩa 2 có tần số cao hơn rất nhiều so với nét nghĩa 1: Trong 167 câu chỉ có 15 (chiếm 8.98%) sử dụng nét nghĩa 1, 151 câu còn lại dùng nét nghĩa 2. Như vậy, kết luận của tác giả Nguyễn Ngọc Trâm còn có quá nhiều trường hợp “lệch chuẩn”.
ĐTTĐ ngỡ không được Nguyễn Ngọc Trâm đề cập nhưng ĐTTĐ ngỡ cũng có chức năng chỉ tình thái phản thực như động từ Tưởng. Tuy vậy, ngỡ (P), ngỡ là (P)
không được sử dụng rộng rãi như tưởng (P), chỉ có 15/ 151 (chiếm 9.93%) sử dụng
ngỡ, 136 câu (90.07%) còn lại dùng tưởng. Sở dĩ như vậy có lẽ là do ý nghĩa từ vựng của ngỡ chỉ “khả năng phi hiện thực của sự tình” khiến cho ngỡ bị hạn chế trong khả năng chỉ ra tính phản thực vì tính phi hiện thực do ngỡ chỉ ra không rõ ràng và chắc chắn như “tưởng”.
Ví dụ:
1) Tôi đã ngỡ rằng mình nhầm nhầm lẫn [52. 162] (Tôi không nhầm lẫn)
2) Ông đồ vẫn ngỡ con mình điêu ngôn [47. 165] (Con ông đồ nói thật)
hư hoá và đứng ở vị trí thứ nhất trong câu có ít nhất hai động từ mà chủ ngữ là ngôi 1, số ít để thể hiện những ý nghĩa tình thái cần thông báo kèm theo phát ngôn.
Những ý nghĩa tình thái cần thông báo kèm theo phát ngôn như vậy rất phong phú nhưng có thể quy vào 2 loại lớn dựa vào phạm trù của tình thái chủ quan như: thể hiện thái độ của mình đối với hành vi được đề đến trong câu dựa trên những giá trị luân lý đạo đức chung của xã hội (khía cạnh tình thái đạo nghĩa) hoặc thái độ và lòng tin, mức độ cam kết của người nói với tính chân thực với điều được nói ra (tình thái nhận thức thực hữu, không thực hữu, phản thực hữu).
Những động từ thái độ mệnh đề chỉ tình thái phản thực hữu là những động từ thái độ chỉ nhận định của người nói đối với nội dung sự tình là không có thực, đó là những động từ như tưởng, ngỡ.
Có thể hiểu, các kết cấu câu chứa động từ thái độ Tôi tưởng / tưởng là (P), Tôi ngỡ/ ngỡ là (P) ...chỉ tình thái phản thực là các câu trong đó các động từ thái độ mệnh đề tưởng/ ngỡ được dùng để chỉ ra sự tình (P) được nêu ra trong câu là không có thật hay tất yếu phi hiện thực.